Hội “phi công trẻ” và “máy bay bà già” cùng săn tình

Nhóm có cả “phi công trẻ” và “máy bay”. Mỗi bên đều có một người quản lý.

Thấy tôi chẳng hiểu gì, một chị giải thích: Đấy là những thuật ngữ mà hội bọn chị tham gia dùng thường xuyên. Em thấy lạ chứ giờ có rất nhiều hội kiểu này như “Hội những phi công trẻ thích lái máy bay bà già”, “Hội những máy bay bà già thích thịt phi công trẻ”... đang hoạt động. Em có thích chị giới thiệu vào nhóm luôn?”.
Tiêu chuẩn nhập hội
Thấy tôi hào hứng, chị bắt đầu giảng giải cho tôi nghe về hoạt động của nhóm mình. Chị kể: “Cái hồi mới ly dị chồng, chị chán cùng cực, làm chả muốn làm, ăn chả muốn ăn. Đang lúc buồn chán, thì có bạn rủ đi tụ tập với một nhóm bạn. Sau này mới biết đây là nhóm trao đổi, chia sẻ tình cảm giữa những người cô đơn.
Nhóm có cả “phi công” và “máy bay”. Mỗi bên đều có một người quản lý, bên “máy bay” có một “mama tổng quản”, bên “phi công” có một “bang chủ”. Yêu cầu bắt buộc với các “phi công” là phải gửi một ảnh khỏa thân, bên dưới có ghi các “thông số kỹ thuật” cho “mama tổng quản” hoặc “bang chủ” xét duyệt”. Còn lại lúc nào cũng luôn ưu tiên các thành viên chưa lập gia đình, có sức khỏe tốt và đặc biệt là không mắc các bệnh truyền nhiễm. Cỡ như em là thừa tiêu chuẩn để vào hội luôn đấy”.
Hoi “phi cong tre” va “may bay ba gia” cung san tinh
 
