Hồng quân Liên Xô bắt sống Hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc

Hồng quân Liên Xô bắt sống Hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc

Sau khi đánh bại Đức Quốc xã ở châu Âu, Liên Xô nhanh chóng chuyển quân về phía Đông để tiêu diệt Quân đội Nhật Bản, kết thúc Chiến tranh Thế giới 2.

Xem toàn bộ ảnh
Sau khi đánh bại đạo quân Quan Đông của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc,  Hồng quân Liên Xô chuẩn bị cho cuộc đổ bộ lên các đảo chính của Nhật Bản. Tuy nhiên, việc duy trì quan hệ với Mỹ vẫn là ưu tiên hàng đầu và kế hoạch này đã phải hủy bỏ.
Sau khi đánh bại đạo quân Quan Đông của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc, Hồng quân Liên Xô chuẩn bị cho cuộc đổ bộ lên các đảo chính của Nhật Bản. Tuy nhiên, việc duy trì quan hệ với Mỹ vẫn là ưu tiên hàng đầu và kế hoạch này đã phải hủy bỏ.
Vào mùa hè năm 1945, quân Đồng minh đang chuẩn bị thực hiện một cuộc tấn công cuối cùng để tiêu diệt kẻ thù còn sót lại của phe phát xít, đó là Đế quốc Nhật Bản. Mỹ và Anh đã chiến đấu với quân đội Nhật Bản ở Thái Bình Dương trong nhiều năm và Liên Xô cũng sắp tham gia cuộc chiến này.
Vào mùa hè năm 1945, quân Đồng minh đang chuẩn bị thực hiện một cuộc tấn công cuối cùng để tiêu diệt kẻ thù còn sót lại của phe phát xít, đó là Đế quốc Nhật Bản. Mỹ và Anh đã chiến đấu với quân đội Nhật Bản ở Thái Bình Dương trong nhiều năm và Liên Xô cũng sắp tham gia cuộc chiến này.
Tại Hội nghị Yalta vào tháng 2/1945, nhà lãnh đạo Liên Xô Stalin hứa với Thủ tướng Anh Churchill và Tổng thống Mỹ Roosevelt rằng, Liên Xô sẽ tấn công Nhật Bản trong vòng ba tháng, sau chiến thắng ở châu Âu và ông đã giữ lời.
Tại Hội nghị Yalta vào tháng 2/1945, nhà lãnh đạo Liên Xô Stalin hứa với Thủ tướng Anh Churchill và Tổng thống Mỹ Roosevelt rằng, Liên Xô sẽ tấn công Nhật Bản trong vòng ba tháng, sau chiến thắng ở châu Âu và ông đã giữ lời.
Vào ngày 8/8, Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản và ngày hôm sau quân đội Liên Xô vượt qua biên giới Mãn Châu Quốc, một quốc gia bù nhìn của Trung Quốc do Nhật Bản dựng lên.
Vào ngày 8/8, Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản và ngày hôm sau quân đội Liên Xô vượt qua biên giới Mãn Châu Quốc, một quốc gia bù nhìn của Trung Quốc do Nhật Bản dựng lên.
Phía Liên Xô đông hơn hẳn quân Nhật về quân số và vũ khí gồm 1,5 triệu người so với chỉ gần 700.000 quân Nhật, pháo binh và xe tăng gấp 5 lần, máy bay nhiều gấp 3 lần. Tuy nhiên quân Nhật cũng kháng cự quyết liệt, khiến cho cuộc tiến công của Liên Xô gặp không ít khó khăn.
Phía Liên Xô đông hơn hẳn quân Nhật về quân số và vũ khí gồm 1,5 triệu người so với chỉ gần 700.000 quân Nhật, pháo binh và xe tăng gấp 5 lần, máy bay nhiều gấp 3 lần. Tuy nhiên quân Nhật cũng kháng cự quyết liệt, khiến cho cuộc tiến công của Liên Xô gặp không ít khó khăn.
