Hội nghị cấp cao 6 nước liên quan đến sông Mekong

(Kiến Thức) - Sáu 6 nước liên quan đến sông Mekong nhóm họp cấp cao vào ngày 23/3 tại thành phố Tam Á trên đảo Hải Nam, Trung Quốc.

Các bên liên quan đến sông Mekong tham gia Hội nghị cấp cao Tam Á nói trên gồm có Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia (bốn nước thành viên Ủy ban sông Mekong) cùng với Trung Quốc và Myanmar (đối tác đối thoại của Ủy ban sông Mekong).
Hoi nghi cap cao 6 nuoc lien quan den song Mekong
Hoàng hôn trên sông Mekong.
Theo asia.nikkei.com, tại Hội nghị cấp cao Tam Á kéo dài hai ngày này, đại diện 6 nước sẽ bàn thảo nhiều vấn đề - bao gồm chính trị, phát triển kinh tế, an ninh, môi trường và văn hóa.
Các chủ đề dường như quá rộng lớn nên các vấn đề cụ thể như hạn hán, xây dựng đập làm hạn chế dòng chảy có thể không được bàn thảo nhiều. Được biết việc quản lý nước sẽ thuộc chủ đề thảo luận về kinh tế và phát triển bền vững.
Mới đây, phát ngôn viên Bộ Tài nguyên và Môi trường Thái Lan Suphot Tovichakchaikul cho hay Trung Quốc đã đồng ý chia sẻ thông tin về việc quản lý các đập trên thượng nguồn sông Mekong mà Trung Quốc gọi là sông Lan Thương.
Động thái này nhằm giảm tác động của các đập đối với hàng triệu người sống ở vùng hạ lưu sông Mekong.
Theo ông Suphot, cam kết của phía Trung Quốc sẽ được đưa vào Tuyên bố Tam Á trong khuôn khổ hội nghị cấp cao kể trên. Tuyên bố sẽ đặt ra định hướng về sự hợp tác giữa 6 nước thuộc Thỏa thuận Hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC).
Ngoài ra Trung Quốc cũng cam kết tăng cường hợp tác nghiên cứu chung về lũ lụt, hạn hán, chất lượng nước và quản lý nước trong lưu vực sông Mekong.

Trung Quốc - Gốc rễ gây tranh giành nguồn nước ở châu Á

Thượng lưu ngăn nước, hạ lưu khô cạn.
 Thượng lưu ngăn nước, hạ lưu khô cạn.

Châu Á, chứ không phải châu Phi, mới là lục địa khô hạn nhất của thế giới. Vốn tự hào có số đập thủy điện nhiều hơn phần còn lại của cả thế giới, Trung Quốc đã nổi lên thành một trở ngại quan trọng đối với việc xây dựng sự một thể chế hợp tác về chia sẻ tài nguyên nước. Trái ngược với các hiệp ước quốc tế và song phương về nguồn tài nguyên nước, Trung Quốc bác bỏ thỏa thuận chia sẻ, quản lý nước dựa trên luật lệ quản lý các nguồn lực chung.

Tổng thống Putin để lại gánh nặng Syria cho Iran?

(Kiến Thức) - Phải chăng việc Tổng thống Vladimir Putin rút về nước phần lớn các lực lượng quân đội Nga là để lại gánh nặng Syria cho Iran?

Trả lời câu hỏi này, Ngoại trưởng Iran Javad Zarif hoan nghênh việc Tổng thống Putin rút một phần quân đội khỏi Syria là "dấu hiệu tích cực" cho thấy rằng Nga không cần phải sử dụng vũ lực để duy trì lệnh ngừng bắn hiện hành ở Syria, nhưng cũng nói thêm "chúng ta hãy chờ xem”.
Tong thong Putin de lai ganh nang Syria cho Iran?
Khó có thể biết rõ nhà lãnh đạo tối cao Ali Khamenei, Tổng thống Putin và Tổng thống Bashar al-Assad toan tính gì ở Syria. 
Cố vấn chính sách đối ngoại của Lãnh tụ tối cao Ali Khamenei, ông Ali Akbar Velayati trả lời rõ hơn. Ông Velayati cho biết việc Moscow giảm quân số ở Syria sẽ không thay đổi sự hợp tác Iran-Nga-Syria- Hezbollah và quân đội Nga sẽ tiếp tục chống "khủng bố" khi cần thiết. Còn Chủ tịch Quốc hội Iran, ông Ali Larijani, bổ sung rằng Iran sẽ luôn ủng hộ chính phủ hợp pháp ở Syria.

Tin mới