Thấy vẻ mặt tôi vẫn chưa tin, chị nói thêm: “Hội này có thành viên khắp cả nước nhé. Bọn chị vẫn thường tranh thủ giao lưu với nhau đấy. Mọi người liên lạc với nhau chủ yếu qua diễn đàn trên trang mạng xã hội (facebook), qua nick chat hoặc qua điện thoại. Các nhóm nhỏ ở gần nhau sẽ tổ chức gặp mặt tùy theo điều kiện hoàn cảnh chứ không thường xuyên hay có lịch cụ thể. Các buổi gặp mặt có thể là một buổi trà chanh “chém gió”, một bữa liên hoan ăn uống, hay sau một trận thi đấu bóng đá hoặc tennis”. Để tôi có thể làm quen với hội, chị bạn quyết định tổ chức một cuộc hẹn với các thành viên thường xuyên ở quán trà chanh ven hồ. Đúng ngày hẹn, tôi tới quán trà chanh ở ven hồ X thuộc quận Ba Đình (Hà Nội). Chị bạn giới thiệu tôi với mama tổng quản của nhóm có biệt hiệu H “yêu tinh”. H “yêu tinh” có vóc dáng cân đối, nhìn khá trẻ đẹp so với tuổi xấp xỉ 40 của mình. Vì có chị bạn giới thiệu nhiệt tình từ trước đó nên tôi được đón tiếp rất chu đáo và niềm nở. Sau 20 giờ, quán bắt đầu đông khách. Từng nhóm lẻ ngồi uống nước, chuyện trò rôm rả. Hội “phi công” cũng bắt đầu có người tới. Họ ríu rít kể chuyện và gọi “mama tổng quản” khá thân mật là “mẹ”, “cô”, với thái độ vừa cung kính vừa trìu mến. “Đó đều là các phi công đấy” - chị bạn ghé sát vào tôi nói nhỏ. Các “phi công”, phần lớn đều khá đẹp trai. Ở họ toát lên vẻ dễ mến và cởi mở. Có lẽ thấy tôi là người lạ, nên họ chỉ nhìn lướt qua rồi quay sang bàn tán với nhau. Sau màn chào hỏi, tôi được giới thiệu như một “máy bay” sẽ gia nhập hội. “Mama tổng quản” lên tiếng: “Chúng ta sẽ chỉ dùng nickname (biệt danh) để xưng hô với nhau chứ không dùng tên thật. Toàn bộ thông tin về nghề nghiệp, gia đình cũng không cần thiết phải nói ra. Sau này ai muốn thì tự tìm hiểu với nhau”.
Trong buổi off (gặp gỡ), cũng có vài ba bạn nữ còn trẻ, tuy nhiên tất cả mọi người đều nói chuyện một cách khá thoải mái. Vấn đề chính chủ yếu của “máy bay” và “phi công” tất nhiên là về... tình dục.
Mục đích cuối cùng của quan hệ "phi công" - "máy bay" là tình dục
H, một “máy bay” có nickname “hoadem”, ngồi bên cạnh có dáng vẻ từng trải, luôn miệng phì phèo thuốc lá, hất hàm nói: ““Máy bay” có quy tắc của “máy bay”, “phi công” cũng có quy tắc của “phi công”. Ở nhóm này, “phi công” không được nhắn tin, gọi điện hay liên lạc với “máy bay” của nhóm dưới bất cứ hình thức nào để rủ rê, gạ gẫm mà chưa được sự đồng ý hay thông qua sự “cho phép” của nhóm trưởng hoặc “mama tổng quản”.
Từ H, tôi biết được trong những buổi off của nhóm, “phi công” được mang theo “máy bay” hiện mình đang “lái” như một cách “báo cáo” thành tích. Còn tôi, một “máy bay” mới lại có đặc quyền được lựa chọn, tán tỉnh hay rủ rê bất cứ “phi công” nào mà mình thích. Tất cả các cuộc ăn chơi, nhậu nhẹt đó “máy bay” sẽ không phải trả bất cứ một khoản phí nào.
Trong cuộc chơi, nếu một “phi công” nào đó thích “máy bay” của “phi công” khác thì có thể yêu cầu được share (cho, chia sẻ). Nếu có sự đồng ý của “máy bay” thì sẽ là một cuộc trao đổi. Còn không có sự đồng ý của “máy bay” thì sau này khi share cho một “phi công” khác, phải là người mà “máy bay” đó chưa từng gặp mặt. Những tin tức bị để lộ ra được gọi là bị “đâm sau lưng”, cũng đồng nghĩa với việc “phi công” đó bị loại khỏi nhóm.
Mỗi “phi công” sau khi gặp gỡ các “máy bay” phải đưa lên được một bức hình chụp “máy bay” của mình kèm theo một báo cáo. Hình càng nóng thì càng có độ thuyết phục cao.Trong buổi off (gặp gỡ), câu chuyện xoay quanh chủ đề các “phi công” đã làm quen với “máy bay” như thế nào để nhanh chóng đi tìm “bãi đáp” (nhà nghỉ) mà “lái” cho “an toàn và hiệu quả”. Các “phi công” bắt đầu kể chuyện và trao đổi nhau số điện thoại của “máy bay” mà mình đã “lái”. Dù đã chuẩn bị tâm lý, nhưng tôi không khỏi “sốc” khi nghe họ nói chuyện. Ngồi một lúc, cũng có một hai phi công đến bắt chuyện làm quen với tôi.
Một phi công có nickname “Chàng trai lãng tử” tự giới thiệu: “Mình là T, sinh năm 82, đang làm cho một doanh nghiệp tư nhân. Mình tham gia hội cũng chưa được lâu lắm, nhưng cũng tính là thành viên nhiệt tình rồi đấy. Hôm nào thích chúng ta có thể hẹn gặp nhau uống cafe, chia sẻ tâm sự với nhau”.
Thông qua T, tôi dần hiểu được cách thức hoạt động của hội “phi công”. Mỗi “phi công” sau khi gặp gỡ các “máy bay” phải đưa lên được một bức hình chụp “máy bay” của mình kèm theo một báo cáo. Hình càng nóng thì càng có độ thuyết phục cao. Báo cáo là những lời nhận xét và chấm điểm cho “máy bay” mà mình đã “lái”, trong đó gồm có: Đánh giá về máy bay (tính theo thang điểm 10), chỉ số các vòng đo, khuôn mặt, độ sành sỏi, thậm chí cả mức độ tình cảm như có dễ bảo, ngoan ngoãn hay không”.“Điều quan trọng là sau mỗi cuộc gặp gỡ, dù có đi tới đâu hay không thì phi công cũng phải có báo cáo. Nếu còn muốn tiếp tục quan hệ với máy bay thì sẽ giữ lại. Khi share thì phải share từng người một, sau 3 ngày không có report (báo cáo) về lại mới tiếp tục được share cho người thứ 2 và cạch mặt luôn người đầu tiên vì ăn chơi không biết giữ chữ tín. Nghiêm cấm share ngang, lấy hàng được share mang đi trao đổi bởi vì share bừa bãi như vậy rất dễ xảy ra chuyện” - T chia sẻ.
Đây là một điều luật bất thành văn và được các “phi công” thực hiện rất nghiêm túc. Không có một ngoại lệ nào cho bất cứ ai, nếu không người đó sẽ không bao giờ được bất cứ ai share cho bất cứ điều gì nữa. “Đơn giản chỉ là vì sự “an toàn” của tất cả mọi người, “máy bay” thì không thể biết rằng mình đã được share cho bao nhiêu người”- T nói.
Cũng giống như bên hội phi công, hội máy bay cũng có những report để đánh giá chất lượng của các phi công. Chị bạn tôi khẽ khàng bảo: “Cứ bảo là phi công đi chăn máy bay nhưng cũng chẳng biết thế nào đâu. Cả hai bên đều chăn nhau đấy”.
Mời quý độc giả xem video Phá đường dây tổ chức sex tour (nguồn Lao Động):

Cơn mê tình dưới mưa đầy oan trái của phi công trẻ

Vào cuối tháng 6/2016, TAND tỉnh Hải Dương mở phiên tòa xét xử lưu động vụ án giết người, cướp tài sản tại UBND xã Phạm Mệnh.

