Hôm nay, Quốc hội tiếp tục chất vấn thành viên Chính phủ

Trong ngày 9/11, đại biểu Quốc hội sẽ tiếp tục chất vấn các thành viên Chính phủ, chất vấn và trả lời chất vấn sẽ không theo nhóm chuyên đề mà đại biểu Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn tất cả những vấn đề mà cử tri quan tâm.

Hôm nay, Quốc hội tiếp tục chất vấn thành viên Chính phủ
Hôm nay (9/11), Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV và được VOV tường thuật trực tiếp.
Kế thúc ngày chất vấn đầu tiên (6/11) có 65 ý kiến chất vấn, tranh luận của các đại biểu Quốc hội gửi đến Thủ tướng Chính phủ các Phó Thủ tướng và các bộ, ngành. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Vũ Đức Đam, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và 12 bộ trưởng đã trả lời các vấn đề chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Hom nay, Quoc hoi tiep tuc chat van thanh vien Chinh phu
Các vấn đề được đại biểu Quốc hội quan tâm chất vấn các thành viên đó là kiểm soát, phòng chống dịch Covid-19 đang diễn ra phức tạp trên thế giới với làn sóng lây nhiễm thứ 2, vaccine phòng ngừa Covid-19 được nghiên cứu trong nước như thế nào? Việt Nam có thể mua vaccine Covid-19 từ nước ngoài khi các nghiên cứu được công bố? Việc đổi mới sách giáo khoa với những sai sót từ bộ sách Cánh Diều, kinh phí cho đổi mới sách giáo khoa cũng được đề cập…
Vấn đề khắc phục hậu quả đợt mưa lũ miền Trung vừa qua, những nguyên nhân chủ quan, tác động và khai thác thiên nhiên quá mức khiến biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan.
Câu chuyện về phát triển thủy điện nhỏ và vừa, thủy điện xâm lấn vào diện tích đất rừng, sự suy giảm của rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, chất lượng rừng còn thấp là những vấn đề nhiều đại biểu Quốc hội đề cập tới các thành viên chính phủ và có nhiều tranh luận. Ngoài những yếu tố khách quan, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng thẳng thắng thừa nhận thảm họa thiên tai, lũ lụt miền trung có những nguyên nhân chủ quan. Tác nhân chính là việc tiêu cực hiện nay xây dựng các công trình hồ, đập thủy điện, thủy lợi; tình trạng phá rừng để trồng cây công nghiệp, để làm nương, làm rẫy, phát triển sản xuất và đặc biệt tình trạng phá rừng để lấy gỗ còn xảy ra ở nhiều.
Trong ngày chất vấn đầu tiên 6/11, cử tri đánh giá cao tinh thần thẳng thắn, xây dựng, tâm huyết của đại biểu Quốc hội cũng như các Bộ trưởng, trưởng ngành. Đã bớt đi những câu hỏi và câu trả lời lan man, đi thẳng vào vấn đề và đó là những vấn đề bức xúc đang được cử tri cả nước quan tâm.
Trong ngày 9/11, đại biểu Quốc hội sẽ tiếp tục chất vấn các thành viên Chính phủ, chất vấn và trả lời chất vấn sẽ không theo nhóm chuyên đề mà đại biểu Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn tất cả những vấn đề mà cử tri quan tâm.
Những nội dung thuộc thẩm quyền của Chính phủ thì các Phó Thủ tướng phụ trách lĩnh vực sẽ trả lời, làm rõ thêm và cuối phiên chất vấn Thủ tướng Chính phủ sẽ thay mặt Chính phủ phát biểu giải trình, làm rõ thêm một số nội dung thuộc trách nhiệm chung của Chính phủ. Những vấn đề gì thuộc lĩnh vực phụ trách của các bộ, ngành thì người đứng đầu các cơ quan có liên quan sẽ chịu trách nhiệm trả lời trực tiếp. VOV tường thuật trực tiếp phiên chất vấn này.

Hết sức thận trọng khi phát triển các thủy điện nhỏ

Ngày 24/10, bên hành lang kỳ họp thứ mười, Quốc hội khóa XIV, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã trả lời các cơ quan báo chí về tác động từ việc phát triển thủy điện thời gian qua và công tác ứng phó với biến đổi khí hậu.

Hết sức thận trọng khi phát triển các thủy điện nhỏ
Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, về tác động của việc phát triển thủy điện thời gian qua đến tình hình mưa lũ, các nhà máy thủy điện lớn hiện nay đã giải quyết rất tốt bài toán về cắt lũ, điều tiết để cung cấp nước cho mùa hạn. Còn những thủy điện nhỏ thì không đáp ứng được yêu cầu đó. Như vậy, việc phát triển thủy điện phải tuân thủ quy chế về điều tiết để bảo đảm an toàn.
Het suc than trong khi phat trien cac thuy dien nho
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà bên hành lang Quốc hội. 

