Hơn 100 con rùa được thả về biển Hòn Cau

Khu bảo tồn biển Hòn Cau (Tuy Phong, Bình Thuận) vừa ấp nở và thả về biển 103 con rùa con.

Hơn 100 con rùa được thả về biển Hòn Cau
Trong tháng 7, nơi đây đã di dời, ấp nở 3 ổ trứng, thả về đại dương hơn 300 con rùa con.
Ngày 27/7, Khu bảo tồn biển Hòn Cau (Tuy Phong, Bình Thuận) cho biết đã thả hơn 300 con rùa về với biển sau khi di dời và ấp nở trên đảo Hòn Cau trong tháng 7 này.
Chị Lưu Yến Phi, cán bộ Khu bảo tồn biển Hòn Cau, cho biết vào khoảng đầu tháng 6, Đội tuần tra – kiểm soát Khu bảo tồn biển Hòn Cau phát hiện một cá thể rùa mẹ lên đảo đẻ. Nhận thấy ổ trứng này không an toàn, đội đã di dời 103 trứng rùa về khu vực ấp của khu bảo tồn. Sau 50 ngày, ổ trứng nở được 103 con rùa và được thả về biển ngày 26/7.
“Rùa thường lên bãi đẻ từ tháng 6 đến tháng 11 hàng năm. Từ đầu mùa đến giờ đã có 5 ổ trứng, khu bảo tồn đã di dời 3 ổ, ấp nở và thả về biển hơn 300 con rùa. Còn lại 2 ổ an toàn nên để nở tự nhiên”, nữ cán bộ Khu bảo tồn biển Hòn Cau cho biết.
Hon 100 con rua duoc tha ve bien Hon Cau
103 con rùa được ấp nở và thả về với biển tại Khu bảo tồn biển Hòn Cau. Ảnh: Khu bảo tồn biển Hòn Cau.
Cũng trong tháng 7, Khu bảo tồn biển Hòn Cau đã cứu hộ thành công một cá thể rùa cái nặng gần 60 kg bơi lạc vào bể chứa nước tuần hoàn của nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2. Sau khi chăm sóc, cá thể rùa trên được thả về biển an toàn.
Khu bảo tồn biển Hòn Cau là một trong khu bảo tồn biển quan trọng của cả nước, một trong 18 khu nước tốt nhất thế giới. Nơi đây có hệ sinh thái biển đa dạng như rạn san hô, cỏ biển và còn là nơi sinh sản của nhiều loài thủy sinh vật quý hiếm. Đăc biệt đây là bãi đẻ của loài rùa biển.

Ảnh: Sài Gòn - TP HCM tuyệt đẹp nhìn từ trên cao

(Kiến Thức) - Ngày 2/7/2016, đúng 40 năm Sài Gòn - Gia Định chính thức mang tên TP Hồ Chí Minh. Thành phố mang tên Bác tuyệt đẹp qua những bức ảnh nhìn từ trên cao.

Ảnh: Sài Gòn - TP HCM tuyệt đẹp nhìn từ trên cao
Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt trang trọng trước UBND thành phố. Đây là nơi người dân và du khách khắp nơi trên thế giới thường đến thăm viếng khi tới TP HCM. Ảnh Quang Định/TTO.
 Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt trang trọng trước UBND thành phố. Đây là nơi người dân và du khách khắp nơi trên thế giới thường đến thăm viếng khi tới TP HCM. Ảnh Quang Định/TTO.
Hội trường Thống Nhất (tên gọi trước đây là dinh Norodom, hay còn gọi là dinh Độc Lập, dinh Thống Nhất) là một công trình kiến trúc ở TP HCM. Hiện nay, công trình đã được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt. Ảnh Giản Thanh Sơn.
Hội trường Thống Nhất (tên gọi trước đây là dinh Norodom, hay còn gọi là dinh Độc Lập, dinh Thống Nhất) là một công trình kiến trúc ở TP HCM. Hiện nay, công trình đã được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt. Ảnh Giản Thanh Sơn.

Nạn nhân kéo lê: "Tôi mất ngủ vì thông tin chăn dắt ăn xin"

Chị Thảo tâm sự 2 ngày qua mất ngủ vì một phần đau nhức do vết thương gây ra, phần khác phải nghe những thông tin nói bản thân là người chăn dắt ăn xin và cho vay nặng lãi.

Nạn nhân kéo lê: "Tôi mất ngủ vì thông tin chăn dắt ăn xin"
Ngày 1/10, trong căn nhà trọ thuê trên đường Chu Văn An (phường 12, quận Bình Thạnh), chị Nguyễn Thị Thu Thảo (39 tuổi) - người bán nước và bánh tráng trộn - trước đó có xô xát với một chiến sĩ công an tại hồ Con Rùa (phường 6, quận 3) cho biết 2 ngày qua cảm thấy mệt mỏi.

Rùa nặng hơn 13 kg bò vào nhà dân

Anh Dũng chia sẻ có người trả giá 100 triệu đồng để mua con rùa nặng hơn 13 kg trên nhưng anh không bán mà mang đi phóng sinh.

Rùa nặng hơn 13 kg bò vào nhà dân
6h ngày 12/10, gia đình anh Nguyễn Tiến Dũng (30 tuổi, ở xã Thanh Thủy, huyện Thanh Chương, Nghệ An) đang ngủ thì nghe tiếng chó sủa. Thấy lạ vì chó sủa liên tiếp, anh Dũng dậy mở cửa, phát hiện một con rùa đang bò từ ngoài đường vào sân.

Tin mới