ACV muốn trở lại DNNN: Tiền mặt xông xênh, vay nợ cũng ngút ngàn

(Vietnamdaily) - Nếu muốn trở lại là doanh nghiệp Nhà nước, ACV sẽ phải chi ra khoảng 8.000 tỷ đồng để mua lại hơn 100 triệu cổ phần từ 7.000 cổ đông nhỏ lẻ. Bài toán có dễ dàng?

Trong bối cảnh Chính phủ đang đẩy mạnh tiến độ cổ phần hóa loạt ông lớn như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Tập đoàn Than - khoáng sản VN (TKV), Tập đoàn Bưu chính - viễn thông VN (VNPT), Tập đoàn Hóa chất VN (Vinachem)… thì Bộ Giao thông Vận tải lại có đề xuất đưa Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) trở lại là DNNN.

Lý do Bộ này đưa ra là để “tạo điều kiện đảm bảo cao nhất về an ninh quốc phòng cho hoạt động hàng không”.

Trong khi đó, ACV đã cổ phần hóa cuối năm 2015 với vốn điều lệ hơn 21.771 tỷ đồng, trong đó Nhà nước nắm chi phối với 95.4%, còn lại cổ đông nhỏ lẻ.

Đáng nói, nhiều quỹ ngoại cũng nắm giữ cổ phần ACV như Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL, thuộc Dragon Capital) đến cuối 2018 ghi nhận khoản đầu tư cổ phiếu này với giá vốn 7,23 triệu USD nhưng giá thị trường gần 44 triệu USD.

ACV muon tro lai DNNN: Tien mat xong xenh, vay no cung ngut ngan
 

Hay VinaCapital Vietnam Opportunity Fund (VOF) và Asset Plus Vietnam Growth Fund cũng nắm giữ lượng lớn cổ phiếu ACV. Đến cuối tháng 7, VOF (thuộc VinaCapital) nắm giữ hơn 79 triệu USD cổ phiếu ACV, tương đương 8,5% tổng tài sản ròng.

Nói thể để thấy rằng, câu chuyện mua lại 4.6% vốn, tương ứng hơn 100 triệu cổ phần từ hơn 7.000 cổ đông nhỏ lẻ này liệu có dễ dàng?

Lịch sử đã từng ghi nhận việc mua lại cổ phần từ hàng ngàn cổ đông nhỏ lẻ của một công ty đại chúng không phải là dễ, đơn cử như trường hợp của CTCP Thủy sản Minh Phú (mã chứng khoán MPC).

Ông chủ của Minh Phú đã từng than rằng không thể gọi điện cho hàng ngàn cổ đông để đề nghị bán từng lô cổ phiếu lại cho Công ty vì có những cổ đông chẳng để ý gì tới số cổ phần mình đang nắm giữ.

Vì thế mà sau một thời gian dài không đưa được cơ cấu cổ đông về dưới con số 100 khiến Minh Phú phải trở lại sàn chứng khoán.

Thêm vào đó, để mua lại được số cổ phần đó, ACV dự kiến sẽ phải chi khoảng 8.000 tỷ đồng tính theo thị giá đang quanh mức 80.000 đồng/cổ phiếu.

Vay nợ lớn

Mặc dù theo báo cáo tài chính gần nhất, tại ngày 30/6/2019, ACV có tổng tài sản 58.727 tỷ đồng, trong đó tiền và khoản đầu tư tài chính ngắn hạn khá “xông xênh” với hơn 29.000 tỷ đồng. Song vay nợ tài chính của ACV không phải là nhỏ tới hơn 15.500 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là vay bằng nguồn vốn ODA.

ACV muon tro lai DNNN: Tien mat xong xenh, vay no cung ngut ngan-Hinh-2
Tình hình kinh doanh của ACV từ năm 2012 đến tháng 6/2019

Về tình hình kinh doanh, từ sau thời điểm cổ phần hóa, ACV ghi nhận sự tăng trưởng khá tốt khi doanh thu năm 2018 đạt mức cao kỷ lục tới hơn 16.090 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 6.135 tỷ đồng.

Riêng 6 tháng đầu năm có sự tăng trưởng tốt so cùng kỳ 2018 khi doanh thu và lợi nhuận lần lượt đạt 8.909 tỷ đồng và 3.695 tỷ đồng.

Liên quan đến việc phê duyệt quyết toán lúc cổ phần hóa, báo cáo tài chính của ACV đến nay vẫn bị các đơn vị kiểm toán nhấn mạnh về việc này dù thời điểm cổ phần hóa đã diễn ra từ 31/3/2016.

Cổ phiếu ACV chính thức đang giao dịch trên sàn UPCoM vào tháng 11/2016, hiện ghi nhận mức tăng vọt 244% kể từ khi lên sàn.

Do khối lượng cổ phiếu ngoài thị trường không nhiều nên thanh khoản của ACV cũng không quá cao, bình quân chỉ hơn 79.000 cổ phiếu được giao dịch mỗi ngày tính trong vòng 1 năm qua.

ACV muon tro lai DNNN: Tien mat xong xenh, vay no cung ngut ngan-Hinh-3
Biến động cổ phiếu ACV từ khi lên sàn đến nay

Thanh tra Bộ Tài chính chỉ ra nhiều sai phạm của ACV

(VietnamDaily) - Thanh tra Bộ Tài chính chỉ ra nhiều sai phạm tại Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) trong quá trình hoạt động về việc chấp hành pháp luật về tài chính, kế toán và thuế.

ACV có nhiều sai phạm

Thứ trưởng Bộ GTVT nói gì việc ưu ái “con đẻ” ACV xây dựng Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất?

(VietnamDaily) - Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, Bộ GTVT đề xuất giao ACV đầu tư nhà ga T3 Tân Sơn Nhất sau khi cân nhắc, xem xét nhiều yếu tố.

Tại buổi họp báo Chính phủ chiều 2/4, PV đã đề cập việc Thủ tướng Chính phủ cùng các bộ, ngành, địa phương đã thống nhất phương án điều chỉnh quy hoạch mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất theo nhà tư vấn Pháp, nhưng Bộ GTVT vẫn chậm trễ thực hiện. Trong khi Tổng công ty cảng Hàng không Việt Nam - ACV là doanh nghiệp cổ phần có yếu tố nước ngoài nên việc giao đất cho ACV là rất khó. Việc giao đất phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật, Bộ GTVT không thể nói chọn ACV là có thể chọn ngay được.

Tin mới