Xem toàn bộ ảnh
Theo tài liệu dược học cổ truyền, sâm đất vị mặn, tính lạnh, có công dụng bổ dưỡng phần âm và giải nhiệt, làm mát phổi, cải thiện công năng tỳ vị, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như nóng bốc ở tầng sâu bên trong hay sốt về chiều, đổ mồ hôi trộm, ho khạc đờm nhiều do phế hư; tiểu đêm nhiều… (Ảnh: Zing) |
Dụng cụ lao động của người đi săn sâm đất khá đơn giản: Một cây cuốc nhỏ hay xẻng cùng can nhựa để đựng sản phẩm bắt được. Cuốc và xẻng luôn được mài sắc để có thể đào sâu xuống nền đất nhiều rễ cây của rừng ngập măn.(Ảnh: Zing) |
Để vượt qua những trùng trùng điệp điệp rễ đước, rễ bần, người thợ săn cua hay đào “sâm đất” có lúc phải chui, phải bò, thậm chí đổ máu hay bị rễ mây đâm vào chân, vào tay; hoặc nhào xuống nước khi trượt chân té ngã. (Ảnh: Zing) |
Theo dân gian, sâm đất có công dụng bổ thận, ích tinh, chữa yếu sinh lý, liệt dương. Sâm đất tươi được chế biến thành các món rán, xào, nướng hoặc nấu cháo cho người ốm bồi bổ sức khỏe. Hiện nay, tại các nhà hàng sâm đất là một đặc sản đắt tiền. (Ảnh: Zing) |
Rễ cây bị phạt nham nhở lộ màu trắng tinh trên lớp bùn nâu. Nhiều cây đước còn bị xới lên nằm trơ gốc, đó là những dấu vết đi qua của những người đào sâm đất. Việc khu dự trữ sinh quyển thế giới rừng ngập mặn Cần Giờ bị người dân xâm phạm khiến chính quyền và lực lượng kiểm lâm đau đầu. (Ảnh: Zing) |
Sâm đất nằm dưới hang trong những cánh rừng đước, dưới lớp đất bùn, người đi săn phải đào hang, kiếm lỗ mới bắt được. Việc đào bới ảnh hưởng nặng nề đến rễ của các loại cây rừng, tuy nhiên do giá sâm đất chưa chế biến lên đến 30.000 đồng/ kg nên người dân vẫn tiếp tục vào rừng săn loại động vật nhuyễn thể này. (Ảnh: Zing) |
Mỗi chuyến đi đào sâm đất, lúc nhiều thì được chục ký, lúc ít thì được vài ký mang về bán cho một số vựa thu mua. Thời điểm đào sâm đất tốt nhất là khi nước ròng. (Ảnh: Zing) |
Sâm đất được nhiều người xem là "thần dược". (Ảnh: Dân Việt) |
Anh Nguyễn Văn Thuận (xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển), cho biết: Đào sâm đất là nghề chính của tôi, trong xóm có khoảng vài chục người làm công việc này. Thông thường sâm đất có quanh năm, những tháng nước lên thì có nhiều hơn. Nghề này cũng khá cực khổ vì phải lặn lội nhiều, có khi trời mưa thì ướt hết, bị muỗi đốt là chyện thường xuyên (Ảnh: Dân Việt) |
Theo nhiều người đào sâm đất có kinh nghiệm, sâm đất nằm trong hang sâu dưới lớp đất bùn và rất nhanh, người đi săn phải thật nhanh tay mới bắt được. Hiện giá sâm đất chưa qua sơ chế khoảng 30.000 đồng/kg, mỗi người đào sau 1 ngày thì kiếm được khoảng 10-15kg. (Ảnh: Dân Việt) |