Học sinh tới trường: Lúng túng từ những tình huống phát sinh

Việc mở cửa trường học cần có sự đồng thuận, phối hợp của phụ huynh học sinh nhằm đảm bảo phòng chống dịch vừa đỡ vất vả cho giáo viên.

Học sinh tới trường: Lúng túng từ những tình huống phát sinh

Lớp học chỉ có 1 học sinh

Sau 10 ngày học sinh quay trở lại trường học tập trực tiếp, đã phát sinh một số vướng mắc, khó khăn. Số ca mắc COVID-19 trong học sinh, giáo viên ở một số địa phương tăng mạnh. Đến nay, ngành giáo dục ghi nhận 162.917 trường hợp F0 trong học sinh, sinh viên, cán bộ, giáo viên. Đặc biệt là sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, khi tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp, một số địa phương có tỷ lệ giáo viên, học sinh mắc COVID-19 tăng mạnh, gồm Hải Phòng 9.649 ca (chiếm 1,76%), Hà Tĩnh 675 ca (chiếm 0,24%), Nghệ An 298 ca (chiếm 0,08%), Thanh Hóa 2.359 ca...

Hoc sinh toi truong: Lung tung tu nhung tinh huong phat sinh

Học sinh trường Tiểu học Tân Lập B (Đan Phượng, Hà Nội) đi học trở lại từ 10/2 Ảnh: Như Ý

Trên thực tế, việc mở cửa trường học đã phát sinh nhiều tình huống như trường dạy học trực tiếp nhưng chỉ có rất ít học sinh/lớp buộc giáo viên phải song song 2 phương thức trực tuyến và trực tiếp rất vất vả. Sáng qua, tại lớp 4A1, Trường Tiểu học và THCS 915 Gia Sàng, TP Thái Nguyên chỉ có duy nhất 1 học sinh đến lớp. Còn lại, 34 em ở nhà học trực tuyến qua Zoom.

Cô giáo Nguyễn Việt Hương chủ nhiệm lớp, cho biết học sinh rất háo hức được đến trường học trực tiếp. 29 năm trong nghề, lần đầu tiên đứng lớp chỉ có 1 học sinh khiến cô không khỏi bỡ ngỡ. Vừa dạy trực tiếp vừa mở lớp học Zoom để tương tác với học sinh thực sự vất vả, nhưng trong bối cảnh này, cô cũng không có phương án nào khác.

Từ sau Tết Nguyên đán, mở cửa trường học, ban đầu có 29/35 học sinh đi học. Tuy nhiên, sau đó có khoảng 3-4 học sinh là F1, 1 học sinh F0 từ trong Tết khiến phụ huynh lo lắng nên họ để con ở nhà. “Quan điểm của nhà trường có 1 học sinh cũng dạy và không bỏ lại học sinh nào phía sau nên cô giáo buộc đảm trách 2 vai. Chỉ mong dịch bệnh sớm được kiểm soát, cô trò dạy học trực tiếp”, cô Hương nói.

Theo Sở GD&ĐT Hải Phòng, tính đến ngày 14/2, tỉ lệ trẻ mầm non đến trường chỉ đạt 15%, tiểu học 28%, THCS đạt 43%. Tất cả các trường học đều phải duy trì dạy học 2 phương thức song song gồm trực tiếp và trực tuyến.

Bà Phạm Thị Lệ Hằng, Trưởng phòng GD&ĐT quận Hà Đông (Hà Nội), cho biết, các trường tiểu học và THCS đang chuẩn bị cơ sở vật chất, phương án đón học sinh lớp 1-6 đi học từ ngày 21/2 tới. Về cơ bản, phụ huynh đều đồng thuận, yên tâm đưa con trở lại trường. Đánh giá quá trình dạy học trực tiếp khối 7-12 từ sau Tết Nguyên đán cho thấy, tỉ lệ học sinh đến trường gần 100%. Chỉ có một ít học sinh có yếu tố dịch tễ được nhà trường bố trí học trực tuyến.

Sau 10 ngày dạy học trực tiếp, chính nhân viên y tế trường học cũng mắc COVID-19, khiến vị trí này bỏ trống, nhà trường hoang mang. Bà Trần Thị Lan Hương, Hiệu trưởng Trường THCS Thống Nhất, quận Ba Đình (Hà Nội), cho biết, 2 ngày nay, nhân viên y tế trở thành F0, nhiều đầu việc liên quan đến xử trí tình huống nghi ngờ, phát hiện F0… bị bỏ trống. “Trường học đã báo cáo và xin sự hỗ trợ của Trung tâm Y tế vì cán bộ, giáo viên trường học không có chuyên môn. Tuy nhiên, những ngày này cán bộ của Trung tâm cũng làm không hết việc nên không biết xử lý cách nào”, bà Hương nói.

