Hội thảo ”Đô thị công nghiệp gắn với nhà ở công nhân“

Ngày 31/12, Bộ Xây Dựng, Liên Hiệp Hội Việt Nam và Tổng hội Xây Dựng Việt Nam đã phối hợp tổ chức hội thảo “Đô thị công nghiệp gắn với nhà ở công nhân”.

Hội thảo ”Đô thị công nghiệp gắn với nhà ở công nhân“
Hội thảo có sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý thuộc các lĩnh vực công nghiệp, đô thị, kinh tế, xã hội ... đến từ các Ban, Bộ ngành, địa phương, viện nghiên cứu, trường đại học và các chuyên gia quốc tế. Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phan Xuân Dũng tham dự và đồng chủ trì hội thảo.
Hoi thao ”Do thi cong nghiep gan voi nha o cong nhan“
 Quang cảnh hội thảo.

Theo báo cáo của Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), tính đến cuối tháng 9/2021, trên địa bàn cả nước đã hoàn thành 266 dự án nhà ở xã hội (NƠXH) khu vực đô thị, quy mô xây dựng khoảng hơn 142.000 căn, với tổng diện tích hơn 7,1 triệu m2 (đạt khoảng 56,8% so với mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020).

Trước tình hình phức tạp của đại dịch Covid 19 cho thấy những bất cập và tồn tại trong chính sách và thực hiện chính sách phát triển khu công nghiệp liên quan đến đảm bảo đời sống công nhân, và xa hơn nữa là việc giải bài toán đảm bảo sự đồng bộ giữa phát triển công nghiệp và đô thị, giữa phát triển kinh tế và đảm bảo chất lượng sống cho người dân.

Các đại biểu tham dự hội thảo là những chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý thuộc các lĩnh vực công nghiệp, đô thị, kinh tế, xã hội đã tập trung đánh giá thực trạng quá trình quy hoạch, đầu tư và phát triển khu công nghiệp gắn với quá trình phát triển đô thị, kinh tế xã hội của khu vực, của địa phương; thực trạng về công tác quản lý, tổ chức đời sống tinh thần, vật chất của công nhân tại các khu công nghiệp ở nước ta hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid đang lan rộng, tác động mạnh mẽ đến đời sống của những người công nhân.

Ngoài ra, hội thảo đã giới thiệu một số mô hình quy hoạch phát triển đô thị công nghiệp gắn với quản lý, tổ chức đời sống công nhân của các nước trên thế giới, đề xuất một số giải pháp quy hoạch phát triển công nghiệp, gắn với đô thị công nghiệp và quản lý, tổ chứcđời sống của công nhân.

Hội thảo tham vấn tổng kết 10 năm thực hiện chỉ thị của Ban Bí thư

Ngày 21/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức hội thảo tham vấn các tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc trong lĩnh vực huy động nguồn vốn viện trợ nước ngoài, tăng cường hợp tác quốc tế. 

Hội thảo tham vấn tổng kết 10 năm thực hiện chỉ thị của Ban Bí thư
Hội thảo do PGS.TS Phạm Quang Thao, Phó Chủ tịch VUSTA chủ trì, với sự tham dự của đại diện Vụ Đối ngoại Nhân dân, Ban Đối ngoại Trung ương Đảng và đại diện Lãnh đạo gần 20 tổ chức trực thuộc.
Hoi thao tham van tong ket 10 nam thuc hien chi thi cua Ban Bi thu

Toàn cảnh hội thảo tham vấn. 

Kết quả diễn đàn khoa học của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Với thế mạnh tập hợp và đoàn kết trí thức tham gia đóng góp ý kiến cho Đảng và Nhà nước, Diễn đàn chính là một trong những hình thức tư vấn, phản biện và giám định xã hội được Liên hiệp các Hội Khoa học và Xã hội Việt Nam (VUSTA) tổ chức nhằm tham gia ý kiến vào quá trình xây dựng chủ trương, chính sách, chương trình, dự án phát triển KT-XH.

Kết quả diễn đàn khoa học của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
Quyết định số 501/2015/QĐ-TTg ngày 15/4/2015 về “Diễn đàn khoa học chuyên nghiệp của trí thức khi tham gia các hoạt động TV, PB&GĐXH các chủ trương, chính sách, chương trình, dự án phát triển KTXH” được Thủ tướng Chính phủ giao cho Viện hàn lâm KH&CN, Viện hàn lâm Khoa học Xã hội và VUSTA tổ chức diễn đàn thí điểm trong thời gian 5 năm (2015-2020).
Ket qua dien dan khoa hoc cua Lien hiep cac Hoi Khoa hoc va Ky thuat Viet Nam
TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch VUSTA. 

Hội thảo “Đổi mới sau khủng hoảng – Cơ hội bứt phá cho doanh nghiệp vừa và nhỏ”

Ngày 15/10 tới đây, tại Hà Nội và TP.HCM sẽ đồng thời diễn ra hội thảo trực tuyến “Đổi mới sau khủng hoảng – Cơ hội bứt phá cho doanh nghiệp SME”. Đây sẽ là nơi để những doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể chia sẻ những khó khăn, thách thức trong bối cảnh mới cũng như nhận được những tư vấn từ các chuyên gia hàng đầu tại Việt Nam, giúp doanh nghiệp bứt phá và thành công.

Hội thảo “Đổi mới sau khủng hoảng – Cơ hội bứt phá cho doanh nghiệp vừa và nhỏ”
Lửa thử vàng, đại dịch thử thách SME
Trong lần bùng dịch Covid-19 lần thứ 4 vừa qua tại Việt Nam đã để lại những hậu quả nặng nề tới nền kinh tế lẫn sức khỏe của cộng đồng các doanh nghiệp trong cả nước, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Giãn cách xã hội cùng với các quy định chống dịch chặt chẽ đã tạo nên những thách thức chưa từng có tiền lệ trong cả hoạt động sản xuất kinh doanh lẫn quản trị doanh nghiệp. Nhà máy, công xưởng tạm ngừng hoạt động do không đáp ứng được yêu cầu và các khoản chi phí phát sinh cho duy trì 3 tại chỗ; công ty đủ điều kiện hoạt động thì lại thiếu hụt nhân công vì bị cách ly y tế; nhân viên các bộ phận làm việc tại nhà không hiệu quả; hàng hóa sản xuất không có đầu ra, không vận chuyển đi được; chi phí kho bãi, logistic tăng đột biến; đơn hàng không được chuyển đi đồng nghĩa nguy cơ mất luôn những khách hàng thân thiết, thị trường thân thiết mà khó khăn lắm doanh nghiệp mới có được… Có thể nói, hầu hết các doanh nghiệp đều lâm vào cảnh “trăm khó, ngàn khó”.

Tin mới