Vào cuối tháng 6/2016, TAND tỉnh Hải Dương mở phiên tòa xét xử lưu động vụ án giết người, cướp tài sản tại UBND xã Phạm Mệnh.

Gặp lại “con bò vô vọng” trong lũ dữ ở Quảng Bình

Con bò với ánh mắt vô vọng trong bức ảnh gây rung động cộng đồng mạng xã hội đã sống sót trong cơn lũ dữ và nay đã khỏe mạnh.

Trưa 17/10, về xã Văn Hóa huyện Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình sau khi lũ dữ rút, chúng tôi gặp lại con bò trong bức ảnh từng làm rung động lòng người được lan truyền trên mạng xã hội.
Gap lai “con bo vo vong” trong lu du o Quang Binh
Con bò vô vọng trong bức ảnh lan truyền trên facebook sau khi thoát chết đã khỏe mạnh trở lại - Ảnh: QUỐC NAM 
Ông Nguyễn Đức Cường - phó chủ tịch mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Văn Hóa, chủ của con bò trong bức ảnh cho biết sau khi lũ rút, con bò nhà ông cũng bị thương nhưng giờ đã tạm ổn.
Ngay chính ông cũng không tin con bò nhà mình sẽ sống qua cơn lũ khủng khiếp đó.
Ông Cường kể trưa 15/10, lũ bất ngờ lên nhanh. Nhà ông ở thôn Cồn Vang, xã Văn Hóa ngay sát sông Gianh nên chỉ chưa đầy hai tiếng lũ đã ngập lên nhà đến hơn ba mét. Nhà ông nuôi hai con bò, đây cũng là tài sản lớn nhất trong nhà. Con bò đực để cày chính là “nhân vật chính” trong bức ảnh.
“Khoảng 12g trưa, nước ngập lên nhà gần ba mét, tui đang loay hoay dọn lũ thì phát hiện con bò đực nhà mình bị nước cuốn từ chuồng phía sau nhà ra sông. Tui liền nhảy xuống cái thúng nhỏ chèo lao theo con bò này. Ra khoảng 50 mét ngay bờ sông mới bắt kịp và dùng mọi cách kéo ngược con bò vào lại nhà”, ông Cường kể.
Sau khi kéo được con bò đực này vào, ông dắt lên chuồng chống lũ cho bò ở phía trên chuồng hàng ngày và buộc dây lại trên đó.
Chuồng chống lũ này ông xây cao khoảng hơn ba mét, cao hơn đỉnh lũ năm 2007 30 centimet. Nhưng lũ vào vượt qua đỉnh lũ cũ đến hơn một gang tay. Cả chuồng bò ngập trong nước.
“Không còn cách nào khác, tui mới bơi thúng ra chuồng bò kéo dây mũi con bò cho nó hếch lên cao tối đa để lộ hai lỗ mũi cho nó thở và ngồi nín thở cầu trời đừng cho nước lũ dâng lên nữa”, ông Cường kể tiếp.
Gap lai “con bo vo vong” trong lu du o Quang Binh-Hinh-2
Hình ảnh chụp con bò vô vọng chụp ở nhà ông Nguyễn Văn Cường ở thôn Xuân Hạ, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. 

Đã phát hiện được xác trực thăng rơi ở Bà Rịa-Vũng Tàu

(Kiến Thức) - Phần đuôi chiếc trực thăng rơi ở Bà Rịa-Vũng Tàu cùng với xác máy bay được xác định nằm cách tảng đá lớn phía sau Thiền viện Viên Không, núi Dinh khoảng 60-100m. 

Bản tin truyền hình Quốc phòng Việt Nam (QPTV) tối qua (18/10) cho hay, lực lượng tìm kiếm cứu hộ cứu nạn đã phát hiện đuôi trực thăng rơi ở Bà Rịa-Vũng Tàu, đồng thời khoanh vùng được địa điểm máy bay gặp nạn. Tuy nhiên, do trời đang mưa rất to, đường núi trơn trượt nên vẫn chưa thể tiếp cận được hiện trường trực thăng.

Tin mới