HoREA 'hiến kế' cứu dự án bỏ hoang Saigon One Tower 7.000 tỷ đồng

(Vietnamdaily) -Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) vừa có văn bản nêu ý kiến đẩy mạnh việc xử lý tài sản đảm bảo nợ xấu là các bất động sản, trong đó nêu trường hợp dự án Saigon One Tower trên 'đất vàng' quận 1, TP HCM.

HoREA nhận thấy, rất cần thiết và cấp bách phải đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, gắn liền với xử lý nợ xấu một cách quyết liệt nhưng phải chặt chẽ, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của từng tổ chức tín dụng theo chuẩn Basel 2, đảm bảo an toàn hệ thống tín dụng và ngăn ngừa hiện tượng "sở hữu chéo", "doanh nghiệp thân hữu, sân sau".

Dẫn chứng về trường hợp xử lý tài sản bảo đảm khoản vay tín dụng trở thành khoản nợ xấu là dự án kinh doanh bất động sản thuộc trường hợp được giao đất, cho thuê đất có thời hạn, Hiệp hội đã chỉ ra dự án Saigon One Tower, tòa nhà bị bỏ hoang giữa quận 1, TP HCM do Công ty M&C làm chủ đầu tư.

Dự án Sài Gòn One Tower có diện tích khuôn viên 6.672 m2, đã xây thô với 41 tầng, cao 195 m, tổng mức đầu tư 256 triệu USD. Công trình gồm 5 tầng hầm, 6 tầng khối đế, 34 tầng văn phòng và 133 căn hộ, thời hạn sử dụng đất 50 năm, tính từ năm 2008 khi có quyết định giao đất, cho thuê đất.

Dự án này được thế chấp cho khoản vay tín dụng tính cả gốc và lãi đến năm 2017 lên đến hơn 7.000 tỷ đồng tại Ngân hàng Hàng hải (MSB) và Ngân hàng Đông Á (DAB), trở thành khoản nợ xấu, thuộc một vụ án hình sự, đã được VAMC thu giữ năm 2017. Dự kiến, VAMC đưa ra đấu giá dự án với giá khởi điểm 6.110 tỷ đồng (năm 2019) nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện.

HoREA đã nghiên cứu một số vướng mắc về pháp lý và thực tiễn cần được xem xét xử lý tại dự án này. HoREA nhận thấy, bên cạnh ngân hàng còn có nhiều chủ thể tham gia “giải cứu” các khoản nợ xấu tín dụng, vì không chỉ có cơ quan nhà nước có thẩm quyền, VAMC, ngân hàng tổ chức đấu giá tài sản bảo đảm là bất động sản hoặc dự án bất động sản.

Nhiều trường hợp khác, doanh nghiệp thỏa thuận với ngân hàng, hoặc ngân hàng đề xuất với VAMC cho được nhận lại các khoản nợ xấu để phối hợp với chủ đầu tư tự xử lý các dự án bất động sản là tài sản bảo đảm, góp phần "giải cứu" và tái khởi động lại các dự án “trùm mền” đưa trở lại thị trường. Điển hình như Novaland đã mua lại khoảng 35 dự án, Hưng Thịnh mua hơn 10 dự án, Phúc Khang mua 2 dự án “trùm mền” này.

HoREA 'hien ke' cuu du an bo hoang Saigon One Tower 7.000 ty dong
Dự án Saigon One Tower dở dang nhiều năm qua.

Hiệp hội cho rằng, đối với bất động sản, dự án bất động sản được giao đất, cho thuê đất có thời hạn, Luật Đất đai 2013 chỉ quy định một cách tính thời hạn sử dụng đất là thời hạn giao đất, cho thuê đất được tính từ ngày có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

Do quy định này, năm 2019, VAMC đã xác định giá khởi điểm đấu giá 6.110 tỷ đồng trên cơ sở xác định giá đất cụ thể tính theo thời gian sử dụng đất còn lại của dự án chỉ còn 39 năm (trừ đi 11 năm do đã có quyết định giao đất năm 2008). Vì vậy, giá trị của dự án đã bị giảm đi và kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

Do đó, Hiệp hội đề nghị cần bổ sung cách tính thời hạn sử dụng đất từ thời điểm nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đến khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất (thuộc loại đất được giao, thuê đất có thời hạn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận). Ví dụ, dự án có thời hạn sử dụng đất 50 năm, bị “trùm mền” 10 năm được chuyển nhượng thì đề nghị cho bên nhận chuyển nhượng được sử dụng đất 50 năm.