Mũi tấn công chủ lực của Liên Xô cắt xuyên qua hàng phòng ngự của Nhật dễ dàng như một “nhát dao xuyên qua bơ”, tiến sâu vào lãnh thổ Đông Bắc Trung Quốc trên mặt trận biên giới trải dài hơn 700km.
Mũi tấn công chủ lực của Liên Xô cắt xuyên qua hàng phòng ngự của Nhật dễ dàng như một “nhát dao xuyên qua bơ”, tiến sâu vào lãnh thổ Đông Bắc Trung Quốc trên mặt trận biên giới trải dài hơn 700km.
Đồng minh của Liên Xô là Mông Cổ cũng đã giúp đỡ rất nhiều cho cuộc tấn công này. Hơn 60.000 binh sĩ của Quân đội Nhân dân Mông Cổ đã tham gia chiến đấu và bảo vệ các căn cứ hậu phương của Hồng quân Liên Xô đang tiến lên.
Đồng minh của Liên Xô là Mông Cổ cũng đã giúp đỡ rất nhiều cho cuộc tấn công này. Hơn 60.000 binh sĩ của Quân đội Nhân dân Mông Cổ đã tham gia chiến đấu và bảo vệ các căn cứ hậu phương của Hồng quân Liên Xô đang tiến lên.
Một tình tiết đáng chú ý của cuộc chiến là cuộc hành quân thần tốc của Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 6 băng qua sa mạc Gobi. Đây là một bài kiểm tra thực sự đối với các đội xe tăng Liên Xô với nhiệt độ lên tới 45 độ C, máy móc dính đầy cát và quân đội kiệt sức.
Một tình tiết đáng chú ý của cuộc chiến là cuộc hành quân thần tốc của Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 6 băng qua sa mạc Gobi. Đây là một bài kiểm tra thực sự đối với các đội xe tăng Liên Xô với nhiệt độ lên tới 45 độ C, máy móc dính đầy cát và quân đội kiệt sức.
Sau sa mạc, các lực lượng Liên Xô phải điều hướng đến dãy núi Đại Hưng An cheo leo - những ngọn núi được coi là không thể xuyên thủng. Không có bản đồ chính xác, dưới cơn mưa lớn, những chiếc xe tăng Liên Xô đã vượt qua được khiến quân Nhật hoàn toàn bị bất ngờ.
Sau sa mạc, các lực lượng Liên Xô phải điều hướng đến dãy núi Đại Hưng An cheo leo - những ngọn núi được coi là không thể xuyên thủng. Không có bản đồ chính xác, dưới cơn mưa lớn, những chiếc xe tăng Liên Xô đã vượt qua được khiến quân Nhật hoàn toàn bị bất ngờ.
Giống như người Mỹ, quân đội Liên Xô cũng trải qua các cuộc tấn công liều chết cuồng tín của quân Nhật. Tướng Afanasy Beloborodov, chỉ huy Quân đoàn Cờ đỏ số 1 nhớ lại, lính Nhật mặc quân phục màu xanh lá cây nấp ở những con mương và hố ngụy trang ven đường, với mìn và lựu đạn gắn trên người, lính Nhật lao về phía xe tăng Liên Xô để tấn công tự sát.
Giống như người Mỹ, quân đội Liên Xô cũng trải qua các cuộc tấn công liều chết cuồng tín của quân Nhật. Tướng Afanasy Beloborodov, chỉ huy Quân đoàn Cờ đỏ số 1 nhớ lại, lính Nhật mặc quân phục màu xanh lá cây nấp ở những con mương và hố ngụy trang ven đường, với mìn và lựu đạn gắn trên người, lính Nhật lao về phía xe tăng Liên Xô để tấn công tự sát.
Trong vòng 10 ngày kể từ khi Liên Xô phát động cuộc tấn công, đội quân Quan Đông của Nhật Bản đã hoàn toàn bị tiêu diệt. Lính Nhật bắt đầu đầu hàng hàng loạt trước Liên Xô.
Trong vòng 10 ngày kể từ khi Liên Xô phát động cuộc tấn công, đội quân Quan Đông của Nhật Bản đã hoàn toàn bị tiêu diệt. Lính Nhật bắt đầu đầu hàng hàng loạt trước Liên Xô.
