Hội chứng lạ và kỳ quặc nhất chỉ có ở loài vật

Rất đa dạng, ở cả động vật thuần chủng lẫn hoang dã mà đến nay khoa học vẫn chưa hiểu hết, vừa được trang tin Listverse của Anh cuối tháng 11 cập nhật.

1. Hội chứng HRS ở mèo

Hội chứng HRS ở mèo (High-Rise Syndrome) là thuật ngữ mô tả loài mèo bị cám dỗ thích sống ở những nơi cao, có khi đến 10 m và dễ bị thương khi săn mồi khi rơi xuống đất.

Hoi chung la va ky quac nhat chi co o loai vat
 
Mèo là động vật ưa leo trèo nhưng do leo quá cao dễ bị ngã đau mặc dù nó xảy ra rất thường xuyên. Mèo ngã khi chúng cố nhảy từ các tòa nhà cao tầng để bắt chim giữa không trung. Đôi khi chúng còn bị ngã khi ngủ trên ngọn cây hoặc trên cửa sổ nhà cao tầng. Tuy nhiên khi rơi từ độ cao xuống chúng thường dùng đôi chân để hạ cánh, nhưng do quá cao nên không thể tránh bị bị tổn thương, nếu độ cao vài ba mét thì hầu như không việc gì.

2. Hội chứng bị thuần hóa

Hội chứng bị thuần hóa (Domestication syndrome) nói về một số đặc điểm nhất định ở loài vật khi được con người thuần hóa và không tồn tại trong các biến thể hoang dã hay tổ tiên của chúng. Đó là các đặc điểm dễ nhận bết như tai rủ xuống, đuôi xoăn, lông nhẹ hơn hay bộ não nhỏ hơn... Theo các nhà khoa học, thì đây là kết quả của đột biến gen ở đầu tận thần kinh hình thành trong giai đoạn phôi thai.

3. Hội chứng thân mềm

Hội chứng thân mềm (Floppy trunk syndrome) còn được gọi là liệt thân, thường gặp ở loài voi.

Hoi chung la va ky quac nhat chi co o loai vat-Hinh-2
 
Một rối loạn khiến vòi của chúng bị mềm nhũn và tê liệt, nếu nặng có thể làm cho con vật bị chết đói, vì không gom được thức ăn, nước uống. Nguyên nhân là do bị ngộ độc kim loại nặng, khiến vòi nhanh chóng trở thành gánh nặng cho chúng. Những con voi mắc hội chứng này thường dùng chân để nhổ cỏ làm thức ăn còn khi uống nước thì phải lội hẳn xuống hồ để tợp nước bằng miệng.

4. Hội chứng hành vi dị thường ở giống đực

Hội chứng hành vi dị thường (Berserk male syndrome) hay hội chứng nổi quạu ở giống đực là một dạng rối loạn khiến động vật giống đực đột nhiên trở nên hung dữ và tấn công mọi thứ, như lạc đà hay chim công.... Hội chứng này vô tình gây ra bởi những người chủ nuôi, họ từng cho phép chúng tấn công lại xung quanh khi còn nhỏ, chúng coi con người như một thành viên của mình và khi lớn lên quen dần và gây phản chủ. Đôi khi hội chứng này không chữa được buộc phải giết hay loại bỏ như ở loài công chẳng hạn.

5. Hội chứng gây hấn đột ngột

Hội chứng gây hấn đột ngộ hay Hội chứng giận dữ (Rage syndrome), gọi ngắn là RS thường gặp ở loài chó, khiến chúng đột nhiên trở nên hung dữ, tấn công bất cứ ai, kể cả chủ của chúng và cũng dễ biến mất ngay sau đó, nhất là khi chúng đang ngủ. Không giống như nhiều hội chứng khác, RS mang tính di truyền, thường xuất hiện ở chó từ bảy tháng rưỡi tuổi trở ra, đôi khi sớm hơn, khởi phát sau ba tháng tuổi.

6. Hội chứng bỗng dưng căng phồng

Hội chứng bỗng dưng căng phồng (Balloon syndrome) hay BS thường gặp ở loài nhím và ở một số động vật khác. Khoa học vẫn chưa hiểu hết bí ẩn này, nó khác với hiện tượng xù lông để bảo vệ.

Hoi chung la va ky quac nhat chi co o loai vat-Hinh-3
 
Người ta giả thiết, rất có thể BS là do quá trình hô hấp, không khí không thể đào thải ra ngoài mà nó bị mắc kẹt dưới lớp da khiến cơ thể tròn lên như trái bóng. Hoặc cũng có thể là do nhím bị tổn thương ở phổi, phổi bị thủng, nên khi hô hấp không khí bị mắc kẹt dưới da khiến nhím không thể tự cuộn lại để bảo vệ nên dễ trở thành mồi cho những loài săn mồi khác. BS có thể điều trị được bằng việc tạo ra những vết cắt nhỏ trên da để không khí thoát ra, sau đó dùng kháng sinh bôi lên vết cắt ngừa nhiễm trùng. Vết cắt nên để hở cho đến khi phổi hồi phục nếu không BS sẽ tái phát trở lại.

Thích thú loạt ảnh “nụ cười” đáng yêu của các loài động vật

Nụ cười hài hước và đáng yêu của những loài động vật dưới đây khiến bất cứ ai đều phải mỉm cười.

Thich thu loat anh
 Nụ cười dễ thương của loài động vật khiến chúng ta bất giác muốn mỉm cười theo.

Chiêu thức sinh tồn cực độc của loạt động vật quý hiếm

(Kiến Thức) - Để tồn tại trong môi trường sống khắc nghiệt, các loài động vật phải tự nâng cao khả năng của mình, những loài động vật quý hiếm sau đây đã có những chiêu thức biến thân vô cùng đặc sắc.

Chieu thuc sinh ton cuc doc cua loat dong vat quy hiem
Sói bờm là loài động vật quý hiếm với bộ lông màu nâu đỏ cho tới vàng cam cùng với những chiếc chân dài và đen và một bộ bờm đen đặc trưng. Nó có đôi tai dựng đứng, lông dài hơn với một chút trắng ở chót đuôi và ở gần cổ họng. Bộ bờm cứng được sử dụng để phô trương dáng vóc của con thú khi nó bị đe dọa hoặc khi nó dùng để "phô trương thanh thế" với kẻ địch.
Chieu thuc sinh ton cuc doc cua loat dong vat quy hiem-Hinh-2
Chồn bay Sunda sống trong các tán rừng nhiệt đới Đông Nam Á. Chân và tay của chúng cũng biến đổi để thích nghi với việc leo trèo, kiếm thức ăn trên cây. Tứ chi của nó hoàn toàn vô dụng di rơi xuống mặt đất. Nếu con nào không may bị rơi xuống thì số phận của chúng đồng nghĩa với việc chết chóc. Mặc dù tên của nó là chồn bay nhưng trên thực tế, nó không thể bay được.

Tin mới