HoREA: Nếu không tháo điểm nghẽn sẽ có doanh nghiệp phá sản

(Vietnamdaily) - Theo HoREA, thị trường bất động sản TP hiện nay về bản chất không xấu, chưa có nguy cơ bị khủng hoảng, vì vẫn còn nằm trong chu kỳ phục hồi và tăng trưởng.

Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) vừa có báo cáo gửi Thủ tướng và các bộ ngành kiến nghị một số giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản.

Theo HoREA, trong 2 năm gần đây, thị trường bất động sản TP HCM đã bị sụt giảm mạnh nguồn cung dự án và nguồn cung sản phẩm nhà ở, nhất là tình trạng quá thiếu nhà ở thương mại có giá vừa túi tiền và nhà ở xã hội.

Trong 4 năm qua, đã có nhiều dự án nhà ở bị “đứng hình” do không thực hiện được các thủ tục đầu tư xây dựng, hoặc bị dừng triển khai.

Số liệu thống kê cho thấy, 9 tháng  năm 2019, thị trường bất động  sản TP HCM tiếp tục xu thế sụt giảm, chỉ có 1 dự án nhà ở được chấp thuận chủ trương đầu tư, giảm khoảng 83%; không có dự án nhà ở nào được công nhận chủ đầu tư; chỉ có 12 dự án được chấp thuận đầu tư, giảm khoảng 72% và chỉ có 24 dự án được cấp phép xây dựng, giảm khoảng 38%, so với cùng kỳ năm 2018.

HoREA: Neu khong thao diem nghen se co doanh nghiep pha san
 Thị trường bất động  sản TP HCM tiếp tục xu thế bị sụt giảm

Đồng thời, theo HoREA, chỉ có 32 dự án nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện huy động vốn, với 19.662 căn nhà, giảm 58,44% về số lượng dự án và giảm 30,56% về số lượng căn nhà so với năm 2018. Trong đó, có đến 31 dự án nhà ở quy mô “vừa và nhỏ”, nhưng có 1 dự án đại đô thị tại quận 9 với tổng số 10.007 căn hộ, tỷ lệ 63%, chiếm vị thế áp đảo trên thị trường.

HoREA cho rằng tình trạng thiếu sản phẩm nhà ở, dẫn đến giá nhà đất tăng do “tổng cầu” quá lớn nhưng nguồn cung ít, đem lại lợi nhuận lớn cho một số chủ đầu tư, nhưng lại làm cho khách hàng phải mua nhà giá cao hơn. Bên cạnh đó, phần lớn người tiêu dùng là người có thu nhập trung bình và người có thu nhập thấp đô thị khó tạo lập nhà ở hơn.

Hiệp hội nhận nhận thấy thị trường bất động sản thành phố hiện nay về bản chất không xấu, chưa có nguy cơ bị khủng hoảng, vì vẫn còn nằm trong chu kỳ phục hồi và tăng trưởng sau giai đoạn bị khủng hoảng đóng băng 2011 - 2013.

HoREA: Neu khong thao diem nghen se co doanh nghiep pha san-Hinh-2
 Một số dự án mới đang được xây dựng ở quận 2.

“Tình thế khó khăn chỉ có tính nhất thời, đặc thù, bất bình thường, mà nguyên nhân là vướng mắc, xung đột của một số quy phạm pháp luật và do cả công tác thực thi pháp luật.

Tuy nhiên, do thị trường có độ trễ nên nếu không có biện pháp xử lý hiệu quả các vướng mắc và điểm nghẽn thì tình trạng sụt giảm quy mô thị trường sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới, dẫn đến một số doanh nghiệp bất động sản gặp nhiều khó khăn, thậm chí có thể có nguy cơ phá sản”, HoREA nhận định.

Do đó để tạo môi trường kinh doanh đảm bảo tính minh bạch, nâng cao chỉ số cạnh tranh quốc gia, trong đó có lĩnh vực bất động sản, hiệp hội kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương rà soát, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất đai, đầu tư, xây dựng, quy hoạch đô thị, nhà ở, kinh doanh bất động sản để đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ, liên thông.

Trong 9 tháng, tín dụng đổ vào bất động sản đạt 269.000 tỷ đồng, chỉ tăng 3,4% so với cuối năm 2018 (thấp hơn mức tăng tổng dư nợ tín dụng) và chiếm 12,3% toàn thị trường.

Điều này thể hiện trên thực tế là các doanh nghiệp BĐS ngày càng khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Bên cạnh đó, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng để xây nhà, sửa nhà, mua nhà khoảng 128.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 40% tổng dư nợ cho vay tiêu dùng. Trong đó, HoREA cho rằng có thể có một phần không nhỏ chuyển sang đầu tư bất động sản, tiềm ẩn rủi ro về tín dụng. 

HoREA phản hồi số liệu của Bộ Xây dựng: Chưa thỏa đáng, gây ngộ nhận

(Vietnamdaily) - Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng, đánh giá của Bộ Xây dựng về hàng tồn kho là chưa thỏa đáng.

Bộ Xây dựng đánh giá: "Tính đến ngày 20/12/2018, tổng giá trị hàng tồn kho bất động sản còn khoảng 22.825 tỷ đồng, so với lúc đỉnh điểm ở Qúy I/2013 đã giảm 105.723 tỷ đồng (giảm 82,24%)".

Tuy nhiên, HoREA cho rằng nhận định này chưa thật thỏa đáng, chưa đánh giá hết vấn đề hàng tồn kho, nhất là đối với những doanh nghiệp có lượng hàng tồn kho lớn.

HoREA bị mạo danh Facebook, cầu cứu Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM

(Vietnamdaily) - Xuất hiện hàng loạt các tài khoản Facebook giả mạo Hiệp hội Bất động sản TPHCM môi giới buôn bán bất động sản khiến tổ chức này phải lên tiếng cầu cứu.

Ngày 17-8, Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) đã gửi văn bản đến Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM đề nghị xử lý các trang Facebook mạo danh hiệp hội để kinh doanh, gây ảnh hưởng uy tín của hiệp hội.

Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu cho biết, hiệp hội là tổ chức xã hội - nghề nghiệp phi lợi nhuận, hoàn toàn không hoạt động kinh doanh, kể cả kinh doanh bất động sản, môi giới bất động sản.

Hiệp hội bất động sản TP.HCM cảnh báo các doanh nghiệp và người dân thận trọng với các trang mạng xã hội giả mạo này, tránh bị lừa đảo gây thiệt hại. Ông Lê Hoàng Châu cũng đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông xem xét xử lý các trang fanpage giả mạo trên Facebook theo quy định của pháp luật.

Tin mới