Trong tình hình quân Nhật ở Mãn Châu rơi vào tình trạng hỗn loạn hoàn toàn, Bộ chỉ huy Liên Xô quyết định thực hiện các cuộc đổ bộ đường không vào các thành phố lớn của Nhật. Nhưng cuối cùng, không có cuộc đổ bộ đường không nào xảy ra.
Trong tình hình quân Nhật ở Mãn Châu rơi vào tình trạng hỗn loạn hoàn toàn, Bộ chỉ huy Liên Xô quyết định thực hiện các cuộc đổ bộ đường không vào các thành phố lớn của Nhật. Nhưng cuối cùng, không có cuộc đổ bộ đường không nào xảy ra.
Trong một lần thực hiện nhiệm vụ đến Mukden (ngày nay là Thẩm Dương), quân đội Liên Xô đã vô tình bắt được Hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc là Phổ Nghi.
Trong một lần thực hiện nhiệm vụ đến Mukden (ngày nay là Thẩm Dương), quân đội Liên Xô đã vô tình bắt được Hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc là Phổ Nghi.
Phổ Nghi đang ở trong một tòa nhà sân bay để chờ sơ tán đến Nhật Bản cùng với các thành viên trong chính phủ của mình. Không ai ngờ rằng một nhân vật quan trọng như vậy lại được tìm thấy ở đó. Phổ Nghi nhanh chóng được đưa đến thành phố Chita của Siberia gần Hồ Baikal.
Phổ Nghi đang ở trong một tòa nhà sân bay để chờ sơ tán đến Nhật Bản cùng với các thành viên trong chính phủ của mình. Không ai ngờ rằng một nhân vật quan trọng như vậy lại được tìm thấy ở đó. Phổ Nghi nhanh chóng được đưa đến thành phố Chita của Siberia gần Hồ Baikal.
Bên cạnh việc đánh bại quân Nhật, mục tiêu chiến tranh quan trọng của Liên Xô là giành lại các đảo Sakhalin và Kuril, những lãnh thổ mà Đế quốc Nga đã mất do hậu quả từ Chiến tranh Nga-Nhật 1904-1905.
Bên cạnh việc đánh bại quân Nhật, mục tiêu chiến tranh quan trọng của Liên Xô là giành lại các đảo Sakhalin và Kuril, những lãnh thổ mà Đế quốc Nga đã mất do hậu quả từ Chiến tranh Nga-Nhật 1904-1905.
Trận chiến giành đảo Shumshu, một phần của quần đảo Kuril, là cuộc đụng độ duy nhất trong chiến tranh Xô-Nhật khi tổn thất của Liên Xô lớn hơn đối phương với 416 người so với 369 phía Nhật.
Trận chiến giành đảo Shumshu, một phần của quần đảo Kuril, là cuộc đụng độ duy nhất trong chiến tranh Xô-Nhật khi tổn thất của Liên Xô lớn hơn đối phương với 416 người so với 369 phía Nhật.
Sau quần đảo Kuril, quân đội Liên Xô dự định đổ bộ lên một trong những hòn đảo quan trọng nhất của Nhật Bản là Hokkaido. Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô đã sẵn sàng bắt đầu tấn công. Tuy nhiên, trước sự can thiệp của Mỹ và không muốn mối quan hệ với đồng minh bị trục trặc, Stalin đã từ bỏ ý định đổ bộ lên Nhật Bản. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sau quần đảo Kuril, quân đội Liên Xô dự định đổ bộ lên một trong những hòn đảo quan trọng nhất của Nhật Bản là Hokkaido. Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô đã sẵn sàng bắt đầu tấn công. Tuy nhiên, trước sự can thiệp của Mỹ và không muốn mối quan hệ với đồng minh bị trục trặc, Stalin đã từ bỏ ý định đổ bộ lên Nhật Bản. Nguồn ảnh: Pinterest.

GALLERY MỚI NHẤT