Ngoài ra, cần bổ sung cách tính thời hạn sử dụng đất từ thời điểm trúng đấu giá quyền sử dụng đất. Khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuộc loại đất được giao, thuê đất có thời hạn thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, bao gồm cả trường hợp đấu giá tài sản bảo đảm của các khoản “nợ xấu”.

 Như dự án Sài Gòn One Tower nếu được tính lại thời hạn 50 năm kể từ ngày trúng đấu giá, thì giá khởi điểm đấu giá có thể được xác định cao hơn 6.110 tỷ đồng, đảm bảo được lợi ích các bên có liên quan, trong đó có lợi ích của ngân hàng có tài sản bảo đảm của khoản “nợ xấu” và hấp dẫn được nhiều nhà đầu tư tham gia đấu giá.

Ngoài ra, Hiệp hội cho rằng cần bổ sung cách tính thời hạn sử dụng đất từ thời điểm hoàn thành đầu tư xây dựng, đưa dự án vào sử dụng, khai thác kinh doanh.

Hiệp hội nhận thấy, một dự án bất động sản, nhà ở thường phải mất thời gian khoảng trên dưới 3 năm để thi công xây dựng các công trình (để có đủ điều kiện để được huy động vốn). Như vậy, việc tính thời hạn sử dụng đất được tính từ thời điểm có quyết định giao đất, cho thuê đất là chưa hợp tình hợp lý mà nên tính từ thời điểm hoàn thành xây dựng đưa dự án vào sử dụng, hoặc đủ điều kiện để huy động vốn.

Được biết, Hồi tháng 11/2020, CTCP Di sản quốc tế Hồ Tràm, một doanh nghiệp có vốn điều lệ 300 triệu đồng, đã có đề xuất với UBND TP HCM về việc đầu tư dự án Saigon One Tower.

DongABank thiệt hại ra sao khi đại gia Phùng Ngọc Khánh chỉ đạo dùng tài sản đảm bảo 'ảo' vay hơn 600 tỷ đồng

Việc lập hồ sơ vay vốn đều là khống; số tiền DAB giải ngân được Phùng Ngọc Khánh chỉ đạo chuyển lòng vòng để thanh toán các khoản nợ trong nhóm M&C.

DongABank thiet hai ra sao khi dai gia Phung Ngoc Khanh chi dao dung tai san dam bao 'ao' vay hon 600 ty dong
Dự án Saigon One Tower - trụ sở của nhiều công ty trong nhóm M&C kéo hàng loạt "đại gia" vướng vòng lao lý.

Cáo trạng vụ án sai phạm tại Ngân hàng TMCP Đông Á (DongABank - DAB) giai đoạn 2 truy tố ông Trần Phương Bình, nguyên là Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng tín dụng DAB và 11 bị can thực hiện hành vi gây thiệt hại cho DAB hơn 8.827 tỷ đồng.

Trong đó bao gồm hành vi Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng, cho 4 nhóm khách hàng (gồm M&C, Hiệp Phú Gia, Đồng Tiến, Tân Vạn Hưng) gây thiệt số tiền hơn 8.751 tỷ đồng; hành vi Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt số tiền hơn 75 tỷ đồng.

Bài này BizLIVE đề cập tới sai phạm cho vay thuộc nhóm khách hàng M&C của bị can Phùng Ngọc Khánh, cụ thể là với Công ty TNHH An Bình An.

Cáo trạng nêu, Công ty TNHH An Bình An thành lập tháng 6/2005; trụ sở chính tại số 64 đường D2, Cư xá 30/4, quận Bình Thạnh, TP.HCM; vốn điều lệ 10 tỷ đồng; người đại diện theo pháp luật là ông Lê Trọng Nhi, Giám đốc. 

Từ 1/8/2009 đến 28/12/2011, Công ty TNHH An Bình An thực hiện vay vốn tại DAB 3 khoản vay, với tổng số tiền 730 tỷ đồng. Tính đến ngày 24/12/2018, Công ty đã tất toán được 1 khoản vay với số tiền 100 tỷ đồng, hiện còn dư nợ tại DAB 2 khoản vay, với số tiền dư nợ gốc 605 tỷ đồng. Tài sản đảm bảo cho các khoản vay còn dư nợ là 25.000 trái phiếu của Công ty CP M&C và Quyền khai thác kinh doanh 25.920m2 tháp căn hộ 38 tầng thuộc Dự án Sài Gòn - Ba Son. 

