Hội thi bánh chưng mở màn Lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Sáng 23/2, tại sân trước gác chuông chùa Côn Sơn (TP Chí Linh), Ban tổ chức lễ hội mùa xuân Côn Sơn-Kiếp Bạc tổ chức hội thi gói, luộc bánh chưng, giã bánh giầy.

Hội thi bánh chưng, bánh dày tỉnh Hải Dương là một sân chơi, một điểm nhấn có ý nghĩa với du khách thập phương tại Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.
Đây là hoạt động thiết thực, góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn". Hội thi bánh chưng, bánh dày cũng là hoạt động đầu tiên, mở đầu cho một chuỗi sự kiện diễn ra tại lễ hội mùa xuân Côn Sơn-Kiếp Bạc năm 2024.
Hoi thi banh chung mo man Le hoi mua xuan Con Son - Kiep Bac 2024
 
Hoi thi banh chung mo man Le hoi mua xuan Con Son - Kiep Bac 2024-Hinh-2

Các nghệ nhân thi gói bánh chưng tại Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn-Kiếp Bạc 

Hoi thi banh chung mo man Le hoi mua xuan Con Son - Kiep Bac 2024-Hinh-3
Phần thi luộc bánh chưng. 
Theo thể lệ, mỗi đội thi gói bánh chưng gồm 5 thành viên, giã bánh dày 6 thành viên, đều là các nghệ nhân dân gian thường trú tại địa phương. Khi tham gia thi, các thành viên đều phải mặc trang phục lễ hội truyền thống. Các đội gói bánh chưng thực hiện gói 10 chiếc bánh, gồm 5 chiếc bánh mặn, 5 chiếc bánh chay trong thời gian tối đa 15 phút. Bánh hoàn toàn gói bằng tay, không được dùng khuôn.
Những chiếc bánh chưng, bánh giầy của các đội đạt giải cao sẽ được Ban Tổ chức lễ hội dâng lễ Phật, Thánh và phục vụ lễ rước bánh chưng, bánh dày, lễ dâng hương tại chùa Côn Sơn, đền Nguyễn Trãi và đền Trần Nguyên Đán nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa, nhân khang, vật thịnh.
Hoi thi banh chung mo man Le hoi mua xuan Con Son - Kiep Bac 2024-Hinh-4
Ban Giám khảo chấm sản phẩm bánh chưng. 
Chiều ngày 23/2, sẽ diễn ra phần thi giã bánh dày. Theo đó, có 7 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Hải Dương tham gia gồm: Tứ Kỳ, Cẩm Giàng, Kim Thành, Nam Sách, Kinh Môn và TP Hải Dương. Các đội thi giã bánh dày thực hiện việc đồ xôi, giã bánh và hoàn thiện 5 chiếc bánh trong vòng 50 phút. Trên bánh dán chữ “Phúc", “Lộc" hoặc “Thọ" màu đỏ bằng chữ Hán Nôm.
Ban tổ chức tiến hành tổng kết, trao giải cho các đội có thành tích cao tại hội thi vào chiều 24/2.

>>> Mời độc giả xem thêm video Độc đáo Lễ hội điêu khắc trên cát tại Ai Cập

  

Hải Dương: Đẹp ngỡ ngàng cánh đồng cây rễ ở Côn Sơn

Nằm dưới chân núi Côn Sơn (TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương) là một cánh đồng rễ bạt ngàn, lốm đốm những nụ hoa trắng tỏa hương thơm ngát...

Hai Duong: Dep ngo ngang canh dong cay re o Con Son
Mỗi vùng miền đều có nét đặc trưng riêng và ở vùng đất Hải Dương cũng vậy. Hễ ai nhắc đến cây rễ là biết ngay đó là đặc trưng của con người và vùng đất Chí Linh “địa linh nhân kiệt”. Vẻ đẹp thơ mộng của cánh đồng rễ nơi đây khiến ai một lần được đặt chân tới cũng đều xuýt xoa, thích thú. 

Về Côn Sơn, uống nước thiêng Giếng Ngọc hơn 700 năm

Nước Giếng Ngọc được dùng phục vụ các lễ tiết tại chùa Côn Sơn và khách hành hương về chiêm bái, xin nước để được gột rửa bụi trần, cầu mong sức khỏe, bình an.

Trong những ngày đầu xuân, hơn 12 vạn du khách đã đến tham quan Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc (TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Nhiều người trong số họ đã tìm đến Giếng Ngọc để uống nước thiêng.
Giếng Ngọc nằm ở chân núi Kỳ Lân, kế bên Lầu Quán Thế Âm, phía sau Côn Sơn cổ tự luôn là một trong những điểm đến của du khách khi đến Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc. Từ người lớn đến trẻ nhỏ khi đến Giếng Ngọc thường xin nước uống để mong cầu may mắn trong năm mới.

Tin mới