Còn nhiều lúng túng

Đại diện một số trường cho biết, khi học sinh đi học đã phát sinh nhiều tình huống khó giải quyết. Ví dụ, nhà trường muốn test nhanh COVID-19 cho tất cả học sinh nhưng nguồn lực không đủ, nhiều phụ huynh cũng không ủng hộ. Ngược lại, họ không muốn cho con đến trường khi không kiểm soát được hết F0. Do đó, nhà trường rất cần được hướng dẫn cụ thể và thống nhất về việc test sàng lọc học sinh khi tới lớp; test thường xuyên/định kỳ, cụ thể đối tượng nào.

Bộ GD&ĐT cũng thừa nhận, ở nhiều địa phương, nhân lực y tế trường học còn thiếu và yếu dẫn đến phải huy động hầu hết cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác phòng, chống dịch.

Bà Phùng Tố Nga, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Vạn Phúc, quận Ba Đình (Hà Nội), nói rằng, việc mở cửa trường học trở lại rất cần sự đồng thuận của gia đình nhằm giảm áp lực cho giáo viên khi dạy học. Do đó, trước khi học sinh đến trường, tất cả các lớp đều tổ chức họp phụ huynh để trao đổi, lắng nghe tâm tư và nhà trường có ý kiến để cùng thực hiện.

Một vấn đề nhiều người băn khoăn hiện nay là tất cả học sinh trở lại trường có phải test nhanh COVID-19 hay không? “Khi đến trường học, nhà trường cũng chỉ test cho những em có biểu hiện nghi ngờ. Mỗi lớp học hiện có 25-30 học sinh, trong giờ các em đeo khẩu trang, đảm bảo giãn cách và uống bình nước riêng là một trong những giải pháp phòng ngừa tốt”, bà Nga nói. 

Ngày mai - 4/5: Học sinh cả nước đi học trở lại

Đến ngày hôm qua (2/5), 63 tỉnh, thành trên cả nước đã quyết định cho học sinh trở lại trường vào ngày mai (4/5).
 

Ngày mai - 4/5: Học sinh cả nước đi học trở lại
Theo VTV, hầu hết các tỉnh thành sẽ cho học sinh THCS, THPT và sinh viên đi học từ ngày 4/5, các khối lớp nhỏ hơn trở lại trường vào 1-2 tuần sau đó.

Muôn cách xoay xở của phụ huynh Hà Nội khi trường học "đóng cửa"

Thông báo của Sở GD-ĐT Hà Nội về việc cho hơn 2 triệu học sinh nghỉ học khiến nhiều phụ huynh cảm thấy yên tâm, nhưng lại lúng túng vì chưa biết xoay sở ra sao trong những ngày trẻ ở nhà học online.

Muôn cách xoay xở của phụ huynh Hà Nội khi trường học "đóng cửa"

Theo kế hoạch, còn khoảng một tuần nữa học sinh Hà Nội sẽ bắt đầu kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm 2021. Tuy nhiên, sáng 31/1, để đảm bảo cho sự an toàn của học sinh, UBND TP. Hà Nội đồng ý cho học sinh nghỉ học từ ngày 1/2.

Nhận được thông tin, chị Hồ Mai Loan (32 tuổi, Hà Đông, Hà Nội) vừa mừng, vừa lo.

Nhiều địa phương cho học sinh đi học trở lại từ hôm nay (22/2)

Hôm nay (22/2), học sinh tại nhiều địa phương đã bắt đầu quay trở lại trường học, song vẫn thực hiện nghiêm các quy tắc phòng chống dịch bệnh.

Nhiều địa phương cho học sinh đi học trở lại từ hôm nay (22/2)
Hôm nay (22/2), học sinh tỉnh Quảng Nam quay lại trường học tập trung như thường lệ. Trước đó, một văn bản về việc cho học sinh toàn tỉnh nghỉ học đến hết ngày 21/3 được lan truyền trên mạng. Đại diện Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam đã khẳng định đây là công văn giả mạo, hiện cơ quan chức năng đang điều tra tìm ra đối tượng cố tình tung tin thất thiệt.

Tin mới