Hơn 500 vụ tấn công website Việt của hacker Trung Quốc

Trong 5 tháng đầu năm 2014 có 541 vụ tấn công mạng do hacker Trung Quốc thực hiện, trong đó có 16/541 vụ nhắm vào cơ quan Nhà nước.

Tại hội nghị giao ban quản lý Nhà nước Bộ Thông tin và Truyền thông ngày 5/6 tại Hà Nội, ông Vũ Quốc Khánh, Giám đốc Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) cho biết: Thống kê của VNCERT cho thấy trong tháng 5/2014, đã có 989 vụ tin tặc tấn công vào các website Việt Nam.
Một số địa chỉ web Việt Nam bị hacker tấn công (Ảnh: chụp từ securitydaily.net)
 Một số địa chỉ web Việt Nam bị hacker tấn công (Ảnh: chụp từ securitydaily.net)
Trong đó 62 vụ tấn công vào website cơ quan Nhà nước. Qua sàng lọc thì phát hiện 541 vụ do hacker Trung Quốc thực hiện, trong đó có 16/541 vụ nhắm vào cơ quan Nhà nước.
Cũng theo ông Khánh, số lượng vụ tấn công nêu trên chỉ tăng gấp rưỡi so với trung bình hàng tháng, không phải số lượng quá lớn.
Mặt khác, nếu nhìn lại riêng vụ Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh năm ngoái, đã có hàng trăm website cơ quan Nhà nước bị tin tặc Trung Quốc tấn công. Năm nay mới chỉ có 16 website của cơ quan Nhà nước cấp quận, huyện bị tấn công bởi hacker Trung Quốc. Điều này cho thấy, công tác phòng chống tấn công mạng của các cơ quan Nhà nước đã được chú trọng hơn.

Chiến tranh mạng với Trung Quốc, Việt Nam có thể đối phó

(Kiến Thức) - Các nhà an ninh mạng khẳng định có thể nhanh chóng ứng phó và khắc phục hậu quả có thể xảy ra nếu các hacker Trung Quốc tấn công.

Đã có trên 200 website tại Việt Nam đã bị các hacker Trung Quốc tấn công, làm mất dữ liệu, không thể truy cập. Có những trang web, trên trang chủ hacker còn để nguyên dòng chữ “I’m from China”. Những vụ tấn công này diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đang lên tiếng phản đối việc Trung Quốc đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan HD981 tại  vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. 
Ông Ngô Tuấn Anh, Phó Chủ tịch phụ trách an ninh mạng thuộc Công ty Bkav.
Ông Ngô Tuấn Anh, Phó Chủ tịch phụ trách an ninh mạng thuộc Công ty Bkav. 

Lộ mặt gián điệp mạng Trung Quốc tấn công Việt Nam

(Kiến Thức) - Trung Quốc vừa hành động ngang ngược, trắng trợn trên Biển Đông, vừa có đơn vị gián điệp mạng được lập riêng để "xử lý" Việt Nam.

