Hồng Kông điều động 3000 cảnh sát giải tán người biểu tình

(Kiến Thức) - Ngày 20/11, ít nhất 3.000 cảnh sát Hồng Kông được huy động để hỗ trợ nhân viên thi hành án thực hiện mệnh lệnh giản tán người biều tình.

Hơn 3000 cảnh sát Hồng Kông đã được điều động đến khu vực Mong Kok vào ngày 20/11 để hỗ trợ các nhân viên thi hành án thực hiện mệnh lệnh của tòa nhằm mở cửa trở lại các con đường bị người biểu tình chiếm giữ hơn một tháng qua.
Trong ngày hôm qua, cảnh sát Hồng Kông cũng phải căng mình chống lại làn sóng biểu tình bùng phát trở lại. Một nhóm nhỏ đã dùng rào chắn và gạch đá đập vỡ của kính của tòa nhà lập pháp. Họ còn có ý định cướp nhà hành chính trung tâm Hồng Kông. 
Hiện cảnh sát đã kiểm soát được tình hình, tuy nhiên chưa có dấu hiệu người biểu tình xuống nước trong cuộc chiến đòi dân chủ lớn nhất Hồng Kông từ trước đến nay này.

“Một Thiên An Môn ở Hồng Kông là chiến thắng của Mỹ“

(Kiến Thức) - Mỹ đang rất muốn khiến Trung Quốc phải có những hành động thái quá đối với các cuộc biểu tình nhờ vào các tổ chức phi chính phủ

Mỹ đang rất muốn tách Hồng Kông ra khỏi Trung Quốc hoặc khiến Trung Quốc phải có những hành động thái quá đối với các cuộc biểu tình nhờ vào các tổ chức phi chính phủ (NGO). Tuyên bố này được Tiến sĩ Conn Hallinan, chuyên gia chính sách đối ngoại, phụ trách chuyên mục Tâm điểm tại tờ Foreign Policy trả lời tờ RT của Nga.
Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn do Kiến Thức lược dịch:
- Tình hình các cuộc biểu tình đang không có dấu hiệu suy giảm sau gần một tuần căng thẳng, và đặc biệt là vụ đụng độ trên phố hôm 3/10. Ông nghĩ cuộc biểu tình sẽ có kết quả ra sao?

Lãnh đạo cuộc biểu tình Hồng Kông mất dần quyền kiểm soát?

(Kiến Thức) - Khoảng cách thế hệ và kì vọng khác nhau giữa các phe tham gia cuộc biểu tình khiến những người lãnh đạo khó kiểm soát cuộc biểu tình Hồng Kông.

Người đồng tổ chức chiến dịch Chiếm trung tâm, tiến sĩ Chan Kin-man, người đã trở lại làm việc tại ĐH Trung Quốc, cho biết ông cùng các người đồng tổ chức khác đang cân nhắc một cách tiếp cận chậm rãi và thực tế trong cuộc biểu tình vì “quyền bỏ phiếu phổ thông thực sự”, khi mà họ đã nhận thức được những hạn chế về mặt chính trị.
Ông Chan Kin-man nói: “Chúng tôi tin rằng chiến dịch đã đạt được mục đích ban đầu của nó, đó là đánh thức thế hệ trẻ. Nhưng những sinh viên muốn thấy những thay đổi thực sự và thiết yếu trong hệ thống chính trị, thay vì một chiến dịch giáo dục cộng đồng”.

Tin mới