Hội nhóm “Túng quẫn rủ nhau làm liều” trên Facebook: Cần triệt xóa mầm mống tội phạm

“Hội những người vỡ nợ muốn làm liều”, "Những hội túng quẫn làm liều"...là những "tụ ổ" tiêu cực trên MXH kích thích hành vi phạm tội của các thành viên.

Nhiều vụ án xảy ra sau khi các đối tượng chủ động tìm kiếm, kết nối với nhau thông qua các hội, nhóm tiêu cực trên mạng xã hội.
Mầm mống tội phạm từ hội, nhóm “liều”
Thời gian gần đây, trên mạng xã hội thường xuất hiện những hội, nhóm mang tính tiêu cực, tệ nạn xã hội thu hút hàng nghìn tài khoản tham gia. Đáng chú ý, những hội, nhóm này được lập ra với chủ đích kích động và "kết nối nhân sự” để thực hiện hành vi phạm tội.
Với “Hội những người vỡ nợ muốn làm liều” trên facebook, chỉ cần có một tài khoản không rõ danh tính cũng dễ dàng đăng ký tham gia vào hội. Tại đây, những nội dung kích động, dụ dỗ thực hiện hành vi phạm tội như: sử dụng súng cướp tài sản, cướp ngân hàng, trả thù, buôn bán phụ nữ, mua bán dâm... liên tục được đăng tải. Thậm chí, có những kế hoạch, mưu đồ thực hiện hành vi phạm tội được đăng tải công khai để các thành viên cùng bình luận, góp ý và liên hệ với nhau nếu “tâm đầu ý hợp”.
Chưa rõ mục đích của người lập hội, nhóm này là gì và mục tiêu phát triển nhóm ra sao nhưng với những nội dung chia sẻ mang tính tiêu cực, kích thích sự bạo lực, hành vi vi phạm pháp luật cũng đã cho thấy “mầm mống” của bóng dáng tội phạm có thể bước ra từ mạng ảo.
Hoi nhom “Tung quan ru nhau lam lieu” tren Facebook: Can triet xoa mam mong toi pham
 Hai nghi phạm cướp ngân hàng Nguyễn Văn Hiếu và Nguyễn Thanh Tùng tại thời điểm bị bắt giữ.
Thực tế, mới đây Công an TP Hà Nội đã tạm giữ Nguyễn Văn Hiếu (SN 1991, trú tại phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội) và Nguyễn Thanh Tùng (SN 1981 trú tại phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội) để điều tra vụ cướp ngân hàng xảy ra vào sáng 7/3/2022.
Bước đầu cảnh sát xác định, khoảng giữa tháng 2/2022, Hiếu và Tùng quen biết nhau qua nhóm "Hội những người vỡ nợ muốn làm liều" trên mạng xã hội Facebook. Cả 2 nghi phạm đều không có nghề nghiệp ổn định và nợ tiền của nhiều người nhưng không có tiền trả. Do đó, cả 2 đã nảy sinh ý định cướp tài sản để trả nợ và mục tiêu là các ngân hàng.
Do trước đó, Hiếu từng đến Phòng giao dịch Ngân hàng nằm trên địa bàn phường Xuân Tảo (quận Bắc Từ Liêm) để hỏi thủ tục vay tiền, thấy có ít nhân viên và người đến giao dịch, nên đã rủ Tùng cướp ngân hàng này.
Trước khi thức hiện vụ cướp ngân hàng, 2 nghi phạm đã đến khu vực Ngân hàng thêm 2 lần để quan sát. Sau đó, cả 2 nghi phạm đã mua 1 khẩu súng bật lửa, 2 dao nhọn, mũ lưỡi trai… và thỏa thuận nếu cướp được tài sản sẽ chia đôi.
Trước đó, Công an TP Hà Nội cũng đã bắt giữ thành công 3 đối tượng thực hiện hành vi cướp tài sản tại một chung cư trên địa bàn. Theo đó, đầu tháng 1/2022, cả 3 đối tượng quen nhau qua điện thoại và lập nhóm riêng có tên là "những hội túng quẫn làm liều" bàn bạc kế hoạch để đi cướp. Quá trình tìm hiểu, bọn chúng biết được nạn nhân chuyên mua bán điện thoại online nên đã nảy sinh ý đồ cướp. Sau khi gây án cướp được 4 chiếc điện thoại tại một chung cư, bọn chúng đã chia tang vật và tỏa đi 3 nơi khác nhau.
Phạm tội vì "tâm lý đám đông"
TS Nguyễn Anh Thơ, chuyên gia tâm lý học cho rằng, hiện nay mạng xã hội phát triển, các thành phần xã hội đều có thể tiếp cận, kết nối các thông tin, trong đó có những thông tin tốt và cả thông tin “bẩn”, lệch lạc. Dựa vào nhận thức, tâm lý, tư tưởng của mỗi người mà họ tiếp nhận thông tin được cho là phù hợp và đúng với suy nghĩ mình.
Việc lập ra các hội, nhóm trên mạng xã hội cũng đã tạo điều kiện cho họ có được không gian chung để chia sẻ những vấn đề cùng quan tâm, tìm được những cảm xúc, suy nghĩ đồng thuận. Nhưng với những các hội, nhóm có chung động cơ, mục tiêu cực đoan, trái đạo đức, pháp luật thì đó lại là mối nguy hiểm cực lớn cho xã hội vì chính tâm lý tiêu cực của đám đông sẽ càng kích thích những suy nghĩ xấu của con người càng mạnh và kích hoạt hành vi sai trái mà họ cho là đúng.
Hoi nhom “Tung quan ru nhau lam lieu” tren Facebook: Can triet xoa mam mong toi pham-Hinh-2
 Nội dung kích động, xúi giục phạm tội trên các hội, nhóm tiêu cực.
"Khi tham gia vào hội nhóm, các cá nhân sẽ cùng tương tác với nhau và tạo nên hiện tượng mà trong tâm lý học xã hội gọi là "tâm lý đám đông". Đám đông càng có nhiều sự tương hợp thì càng dễ tạo ra một tập thể "đồng tâm". Đồng nghĩa với việc xấu càng thêm xấu, tốt càng thêm tốt”, chuyên gia tâm lý Nguyễn Anh Thơ nói và cho biết, khi một cá nhân chia sẻ suy nghĩ, câu chuyện và ý định hành vi của bản thân cho người khác và nhận lại được sự đồng cảm, hưởng ứng, ủng hộ thì suy nghĩ, ý định đó sẽ được củng cố niềm tin và dần được kích thích để chuyển hóa từ suy nghĩ sang hành động. Việc chuyển hóa này càng mạnh mẽ hơn khi nhận được sự đồng hành của những người khác nên những đối tượng trong các vụ án trên khai nhận đều quen biết trong một hội, nhóm là điều dễ hiểu và đó là tác hại vô cùng lớn của các hội, nhóm tiêu cực không bị kiểm soát, xử lý ngay từ khi nhen nhóm.
TS Nguyễn Anh Thơ cho rằng, cơ quan an ninh mạng cần phải kiểm soát chặt chẽ hơn nữa hoạt động không gian mạng, phát hiện xử lý kịp thời, phòng ngừa nguy hiểm cho xã hội.
Luật sư Vũ Viết Tuân, Đoàn Luật sư TP Hà Nội bày tỏ: “Những người lập hội, nhóm tiêu cực rất đáng lên án, bởi sau rất nhiều vụ án xảy ra và các đối tượng đều khai quen biết nhau trên các nhóm này”.
Theo luật sư Tuân, trường hợp những người thành lập nhóm chỉ với mục đích như một trò đùa, không nhận bất kỳ lợi ích vật chất nào từ các thành viên đã thực hiện hành vi phạm tội thì không có cơ sở để xử phạt. Nhưng nếu những người lập nhóm với mục đích kết nối tội phạm, cổ xúy, hô hào thực hiện hành vi trộm cướp thì trước hết có thể xử phạt hành chính từ 10 - 20 triệu đồng với hành vi cung cấp thông tin, kích động bạo lực trên mạng xã hội. Nếu các thành viên sáng lập biết rõ hành vi phạm tội mà các thành viên đã và sẽ thực hiện nhưng không tố giác cơ quan công an thì sẽ bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự vì không tố giác tội phạm.
“Mạng xã hội như con dao hai lưỡi, có hội nhóm tốt và xấu, có thông tin lành mạnh, bổ ích nưng cũng có đầy dãy nội dung nhảm nhí, dung tục, vi phạm pháp luật. Vì vậy, người dùng mạng xã hội cần phải biết chọn lọc, không nên tham gia bất kỳ hội nhóm nào có nội dung phản cảm, tiêu cực vì về lâu dài sẽ ảnh hưởng tâm lý của chính mình. Từ đó có thể phát sinh những suy nghĩ và hành động cực đoan, thậm chí vi phạm pháp luật”, luật sư Vũ Viết Tuân khuyến cáo.
>>>  Mời quý độc giả xem thêm video: Đảm Bảo Tuyệt Đối An Ninh Trật Tự Trên Không Gian Mạng