Cụ thể, ngày 4/4/2011, Lê Trọng Nhi, Giám đốc Công ty An Bình An ký, đề nghị vay của DAB Chi nhánh quận 4 số tiền 180 tỷ đồng; mục đích đầu tư mua trái phiếu Công ty CP M&C để đầu tư vào dự án Spring Walk An Phú (dự án 7,6 hecta phường An Phú, quận 2); tài sản đảm bảo là 25.000 trái phiếu của Công ty CP M&C (mệnh giá 10 triệu đồng/trái phiếu); lãi suất 24%/năm.

Sau khi được DAB ký hợp đồng và giải ngân, số tiền 180 tỷ được Phùng Ngọc Khánh sử dụng như sau: trong ngày 10/5/2011, Công ty An Bình An chuyển 40 tỷ đồng cho Công ty CP M&C. Công ty M&C thực hiện chuyển khoản 4,788 tỷ đồng cho Nguyễn Vĩnh Thụy để trả lãi quá hạn tại DAB Sở Giao dịch; chuyển 5,604 tỷ đồng cho ông Cao Thụy Anh để trả lãi quá hạn tại DAB Sở Giao dịch; chuyển 2,706 tỷ đồng cho Nguyễn Trọng Thắng, sau đó, Nguyễn Trọng Thắng chuyển lại cho Công ty M&C 2,734 tỷ đồng, để trả lãi trong hạn của Công ty M&C tại DAB Quận 9; chuyển 6,528 tỷ đồng cho Bạch Tiến Nam để trả lãi quá hạn tại DAB Sở Giao dịch; số tiền 23,492 tỷ đồng, được sử dụng để trả lãi cho các hợp đồng vay của Công ty CP M&C phát sinh tại DAB Chi nhánh quận 9.

Cáo trạng nêu, việc lập hồ sơ mua bán trái phiếu giữa Công ty An Bình An với Công ty M&C và Nguyễn Trọng Thắng chỉ là hình thức. Số trái phiếu của Công ty M&C mà Thắng mua trước đây là sử dụng tiền vay tại DAB để mua. Bản thân Thắng là người làm thuê cho Phùng Ngọc Khánh, nên việc ký hợp đồng mua bán trái phiếu mục đích để hoàn thiện hồ sơ vay, tiền vay được Khánh sử dụng để trả nợ gốc, lãi cho các khoản vay của các công ty và cá nhân trong Nhóm khách hàng M&C tại DAB, không có việc mua bán thực. Thực tế khoản vay này chỉ nhằm mục đích lấy tiền để trả gốc và lãi cho khoản vay của Thắng. 

Đối với trái phiếu do Công ty M&C phát hành không có giá trị pháp lý và không có giá trị để làm tài sản bảo đảm vì Công ty M&C không đủ điều kiện để phát hành trái phiếu. Cả 2 lần Công ty M&C phát hành trái phiếu với mục đích đầu tư vào dự án tại Spring Walk nhưng Công ty không phải là chủ đầu tư dự án; dự án này mới chỉ được UNBD TP.HCM chấp thuận về nguyên tắc cho Công ty M&C và Công ty Đại Tín được hợp tác xây dựng khu Tái định cư liên hợp thể dục thể thao phường An Phú, quận 2. 

Tương tự, ngày 3/12/2011 Công ty An Bình An do Lê Trọng Nhi làm đại diện tiếp tục thực hiện vay 450 tỷ đồng tại DAB với để hợp tác đầu tư tháp căn hộ 38 tầng thuộc Dự án Sài Gòn - Ba Son. 

Doanh nghiệp có vốn điều lệ 300 triệu đồng muốn hồi sinh cao ốc Saigon One Tower

(Vietnamdaily) - Công ty CP Di sản quốc tế Hồ Tràm mới đây đã có đề xuất với UBND TP HCM về việc đầu tư dự án tòa nhà Cao ốc Sài Gòn M&C (Saigon One Tower) tại mặt đường Tôn Đức Thắng, quận 1. 

Theo Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Công ty Di sản quốc tế Hồ Tràm được thành lập tháng 11/2019 với vốn điều lệ chỉ 300 triệu đồng. Cổ đông sáng lập doanh nghiệp gồm ông Nguyễn Quốc Long (nắm 50% vốn), ông Lê Nguyên Thành (nắm 30%) và ông Lê Quang Ngọc (nắm 20%).

Trong đó, ông Long sinh năm 1952 đảm nhận chức vụ Tổng giám đốc đồng thời là Người đại diện theo pháp luật. Ông này còn là người đại diện ở 2 doanh nghiệp khác là CTCP Quốc tế Hồ Tràm (đã ngừng hoạt động) và CTCP Du lịch Hồ Tràm (đang hoạt động).