Từ ngày 8 – 11/5, Việt Nam có 220 website bị các hacker tự xưng là “I am from China” (tin tặc Trung Quốc) tấn công, gây ra những đợt tấn công từ chối dịch vụ, thay đổi giao diện, đe dọa nghiêm trọng an ninh mạng của nước ta.
Từ ngày 8 – 11/5, Việt Nam có 220 website bị các hacker tự xưng là “I am from China” (tin tặc Trung Quốc) tấn công, gây ra những đợt tấn công từ chối dịch vụ, thay đổi giao diện, đe dọa nghiêm trọng an ninh mạng của nước ta. 
Trong đợt truy quét các gián điệp mạng trên diện rộng, được tiến hành bởi nhiều quốc gia mới đây, chân dung đơn vị gián điệp mạng được lập riêng để "xử lý" Việt Nam của Trung Quốc chính thức lộ diện. Đó là một nhóm nhỏ, được đặt tên Kunming Group (Nhóm Côn Minh), có các địa chỉ IP nằm tại Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc. Ảnh: Đường phố ở Côn Minh, Trung Quốc.
Trong đợt truy quét các gián điệp mạng trên diện rộng, được tiến hành bởi nhiều quốc gia mới đây, chân dung đơn vị gián điệp mạng được lập riêng để "xử lý" Việt Nam của Trung Quốc chính thức lộ diện. Đó là một nhóm nhỏ, được đặt tên Kunming Group (Nhóm Côn Minh), có các địa chỉ IP nằm tại Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc. Ảnh: Đường phố ở Côn Minh, Trung Quốc. 
Nhóm hacker Côn Minh thường tập trung vào các mục tiêu mạng tại Việt Nam, chuyên phát triển các loại phần mềm độc hại và sử dụng thủ thuật Spear phishing (giả mạo danh tính có mục tiêu) để tấn công đối tượng.
Nhóm hacker Côn Minh thường tập trung vào các mục tiêu mạng tại Việt Nam, chuyên phát triển các loại phần mềm độc hại và sử dụng thủ thuật Spear phishing (giả mạo danh tính có mục tiêu) để tấn công đối tượng. 
Những gián điệp mạng này sẽ lây nhiễm mã độc qua các đường link, gây nhầm lẫn, khiến người dùng mạng tại Việt Nam kích nhầm vào đường dẫn và thông báo giả trên các trang web.
Những gián điệp mạng này sẽ lây nhiễm mã độc qua các đường link, gây nhầm lẫn, khiến người dùng mạng tại Việt Nam kích nhầm vào đường dẫn và thông báo giả trên các trang web. 
Sau khi kích vào đường dẫn có mã độc của nhóm gián điệp Trung Quốc, hàng loạt thông tin quan trọng nhanh chóng bị khai thác.
Sau khi kích vào đường dẫn có mã độc của nhóm gián điệp Trung Quốc, hàng loạt thông tin quan trọng nhanh chóng bị khai thác. 
Mục tiêu của nhóm Côn Minh có thể liên quan tới mâu thuẫn giữa Việt Nam và Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, cụ thể là việc hạ đặt giàn khoan trái phép Hải Dương 981 của nước này lên vùng biển Việt Nam. Sau khi một loạt các website của Việt Nam bị tấn công, nhiều nội dung sai trái về Biển Đông đã bị đăng tải.
Mục tiêu của nhóm Côn Minh có thể liên quan tới mâu thuẫn giữa Việt Nam và Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, cụ thể là việc hạ đặt giàn khoan trái phép Hải Dương 981 của nước này lên vùng biển Việt Nam. Sau khi một loạt các website của Việt Nam bị tấn công, nhiều nội dung sai trái về Biển Đông đã bị đăng tải. 
Các nhóm hacker hoạt động trực tiếp cho chính phủ Trung Quốc được cho là có độ tuổi 20-30, được huấn luyện tại các trường đại học công nghệ và khoa học, làm việc ở nhiều ban, ngành, đơn vị khác nhau.
Các nhóm hacker hoạt động trực tiếp cho chính phủ Trung Quốc được cho là có độ tuổi 20-30, được huấn luyện tại các trường đại học công nghệ và khoa học, làm việc ở nhiều ban, ngành, đơn vị khác nhau. 
Nhóm gián điệp mạng Trung Quốc được đánh giá có trình độ công nghệ cao, có thể là những quân nhân được đào tạo về công nghệ máy tính, chứ không phải là chuyên viên công nghệ được tuyển mộ vào quân đội. Ảnh: Quân đội Trung Quốc diễn tập chiến tranh mạng.
Nhóm gián điệp mạng Trung Quốc được đánh giá có trình độ công nghệ cao, có thể là những quân nhân được đào tạo về công nghệ máy tính, chứ không phải là chuyên viên công nghệ được tuyển mộ vào quân đội. Ảnh: Quân đội Trung Quốc diễn tập chiến tranh mạng. 
Ngoài Việt Nam, Bộ Tư pháp Mỹ mới đây cũng vừa đưa ra cáo buộc tội danh tấn công mạng vào nhiều công ty lớn của nước này, đánh cắp bí mật thương mại đối với 5 nghi phạm, vốn là thành viên của đơn vị Unit 61398 thuộc Quân đội Nhân dân Trung Quốc (PLA).
Ngoài Việt Nam, Bộ Tư pháp Mỹ mới đây cũng vừa đưa ra cáo buộc tội danh tấn công mạng vào nhiều công ty lớn của nước này, đánh cắp bí mật thương mại đối với 5 nghi phạm, vốn là thành viên của đơn vị Unit 61398 thuộc Quân đội Nhân dân Trung Quốc (PLA). 
Nhóm gián điệp thuộc đơn vị Unit 61398 đánh cắp dữ liệu của Alcoa, Westinghouse, United States Steel, Allegheny Technologies và nhiều công ty lớn khác của Mỹ bằng cách truy cập vào email của các nhà lãnh đạo những công ty kể trên. Ảnh: “Căn cứ” của “quân đoàn hacker thuộc đơn vị Unit 61398” tại thành phố Thượng Hải.
Nhóm gián điệp thuộc đơn vị Unit 61398 đánh cắp dữ liệu của Alcoa, Westinghouse, United States Steel, Allegheny Technologies và nhiều công ty lớn khác của Mỹ bằng cách truy cập vào email của các nhà lãnh đạo những công ty kể trên. Ảnh: “Căn cứ” của “quân đoàn hacker thuộc đơn vị Unit 61398” tại thành phố Thượng Hải. 
Họ lập những email lừa đảo giống với email từ những nguồn đáng tin cậy như bạn bè, đồng nghiệp… để người truy cập khó lòng phát hiện là giả, an tâm mở các file đính kèm và đường link trong tin nhắn.
Họ lập những email lừa đảo giống với email từ những nguồn đáng tin cậy như bạn bè, đồng nghiệp… để người truy cập khó lòng phát hiện là giả, an tâm mở các file đính kèm và đường link trong tin nhắn. 

Tin mới