Hồi ức về nguyên Tổng bí thư luôn trăn trở chống tham nhũng

Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã thúc đẩy mạnh mẽ và làm chuyển động thực sự công tác xây dựng Đảng. Nhiều vụ việc từ đó dần dần được đưa ra ánh sáng”, ông Phan Diễn nói.

Hồi ức về nguyên Tổng bí thư luôn trăn trở chống tham nhũng
Sau một thời gian làm việc, tiếp xúc và cùng hoạt động trong Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị cùng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, ông Phan Diễn (nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư) chia sẻ nhiều ấn tượng về vị nguyên Tổng bí thư.
Trong đó, ấn tượng nhất chính là tâm huyết, trăn trở của nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu về quyết tâm xây dựng, chỉnh đốn Đảng, chống tham nhũng, tiêu cực và tha hóa trong Đảng.
Zing lược ghi chia sẻ của ông Phan Diễn.
Làm chuyển biến công tác xây dựng Đảng
Anh Lê Khả Phiêu là một người từng “vào sinh ra tử” trong chiến đấu, suốt đời phục vụ cho quân đội và cho sự nghiệp cách mạng của đất nước.
Tôi ấn tượng nhất bởi sự nhiệt huyết với những ý tưởng trong công việc của anh.
Thời gian anh giữ cương vị Tổng bí thư không dài, nhưng đã để lại dấu ấn đáng kể trong thúc đẩy xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phát động đấu tranh với những hư hỏng trong Đảng và trong bộ máy Nhà nước, đặc biệt là đấu tranh với những hiện tượng tham nhũng, tiêu cực, tha hoá.
Hoi uc ve nguyen Tong bi thu luon tran tro chong tham nhung
Ông Lê Khả Phiêu nhận hoa chúc mừng từ ông Đỗ Mười khi được bầu làm Tổng bí thư tại Hội nghị lần thứ 4, Ban chấp hành Trung ương khóa VIII vào tháng 12/1997. Ảnh tư liệu. 
Trong nhiều nhiệm kỳ, chúng ta luôn có những Hội nghị Trung ương bàn về xây dựng Đảng vì đây là vấn đề quan trọng, lại có những tồn tại nhức nhối. Chúng ta bàn kỹ, nói nhiều, song chuyển động lại không rõ ràng.
Nhưng bắt đầu từ Hội nghị Trung ương 6 lần 2 khóa VIII - khi anh Phiêu làm Tổng bí thư - đã bắt đầu thúc đẩy mạnh mẽ hơn, làm chuyển biến thực sự công tác xây dựng Đảng. Từ đó, chúng ta dần dần đưa ra ánh sáng, xem xét, xử lý nhiều vụ việc.
Tiếc rằng khoảng thời gian anh làm Tổng bí thư hơi ngắn, chỉ từ cuối năm 1997 đến giữa năm 2001, nên lượng việc xử lý được trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực chưa nhiều.
Trên cương vị người đứng đầu Đảng khi ấy, anh thực sự trăn trở vấn đề này. Tôi nhớ mãi trong những lần trao đổi với tôi, anh luôn bày tỏ sự lo lắng trước tình hình thực tế.
Có lần anh chia sẻ: “Từ khi mình đổi mới, kinh tế thị trường phát triển đã đem lại rất nhiều lợi ích, nhưng cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tha hoá, tiêu cực cũng phức tạp”. Rồi anh lo, không hiểu vì sao vấn đề này đặt ra đã lâu nhưng không thấy chuyển động, và thực sự tình hình mỗi năm một phức tạp.
Anh còn cảnh báo rằng qua việc Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, chúng ta phải thấy nguy cơ của chuyện không làm tốt công tác xây dựng Đảng, để Đảng tha hoá, tiêu cực, để xa dân, để nhân dân có nhiều ý kiến là rất nguy hiểm.
