Hôn mê, suy đa tạng do chủ quan khi say nắng

(Kiến Thức) - Say nắng và say nóng là chứng bệnh hay gặp, thường để lại hậu quả nghiêm trọng do không được điều trị kịp thời.

Hôn mê, suy đa tạng do chủ quan khi say nắng
Mất nước, suy đa tạng
Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện 103 vừa cứu chữa thành công cho bệnh nhân bị say nóng, say nắng nặng. Bệnh nhân là anh Nguyễn Văn D. (Vĩnh Phúc, Hà Nội) trước khi nhập viện đang lao động ở nhiệt độ ngoài trời cao, có biểu hiện mệt mỏi, yếu cơ, buồn nôn và đau đầu, hoa mắt, chuột rút, tăng thân nhiệt. Khi bệnh nhân hôn mê thì được đưa tới bệnh viện. 
Ngay lập tức, bệnh nhân được cấp cứu tại Bệnh viện 103, được thở máy, dùng kháng sinh, đảm bảo thông khí, chăm sóc nuôi dưỡng và dần hồi phục. Sau khi làm các xét nghiệm, điện giải đồ, công thức máu, protit máu... thì thấy bệnh nhân mất nước toàn thể, suy đa tạng do lao động trong ngoài trời vào lúc nhiệt độ nắng nóng. Bệnh nhân này bị cả hai chứng bệnh là say nắng và say nóng nặng, để cứu chữa thành công là cả một thời gian tích cực và lâu dài của tập thể bác sĩ. 
Say nóng có thể xảy ra khi hoạt động kéo dài trong môi trường có nhiệt độ cao, nhất là khi sự thải nhiệt của cơ thể bị cản trở, mặc quần áo không thấm nước, môi trường có độ ẩm quá cao, thường kèm theo tăng nhiệt độ không khí hoặc kèm theo gắng sức thể lực dẫn tới mất muối và nước, có thể diễn biến thành sốc nhiệt. Còn say nắng xảy ra khi ở lâu ngoài trời nắng, nó có thể khiến tổn thương thần kinh trung ương do tác dụng trực tiếp của tia mặt trời vào vùng đầu và gáy.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Thoái hóa protein
Khi nhiệt độ tăng cao quá mức tế bào có thể chịu đựng dẫn tới thoái hóa protein, từ đó gây thiếu máu, thiếu oxy, nội độc tố, cytoxin viêm. Những trường hợp có nồng độ protein này thấp đều dễ bị tổn thương nhiệt như tuổi cao, mất thích nghi khí hậu. Sau khi bị stress nhiệt, sản sinh ra nhiều chất trung gian của đáp ứng viêm nhằm bảo vệ và sửa chữa tổn thương. Những cytokine và interlerkin tạo ra sốt, trục hạ đồi - tuyến yên - thượng thận, những sản phẩm trung gian này làm tăng tính thấm thành ruột dẫn tới tạo các nội độc tố, chúng kết hợp lại làm suy giảm khả năng điều hòa nhiệt và phòng ngừa, tụt huyết áp, tăng nhiệt độ.
Vào mùa hè nắng, nóng, những người lao động tự do, làm việc ngoài trời hết sức lưu ý để phòng tránh tình trạng say nắng, say nóng. Khi xảy ra các triệu chứng như đau đầu, hoa mắt, thân nhiệt cao, mệt mỏi... cần đưa ngay bệnh nhân ra khỏi môi trường nắng, nóng càng sớm càng tốt, cho nằm ở nơi thoáng gió, quạt, chườm khăn mát cho bệnh nhân, nếu bệnh nhân còn tỉnh thì cho uống oresol trong giờ đầu và uống thuốc hạ sốt, nếu bệnh nhân có rối loạn ý thức và mất nước nặng cần chuyển bệnh viện để kịp thời cứu chữa ngay. Đây là chứng bệnh nếu không được xử lý tốt, bệnh nhân có thể ảnh hưởng tới não, thậm chí tử vong.

Rau đay giúp trị say nắng

Rau đay giúp trị say nắng
Rau đay có nhiều muối khoáng và vitamin. Thành phần hoá học của rau đay gồm có: canxi 498mg%, photpho 93mg%, sắt 3,8mg%, kali 650mg%, axit oxalic 870mg%, vitamin B1 0,24mg%, vitamin B2 0,76mg%, vitamin C 168mg%, vitamin A 7,940 đơn vị...
 

Say nắng khác say nóng thế nào?

Say nắng khác say nóng thế nào?
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 

BS Nguyễn Minh Tuấn, Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội tư vấn: Say nắng rất ít gặp nhưng lại nguy hiểm đến tính mạng. Say nắng thường xảy ra ở người già, người nghiện rượu khi thời tiết nóng. Dấu hiệu của say nắng là da đỏ, nóng và khô. Ngay cả trong hõm nách cũng không có mồ hôi. Kèm theo đó người bị say nắng sẽ sốt cao, đôi khi trên 42 độ C. Người bị nạn thường bất tỉnh. Trong khi đó, say nóng có dấu hiệu trái ngược lại như da lạnh, nhợt nhạt, có mồ hôi, đồng tử giãn, không sốt và mệt mỏi.

Dấu hiệu không nên bỏ qua của bệnh trĩ

(Kiến Thức) - Ở đối tượng trung niên, xuất hiện triệu chứng ngứa, rát hậu môn, xuất huyết, đau… rất có thể báo hiệu bạn đã bị trĩ tấn công.

Dấu hiệu không nên bỏ qua của bệnh trĩ
Tùy vào vị trí búi trĩ mà người bệnh đối diện với những biểu hiện khác nhau. Dù vậy, hiện tượng chảy máu khi đại tiện được xem là dấu hiệu phổ biến nhất. Đối với trĩ nội, ở giai đoạn đầu, niêm mạc phía trong thiếu các sợi thần kinh cảm giác đau nên thường không gây khó chịu. Bạn chỉ có thể phát hiện hiện tượng chảy máu qua màu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc bồn cầu.
 Tùy vào vị trí búi trĩ mà người bệnh đối diện với những biểu hiện khác nhau. Dù vậy, hiện tượng chảy máu khi đại tiện được xem là dấu hiệu phổ biến nhất. Đối với trĩ nội, ở giai đoạn đầu, niêm mạc phía trong thiếu các sợi thần kinh cảm giác đau nên thường không gây khó chịu. Bạn chỉ có thể phát hiện hiện tượng chảy máu qua màu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc bồn cầu.

Tin mới