Cướp ngân hàng ở Hòa Bình: Hung thủ chuẩn bị những gì để đi cướp?

(Kiến Thức) - Trước khi gây án 3 ngày, Phạm Văn Sỹ (SN1977, trú tại Thôn Liên Hồng, xã Khoan Dụ, huyện Lạc Thuỷ, tỉnh Hoà Bình) đã chuẩn bị phương tiện, công cụ và lựa chọn thời điểm mưa to, vắng người để gây án.

Ngày 3/11, Công an tỉnh Hòa Bình đã thông tin chi tiết vụ cướp ngân hàng xảy ra trên địa bàn, khoảng 11h15, ngày 29/10 tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc phố Lâm Hóa, xã Vũ Bình, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình bị 1 đối tượng là nam giới, mặc áo mưa màu tím, đeo khẩu trang, trên đầu đội mũ bảo hiểm mầu đỏ, trên tay cầm một vật nghi là súng ngắn đe dọa 2 nhân viên Ngân hàng và cướp đi số tiền khoảng hơn 200 triệu đồng, sau đó đối tượng lên xe mô tô mầu đỏ đã che biển kiểm soát tẩu thoát.

“Trùm cuối” vụ trói chủ nhà cướp điện thoại ở Linh Đàm bị bắt

Ngày 15/1, Công an TP Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng đã bắt được 3 tên cướp trói người cướp điện thoại trong chung cư HH1A Linh Đàm.

Theo đó, tối 14/1, Công an TP Hà Nội đã bắt được đối tượng thứ 3 (đối tượng cuối cùng sa lưới) trong vụ cướp điện thoại xảy ra tại chung cư HH1A Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai trong khi hắn đang lẩn trốn tại quận Nam Từ Liêm (Hà Nội).

Tin mới