Khi ấy anh cho rằng, Đảng Cộng sản Liên Xô còn có thể đổ vỡ, thậm chí đổ vỡ rất nhanh thì đừng nói rằng mình không thể. Có tránh được hay không tuỳ thuộc vào việc chúng ta có làm tốt công tác xây dựng Đảng, xây dựng chế độ của chúng ta hay không. Chúng ta không bao giờ được phép chủ quan.
Có một điều nữa anh thường nói, rằng Đảng luôn coi phê bình và tự phê bình là vũ khí sắc bén để xây dựng Đảng, nhưng trong những năm gần đây, hầu hết vụ tham nhũng, tiêu cực lớn không phải được phát hiện từ nội bộ. Điều đó chứng tỏ tình hình đã đến mức nguy hiểm, tức là công tác đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực nếu chỉ dựa vào phê bình và tự phê bình đã không còn đủ hiệu quả.
Là Tổng bí thư, anh thường kể những câu chuyện mà người ta cho rằng “rất khó nói”, như chuyện chạy chức, chạy quyền trong Đảng, chuyện cơ hội, mua chuộc nhau... Qua những câu chuyện ấy, tôi thấy anh rất sát thực tế, có nhiều thông tin để hiểu những chuyện đang xảy ra và luôn có trăn trở nhất quán, mạnh mẽ về công tác xây dựng Đảng.
Không khí thẳng thắn trong các cuộc họp Bộ Chính trị
Nói về anh Phiêu, không thể không kể đến việc khi anh giữ cương vị cao nhất trong Đảng, các cuộc sinh hoạt, cuộc họp của Bộ Chính trị luôn rất thẳng thắn, dân chủ.
Đối với chúng tôi, cả đợt sinh hoạt chính trị vào cuối nhiệm kỳ của khoá VIII ấy là một bài học rất hay và tiêu biểu về tính nghiêm túc trong công tác xây dựng Đảng, trong công tác phê bình và tự phê bình ở cấp cao nhất.
Còn nhớ trong một cuộc họp của Bộ Chính trị vào cuối năm 2000 do Tổng bí thư Lê Khả Phiêu chủ trì, có đồng chí đã đứng lên thẳng thắn nói về khuyết điểm của Tổng bí thư.
Bộ Chính trị rất quan tâm và rất nghiêm túc. Nhiều đồng chí khác nghe xong cũng có ý kiến góp ý về các khía cạnh.
Tổng bí thư Lê Khả Phiêu khi đó đã ứng xử rất nghiêm túc và đúng mực khi có ý kiến nhận xét, phê bình mình. Ngay khi chủ trì, Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã nhận ngay lỗi, thừa nhận phê bình, góp ý của Bộ Chính trị và xin phép ngay sau đó sẽ huỷ bỏ quyết định sai lầm của mình. Đồng chí rất nghiêm túc với thái độ xây dựng, bình tĩnh.
Sau khi Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương có kết luận về việc này, Trung ương đã bỏ phiếu thăm dò về việc có nên giới thiệu đồng chí Lê Khải Phiêu tái cử hay không.
Cách làm của Bộ Chính trị khi ấy rất nghiêm túc, xây dựng, đoàn kết. Trước một việc hệ trọng, tất cả ủy viên Bộ Chính trị đều thẳng thắn bày tỏ ý kiến, nói lên suy nghĩ của mình.
Chính vì thái độ của Tổng bí thư Lê Khả Phiêu khi ấy rất đúng mực, nên sau khi anh Phiêu nghỉ rồi, mọi người vẫn rất kính trọng anh.
Con người tận tình, chu đáo
Về phương diện cá nhân, tôi muốn chia sẻ thêm về nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu - một người rất tận tình, chu đáo.
