Hơn 8.000 ứng dụng Việt Nam trên App Store bị Apple gỡ bỏ

Việt Nam thuộc nhóm 10 nước có số ứng dụng bị Apple gỡ nhiều nhất thế giới trong năm 2022 vì vi phạm về nguyên tắc thiết kế hoặc gian lận.

Mới đây, Apple đã lần đầu công bố Báo cáo minh bạch của App Store, với nhiều thông tin về hoạt động của kho ứng dụng này trong năm 2022. Trong đó, thông tin được đề cập nhiều nhất là việc gỡ bỏ ứng dụng vi phạm quy định của hãng hoặc do Chính phủ các nước yêu cầu.
Theo báo cáo, kho ứng dụng của Apple có khoảng 1,78 triệu ứng dụng và trong năm 2022, có khoảng 186.195 ứng dụng đã bị “Táo khuyết” gỡ bỏ, chủ yếu thuộc loại Trò chơi (38.883 ứng dụng) và Công cụ tiện ích (20.045 ứng dụng).
Trong đó, Việt Nam có 8.462 ứng dụng (app) bị xóa vì nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên, 2 nguyên nhân chính mà Apple cho biết là do các app vi phạm nguyên tắc thiết kế với 4.657 ứng dụng (đứng thứ 6 thế giới) và gian lận với 3.626 ứng dụng (đứng thứ 2 thế giới).
Theo Apple, lỗi thiết kế là ứng dụng đã lỗi thời hoặc mang đến trải nghiệm người dùng kém hơn so với hãng mong đợi. Chẳng hạn, khi người dùng truy cập, ứng dụng chuyển hướng họ sang một trang web trước khi khởi chạy.
Vi phạm gian lận là việc các ứng dụng tạo ra các đánh giá gian lận về đối thủ, cạnh tranh không lành mạnh, hoặc tạo các nội dung sai sự thật để “dụ” người dùng cài đặt.
Ngoài ra, những lý do khác mà Apple nhắc tới là vi phạm quy tắc ứng xử của nhà phát triển, gian lận nhiều lần, thiết kế sao chép ứng dụng khác, tạo ứng dụng spam, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, tin giả...
Báo cáo minh bạch của Apple cho thấy, Trung Quốc dẫn đầu danh sách thị trường có số ứng dụng bị gỡ khỏi App Store cao nhất với hơn 41 nghìn. Lần lượt xếp thứ 2 là Mỹ với hơn 32 nghìn và Ấn Độ với hơn 10 nghìn ứng dụng.
Ở thời điểm hiện tại, App Store có gần 37 triệu nhà phát triển đăng ký. Mỗi tuần, kho ứng dụng của hệ điều hành iOs lại có hơn 656 triệu người truy cập, với 747 triệu lượt tải. Apple cũng đã khóa 282 triệu tài khoản người dùng, ngăn chặn 2,2 tỷ USD giao dịch gian lận từ trên nền tảng ứng dụng của mình.
Báo cáo được phát hành như một phần của thỏa thuận giải quyết vụ kiện năm 2021 với một nhóm các nhà phát triển. Apple đã đồng ý minh bạch hơn về các chính sách trên App Store của mình.

Nàng KOL 20 tuổi có cả triệu fan tiết lộ mức thu nhập “khủng“

Thanh Vân là nàng KOL đắt show với kênh TikTok thu hút 1,6 triệu lượt theo dõi. Cô "bật mí" thu nhập cao nhất từng đạt được là 100 triệu đồng/tháng.

Tự chủ kinh tế nhờ nghề KOL, người mẫu ảnh

KOL ở Hàn bị ghét vì chỉ cần đẹp cũng kiếm bộn tiền

Những người có ảnh hưởng đang nổi lên như kênh tiếp thị mới và dẫn đầu xu hướng bán lẻ thay đổi nhanh chóng ở xứ sở kim chi. Tuy nhiên, họ cũng chịu sự soi xét đi kèm danh tiếng.

Han, sinh viên đại học 23 tuổi, có “bạn học” mà anh chưa từng gặp mặt. Khi ôn thi, chàng trai phát video của Cho Chan-hui - người có ảnh hưởng được biết đến với tên gọi Nojambot.

Cho, bỏ học trung học để trở thành cảnh sát, thường xuyên livestream và đăng video ngồi học trong nhiều giờ. Anh có hơn 400.000 người đăng ký kênh và trở nên nổi tiếng vào năm 2017 chỉ nhờ video học bài lan truyền trên mạng.

Trẻ em ảo tưởng làm KOL vì nghiện mạng xã hội

Influencer trở thành một trong những công việc được khao khát nhất của cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, mọi thứ được tô hồng trên mạng khiến họ có kỳ vọng không thực tế.

Khi lên 4 tuổi, các con của Benjamin Burroughs, giáo sư về truyền thông tại Đại học Nevada Las Vegas (Mỹ), bị ám ảnh bởi kênh YouTube Ryan's World. Trong mỗi video, đứa trẻ tên Ryan sẽ đập hộp loạt đồ chơi và khiến người xem cảm thấy như đang ngồi chơi cùng cậu bé.

Nỗi ám ảnh về “thế giới của Ryan” đã vượt ra ngoài màn ảnh. Gần như ngay lập tức, các con của Burroughs đều hỏi liệu chúng có thể trở thành YouTuber hay không.

Tin mới