Hội đồng Bảo an họp khẩn về Syria: Nga-Mỹ tranh cãi nảy lửa

Tại phiên họp, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, bà Nikki Haley cho rằng, Nga đang làm mất thời gian của Hội đồng Bảo an khi nói về hòa bình cho Syria, khi mà Moscow và đồng minh đang khiến tình hình tại Idlib trở nên căng thẳng hơn

Tuy nhiên, quan điểm của Nga, Iran với Mỹ vẫn thể hiện những bất đồng cơ bản bấy lâu nay trong cách thức giải quyết vấn đề, bao gồm cả vấn đề vũ khí hóa học.
Tại phiên họp, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, bà Nikki Haley cho rằng, Nga đang làm mất thời gian của Hội đồng Bảo an khi nói về hòa bình cho Syria, khi mà Moscow cùng với chính phủ Syria và đồng minh Iran đang hành động khiến tình hình tại Idlib trở nên căng thẳng hơn:
“Mỹ kịch liệt phản đối bất kỳ hình thức leo thang bạo lực nào ở Idlib. Tôi nghĩ, các thành viên của Hội đồng Bảo an cũng có chung quan điểm này. Đã đến lúc Nga ngừng lãng phí thời gian của chúng tôi khi nói đến hòa bình ở Syria. Nga và Iran đã được trao cơ hội để làm “những diễn viên” xây dựng đất nước Syria. Song họ đã làm gì với cơ hội này. Họ đã lập ra các khu vực giảm leo thang căng thẳng để rồi sau đó tấn công một cách có hệ thống”, bà Nikki Haley nói.
Hoi dong Bao an hop khan ve Syria: Nga-My tranh cai nay lua
 Cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. (Ảnh minh họa: UN).
Phản bác về lập luận trên, Đại sứ của Nga tại Liên Hợp Quốc Vassily Nebenzia khẳng định, hiện chính phủ Syria, Nga hay các bên liên quan khác đều rất quan tâm đến việc bảo vệ dân thường tại Idlib. Tuy nhiên, viện dẫn lý do như vậy để bảo vệ một vùng đất “khủng bố” lớn tại quốc gia Trung Đông này là điều không thể chấp nhận:
“Mọi thứ đang được nói về Idlib. Những mối quan ngại cho người dân ở đây – bản thân chúng tôi cũng rất quan tâm giống như các bạn. Tuy nhiên, lý do này đang được sử dụng để giải thích cho sự cố gắng bảo vệ một vùng đất khủng bố lớn ở Syria. Điều này cũng đồng nghĩa với việc ngăn cản chính phủ Syria bảo toàn được toàn bộ lãnh thổ quốc gia mình”.
Trong khi đó, Đại sứ Iran tại Liên Hợp Quốc Gholamali Khoshroo cảnh báo, Mỹ, Anh và Pháp thậm chí cả Đức chớ nên sử dụng vũ lực để tấn công Syria, với cái cớ “bịa đặt” rằng chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học – một thứ vũ khí mà Syria đã tiêu hủy từ lâu. Ông Gholamali Khoshroo cho biết thêm, tại cuộc họp thượng đỉnh giữa Tổng thống Iran, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ hôm 7/9 vừa qua, nhà lãnh đạo 3 nước đã “quyết tâm tiếp tục hợp tác để tiêu diệt tất cả các phần tử khủng bố” tại Idlib. Và rằng cuộc chiến chống khủng bố ở Idlib là một phần không thể tách rời của sứ mệnh khôi phục hòa bình và ổn định cho Syria. Đại diện của cả Nga và Iran khẳng định sẽ cố gắng tránh tối đa sự thương vong cho dân thường trong các cuộc tấn công.
Hiện Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ đã không đạt được thỏa thuận ngừng bắn toàn diện cho Idlib hôm 7/9, song 3 quốc gia này vẫn có khả năng đạt được sự thỏa hiệp, một giải pháp chính trị trong vấn đề này. Đó là tuyên bố của Đặc phái viên của Nga về Syria Alexander Lavrentiev đưa ra ngày hôm qua (11/9). Tuy nhiên, Nga đang yêu cầu lực lượng đối lập Syria do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuận cần phải được tách biệt rõ ràng với các lực lượng khủng bố, cực đoan tại đây.
Liên quan đến những căng thẳng giữa các bên trong vấn đề Idlib, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cũng thừa nhận, cuộc chiến chống khủng bố tại Idlib là cần thiết và sự hiện diện của lực lượng khủng bố tại đây là điều không thể chấp nhận. Tuy nhiên, cuộc chiến chống khủng bố khác một cuộc chiến toàn diện nhằm vào Idlib – điều có thể gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng nhất thế kỷ 21. Đối với cuộc chiến chống khủng bố, các bên cần tôn trọng đầy đủ luật pháp quốc tế, trong đó có luật nhân đạo, để tránh gây thương vong đối với dân thường.
Idlib đã được ví là “bãi rác” của cuộc chiến hơn 7 năm qua tại Syria, bởi đây là nơi đọng dồn tất cả các nhóm phiến quân khác nhau rút lui từ các chiến trường đã được chính phủ Syria giải phóng. Sau cuộc gặp thượng đỉnh 3 bên Nga-Iran-Thổ Nhĩ Kỳ tại thủ đô Tehran (Iran), Nga và chính phủ Syria đã bắt đầu không kích các nhóm khủng bố cực đoan tại Idlib và một số khu vực lân cận khác.

Giải mã chiến dịch quét sạch khủng bố của Nga tại Syria

Hơn 2 năm trước, ngày 30/9/2015, chiến dịch của quân đội Nga chống khủng bố IS và Jabhat al-Nusra (từ năm 2016 có tên Jabhat Fath al Sham) bắt đầu ở Syria.

Cơ sở pháp lý cho chiến dịch
Ngày 30/9/2015, Hội đồng Liên bang Nga nhất trí thông qua yêu cầu của Tổng thống Nga Vladimir Putin được sử dụng quân đội Nga bên ngoài lãnh thổ. Quyết định này đã cho phép ngay trong ngày bắt đầu chiến dịch của Nga ở Syria theo yêu cầu của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Mỹ rút quân khỏi Syria: TT Trump “nói một đằng, làm một nẻo“?

(Kiến Thức) - Cuối tháng 3/2018, Tổng thống Trump bất ngờ tuyên bố Mỹ sẽ sớm rút quân khỏi Syria. Tuy nhiên, những động thái gần đây của Washington tại quốc gia Trung Đông này dường như đi ngược hoàn toàn với tuyên bố của ông chủ Nhà Trắng.

Trong cuối tháng 3/2018, Tổng thống Trump đã đưa ra một quyết định gây bất ngờ khi tuyên bố lực lượng Mỹ sẽ "rất sớm" rút quân khỏi Syria.
“Chúng ta sẽ sớm rút khỏi Syria. Hãy để những người khác giải quyết chúng (IS) đi. Chúng ta phải trở về đất nước mình, nơi chúng ta thuộc về và cũng là nơi chúng ta muốn ở”, Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trước đám đông ở bang Ohio trong bài phát biểu về chi tiêu cơ sở hạ tầng.

Tin mới