Cuối năm 1999, khi tôi làm Trưởng ban Kinh tế Trung ương, anh Phiêu gọi tôi sang phòng làm việc và hỏi ý kiến tôi về việc Bộ Chính trị muốn tôi đi địa phương để có thêm cơ hội rèn luyện, trưởng thành trong thực tế. Tôi nói nếu Bộ Chính trị thấy cần, tôi sẵn sàng đi.
Hoi uc ve nguyen Tong bi thu luon tran tro chong tham nhung-Hinh-2
Tổng bí thư Lê Khả Phiêu nói chuyện với các đại biểu dự Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2000-2005. Ảnh: Cao Phong/TTXVN. 
Một tuần sau họp Bộ Chính trị, tôi được quyết đi làm Bí thư Đà Nẵng. Khi ấy, Thường trực Thành ủy Đà Nẵng đang có mâu thuẫn, nên sau khi chỉ định tôi vào làm bí thư, một hôm anh Phiêu lại gọi tôi đến và dặn: “Cậu phải làm thế nào để xử lý quan hệ trong thường trực cho hay, thúc đẩy được công việc mà không có những dị nghị”.
Hôm sắp đi, anh lại gọi tôi đến hỏi xem tôi định làm thế nào. Tôi trả lời quan điểm rõ ràng là cái gì đúng thì ủng hộ, sai sẽ góp ý kiến, không bênh vực bên nào.
Anh Phiêu đồng ý nhưng góp ý thêm: "Đà Nẵng đang có đà, với công việc nội bộ, nếu có va chạm thì cố gắng không sa đà vào những cuộc tranh chấp không cần thiết. Còn nếu là chuyện có nguyên tắc thì phải làm đến nơi đến chốn".
Khi tôi làm Bí thư Đà Nẵng được khoảng 2-3 tháng thì xảy ra vụ tham nhũng lớn. Nghi phạm bị bắt giam, khởi tố, nhưng trong thời gian trong tù đã viết tờ tự khai về việc đã hối lộ, đút lót cho nhiều người, trong đó có những cán bộ chủ chốt của thành phố.
Lá thư tự khai đó được gửi cho tôi và anh Lê Minh Hương - khi ấy là Bộ trưởng Công an. Chúng tôi đã bàn bạc và chuẩn bị để báo cáo Bộ Chính trị.
Hoi uc ve nguyen Tong bi thu luon tran tro chong tham nhung-Hinh-3
Ông Phan Diễn (nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư) chia sẻ nhiều kỷ niệm, ấn tượng về nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu. Ảnh: Hoài Vũ. 
Khi Bộ Chính trị họp, chúng tôi đã nêu phương án xử lý và được Tổng bí thư, Bộ Chính trị chấp nhận.
Mỗi cuộc họp như thế, Tổng bí thư Lê Khả Phiêu quan tâm hỏi tôi 2 vấn đề. Một là vấn đề giữ đoàn kết trong ban thường vụ thế nào? Hai là việc xử lý tiếp vụ tham nhũng gặp khó khăn gì? Sau khi nghe tôi báo cáo, anh bao giờ cũng góp cho tôi những ý kiến xác đáng, thân tình.
Với người chưa có kinh nghiệm công tác ở địa phương, chưa có kinh nghiệm xử lý những vụ việc phức tạp như tôi, những ý kiến đó rất quý báu, đã giúp tôi xử lý vấn đề đúng đắn hơn. Đó là điều tôi luôn luôn ghi nhớ.
Đến khi về hưu, anh vẫn luôn quan tâm đến công việc chung, có nhiều đóng góp cho các lãnh đạo đương chức về vấn đề hệ trọng.
Bản thân tôi cũng thường xuyên đến thăm anh, hoặc có lần anh chủ động mời đến gặp. Chúng tôi thường trao đổi về thời cuộc, về tình hình của Đảng, của đất nước để cùng góp ý kiến với Đảng, Nhà nước về nhiều vấn đề quan trọng.
Tôi rất biết ơn những buổi gặp gỡ như vậy và luôn cảm kích về những ý kiến mà mình thu nhận được qua những cuộc trao đổi với anh Phiêu.
>>> Xem thêm video: Điếu văn tang lễ Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu 

