Hội chứng phụ thuộc nhà vệ sinh khiến nam thanh niên không thể lấy vợ

Nam bệnh nhân 30 tuổi ở Hà Nội mắc hội chứng phụ thuộc nhà vệ sinh suốt 10 năm, cứ 15 phút lại đi tiểu một lần.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Liên, Trưởng khoa Ngoại thận - Tiết niệu, Bệnh viện E (Hà Nội), cho biết đơn vị này tiếp nhận bệnh nhân L.V.T. (30 tuổi, ở Hà Nội) bị rối loạn tiểu tiện, hay còn gọi là hội chứng phụ thuộc nhà vệ sinh.

Bệnh nhân chia sẻ 10 năm trước, anh bị rối loạn tiểu tiện. Trước đây, tần suất đi tiểu khoảng 1-2 tiếng/ngày, sau đó, tăng lên với mức độ dày hơn khoảng 15 phút/lần.

Thời gian gần đây, T. bị ảnh hưởng tâm lý, cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém, dẫn đến tình trạng sụt cân. Thậm chí, người này còn phải nghỉ việc và không dám lấy vợ vì sợ. "Tôi không dám lấy vợ vì đi tiểu quá nhiều. Vì mắc chứng bệnh này, nhu cầu sinh lý của tôi cũng không có", T. chia sẻ.

Hoi chung phu thuoc nha ve sinh khien nam thanh nien khong the lay vo

Chứng rối loạn tiểu tiện khiến bệnh nhân khó chịu, gây nhiều rắc rối trong cuộc sống. Ảnh minh họa: Nypost.

T. đã đi khám và tư vấn nhiều nơi nhưng không cải thiện. Tại Bệnh viện E, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị rối loạn tiểu tiện ở giai đoạn nặng. Nguyên nhân là bàng quang của người bệnh bị tăng hoạt.

Bác sĩ Nguyễn Đình Liên cho biết với người bình thường, hầu hết bàng quang có thể giữ được nước tiểu dễ dàng cho đến khi đi vệ sinh. Tuy nhiên, với người bị bàng quang tăng hoạt, cơ bàng quang dường như gửi thông điệp sai lệch đến bộ não. Điều này khiến bàng quang cảm thấy đầy nước tiểu hơn thực tế, gây cảm giác tiểu nhiều, mắc tiểu đột ngột.

Bệnh nhân T. được các bác sĩ bơm rửa, tăng dung tích bàng quang, kết hợp thuốc hỗ trợ. Người này cũng tập các bài cơ sàn chậu, nhịn tiểu, phản xạ co thắt. Bác sĩ Liên cho biết điều quan trọng là tư vấn tâm lý, bệnh nhân có biểu hiện rối loạn tâm lý do tình trạng kéo dài quá lâu mà không chữa trị.

Sau 2 tuần điều trị, từ việc đi tiểu 15 phút/ lần, bệnh nhân dần tăng lên 30 phút, 45 phút, một giờ, 2 giờ. Hiện tại, T. đã đi tiểu như người bình thường.

Nguyên nhân khiến bàng quang tăng hoạt, dẫn đến rối loạn tiểu tiện là rối loạn thần kinh, đái tháo đường, xơ hóa tủy, những bất thường như khối u hoặc sỏi bàng quang. Chế độ ăn uống mất vệ sinh, thiếu khoa học như uống nhiều thức uống lợi tiểu (bia, đồ có ga), đồ ăn nhiều mỡ, gây dị ứng..., cũng có thể gây bàng quang tăng hoạt, rối loạn tiểu tiện. Phụ nữ mang thai nhiều lần cũng có nguy cơ mắc bệnh này.

Bác sĩ Liên cho biết điều chỉnh chế độ ăn uống sẽ phần nào giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn bệnh trầm trọng hơn. "Trung bình đi tiểu quá 8 lần/ngày được coi là nhiều. Khi có dấu hiệu buồn tiểu nhiều lần trong ngày, người bệnh nên đến các trung tâm tiết niệu, đại trực tràng - hậu môn để khám và điều trị kịp thời", bác sĩ Liên khuyến cáo.

Thói quen gây tổn thương thận nhiều người mắc phải Nhịn tiểu quá lâu và thường xuyên có thể gây tổn thương các cơ quan như bàng quang, thận, dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm.

“Cậu nhỏ” cương cứng suốt 30 giờ: Hậu quả nghiêm trọng thế nào?

(Kiến Thức) - Liên quan tới vụ việc nam bệnh nhân 40 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng dương vật cương cứng suốt 30 giờ, các bác sĩ cho biết, do đến bệnh viện muộn, bệnh nhân phải gánh chịu hậu quả rối loạn cương dương về sau.

Ngày 16/11, một bệnh nhân 40 tuổi nhập viện Đại học Y Hà Nội cấp cứu trong tình trạng dương vật liên tục cương cứng suốt 30 giờ sau khi uống rượu ba kích. Bệnh nhân sau đó được chỉ định phẫu thuật cấp cứu mở thông vật xốp – vật hang.
Sau phẫu thuật, tình trạng bệnh nhân dần ổn định và dương vật của bệnh nhân đã mềm trở lại. Tuy nhiên, hậu quả của việc chậm trễ đến viện, làm cho vật hang dương vật bị thiếu máu kéo dài dẫn đến bị xơ hóa, hậu quả rối loạn cương dương về sau là điều không thể tránh khỏi.

Bệnh cường giáp Trúc Diễm mắc có thể biến chứng cực nguy hiểm

(Kiến Thức) - Sau bốn năm điều trị bệnh cường giáp, Trúc Diễm cho biết sức khỏe của cô hiện ổn định. Cũng vì bệnh tật, sức khỏe giảm, người mẫu 8X phải dừng những hoạt động nghệ thuật.

Trúc Diễm cũng cho hay, trong 4 năm điều trị bệnh cường giáp, cô được ông xã ở bên chia sẻ, động viên.
Thời gian chữa bệnh, người mẫu sinh năm 1987 phải dùng thuốc phóng xạ, tiêu hủy cục bướu độc. Tuy nhiên hậu quả sau khi điều trị bệnh cường giáp là bệnh suy thận. Ngoài ra, Trúc Diễm thường bị nhức đầu, đau khớp gối, người mệt và mất tập trung.

Tin mới