Quốc hội bắt đầu họp tập trung, quyết định một số nhân sự cấp cao

Quốc hội sẽ xem xét phê chuẩn bổ nhiệm, miễn nhiệm một số thành viên Chính phủ; bãi nhiệm 1 Đại biểu Quốc hội và thông qua nhiều dự luật, nghị quyết.

Quốc hội bắt đầu họp tập trung, quyết định một số nhân sự cấp cao
 Từ hôm nay (2/11), Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV bắt đầu đợt họp tập trung tại Nhà Quốc hội (Ba Đình - Hà Nội) và dự kiến bế mạc vào 17/11. Trước đó, Quốc hội họp trực tuyến từ 20-27/10.

Bổ nhiệm 2 Bộ trưởng, bãi nhiệm 1 Đại biểu Quốc hội

Một trong những nội dung quan trọng sẽ được Quốc hội xem xét quyết định là công tác nhân sự. Theo chương trình, ngay chiều nay, Quốc hội tiến hành quy trình bãi nhiệm tư cách Đại biểu Quốc hội đối với ông Phạm Phú Quốc, Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh.

Lý do là ông Phạm Phú Quốc có quốc tịch thứ hai nhưng không báo cáo tổ chức và việc làm này thể hiện sự không gương mẫu, không chấp hành quy định của Đảng và tổ chức.

Trong đợt họp tập trung này, Quốc hội sẽ xem xét phê chuẩn việc miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Bộ KH-CN và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với ông Chu Ngọc Anh và ông Lê Minh Hưng.

Hiện ông Chu Ngọc Anh là Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội; còn ông Lê Minh Hưng đã được Bộ Chính trị điều động, phân công giữ chức Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.

Nhân sự giữ vị trí Bộ trưởng Bộ KH-CN (thay ông Chu Ngọc Anh) và Bộ trưởng Bộ Y tế sẽ được Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm vào ngày 12/11. Cùng ngày, Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình có Tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm nhân sự Thẩm phán TAND tối cao.

Liên quan nhân sự tại Bộ Y tế, tại Quyết định số 977/QĐ-TTg ngày 7/7/2020, Thủ tướng Chính phủ giao Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế cho ông Nguyễn Thanh Long. Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng chỉ định ông Nguyễn Thanh Long giữ chức Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Y tế.

Quoc hoi bat dau hop tap trung, quyet dinh mot so nhan su cap cao
Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV diễn ra trong 19 ngày làm việc, chia làm 2 đợt trực tuyến và tập trung 

Tân GĐCA Thái Bình “nổ súng” liên tục, tội phạm sa lưới... các tỉnh khác sao?

(Kiến Thức) - Bộ Công an sẽ chỉ đạo công an các địa phương trong toàn quốc tăng cường rà soát, đấu tranh quyết liệt, điều tra, xử lý nghiêm các băng ổ nhóm tội phạm có tổ chức với phương châm làm tan rã băng ổ nhóm “ngay từ trong trứng”.

Tân GĐCA Thái Bình “nổ súng” liên tục, tội phạm sa lưới... các tỉnh khác sao?
Ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP.Thái Bình cho biết, đơn vị đã ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Lê Mai Anh (tức trùm giang hồ Chúc "Nhị", 58 tuổi, trú tại tổ 2, phường Bồ Xuyên, thành phố Thái Bình) và 2 đồng phạm là Đỗ Văn Hùng (29 tuổi, trú tại xã Thái Học, huyện Thái Thụy) và Hoàng Long Bách (35 tuổi, trú tại Tam Quang, huyện Vũ Thư) để điều tra làm rõ hành vi "hủy hoại tài sản".
Trước đó, tối ngày 6/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Thái Bình nhận được đơn trình báo của anh N.Q.D (trú tại số nhà 40, đường Lê Quý Đôn, phường Tiền Phong, TP.Thái Bình) về việc có hai đối tượng đi xe máy ném sơn vào cửa, tường nhà và các hộp sản phẩm yến sào. Ngay sau khi nhận được đơn trình báo, Cơ quan CSĐT Công an TP.Thái Bình đã khẩn trương điều tra và xác định dưới sự chỉ đạo của Lê Mai Anh, hai đối tượng Bách và Hùng đã cho sơn vào túi bóng rồi ném vào nhà anh D.

Tin mới