Nguồn:  VTC Now

Cuộc đời, sự nghiệp nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu qua ảnh

(Kiến Thức) - Vào 2h52 ngày hôm nay (7/8), nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu từ trần sau một thời gian lâm bệnh. Trước khi nghỉ hưu, ông giữ nhiều chức vụ trong quân đội từ năm 1964 - 1992. Đến năm 1997, ông được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cuộc đời, sự nghiệp nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu qua ảnh
Cuoc doi, su nghiep nguyen Tong bi thu Le Kha Phieu qua anh
 Theo tin từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu từ trần vào 2h52 ngày hôm nay (7/8) tại Hà Nội do tuổi cao sức yếu. 

Dấu ấn gần 50 năm binh nghiệp của Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu

(Kiến Thức) - Sáng 7/8, Nguyên Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam - Thượng tướng Lê Khả Phiêu đã từ trần để lại niềm tiếc thương vô hạn của nhân dân. Ông là một người lính kiên trung, đã dành hơn nửa cuộc đời mình để đóng góp cho quân đội, cho đất nước.

Dấu ấn gần 50 năm binh nghiệp của Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu
Dau an gan 50 nam binh nghiep cua Nguyen Tong bi thu Le Kha Phieu
 Vào hồi 2h52 sáng ngày 7/8/2020 tại Hà Nội, Nguyên Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam - Thượng tướng Lê Khả Phiêu đã từ trần sau một thời gian lâm bệnh nặng. Mặc dù được Đảng, Nhà nước và tập thể các y bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng do tuổi cao sức yếu, ông đã không qua khỏi, hưởng thọ 89 tuổi.

Ảnh: Nguyên Tổng bí thư - Thượng tướng Lê Khả Phiêu.

An ninh thắt chặt Lễ Quốc tang nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu

(Kiến Thức) - Lễ viếng nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu sẽ bắt đầu từ lúc 08h00 hôm nay (14/8). Ngay từ sáng sớm, công tác an ninh chuẩn bị cho lễ viếng đã được thắt chặt.

An ninh thắt chặt Lễ Quốc tang nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu
An ninh that chat Le Quoc tang nguyen Tong Bi thu Le Kha Phieu
Ngay từ sáng sớm 14/8, công tác an ninh đã được thắt chặt, nhiều tuyến đường bên dẫn đến Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội đã được thắt chặt, các trạm chốt điều tiết các phượng tiện đi theo hướng khác, lực lượng an ninh và đội cảnh vệ cũng làm nghiêm công tác trước cổng Nhà tang lễ. 
An ninh that chat Le Quoc tang nguyen Tong Bi thu Le Kha Phieu-Hinh-2
 Lễ viếng nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu được tổ chức tại Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội bắt đầu từ 8 giờ, ngày 14/8/2020 đến 12 giờ, ngày 15/8/2020.
An ninh that chat Le Quoc tang nguyen Tong Bi thu Le Kha Phieu-Hinh-3
Lễ truy điệu nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu tổ chức vào 12 giờ 30 phút, ngày 15/8/2020 tại Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Lễ an táng lúc 14 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội. 
An ninh that chat Le Quoc tang nguyen Tong Bi thu Le Kha Phieu-Hinh-4
Cùng thời gian này, tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và Hội trường 25B, đường Quang Trung, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cũng tổ chức Lễ viếng, Lễ truy điệu nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu. 
An ninh that chat Le Quoc tang nguyen Tong Bi thu Le Kha Phieu-Hinh-5
 Hơn 10 tuyến phố được phong tỏa, 20 tuyến phố khác hạn chế phương tiện qua lại trong hai ngày 14-15/8.
An ninh that chat Le Quoc tang nguyen Tong Bi thu Le Kha Phieu-Hinh-6
Từ 6h ngày 14/8 đến 13h ngày 15/8, mọi phương tiện (trừ xe ưu tiên) không được đi vào các tuyến đường: Tăng Bạt Hổ, Phạm Đình Hổ, Nguyễn Công Trứ (đoạn từ Trần Thánh Tông đến Lò Đúc), YecXanh, Trần Thánh Tông, Nguyễn Huy Tự, Lê Quý Đôn (đoạn từ Nguyễn Cao đến YecXanh), Nguyễn Cao (đoạn từ Lò Đúc đến Lê Quý Đôn), Hàn Thuyên, Hàng Chuối (đoạn từ Hàn Thuyên đến Nguyễn Công Trứ). 
An ninh that chat Le Quoc tang nguyen Tong Bi thu Le Kha Phieu-Hinh-7
 Cổng Nhà tang lễ trước viếng nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu
An ninh that chat Le Quoc tang nguyen Tong Bi thu Le Kha Phieu-Hinh-8
 Công tác an ninh được thắt chặt ở nhiều tuyến phố, đặc biệt là đường Trần Thánh Tông, trước cửa Nhà tang lễ QG.
An ninh that chat Le Quoc tang nguyen Tong Bi thu Le Kha Phieu-Hinh-9

Từ 6h ngày 14/8 đến 14h00 ngày 15/8, ôtô chở hàng tải trọng 500 kg trở lên, ôtô khách 25 chỗ trở lên (trừ xe buýt, xe thu gom rác, xe giải quyết sự cố, xe có phù hiệu bảo vệ, xe phục vụ Lễ Quốc tang) bị hạn chế trên các tuyến: Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Lê Thánh Tông, Lò Đúc, Nguyễn Công Trứ (đoạn từ Lò Đúc đến Phố Huế), Trần Khánh Dư, đê Nguyễn Khoái, đê 401, Ngô Thì Nhậm, Lê Thánh Tông.

Tin mới