Xem toàn bộ ảnh
Những ngày vừa qua, nhiều người dân phản ánh về việc giá điện tăng đến mức chóng mặt theo cách không tưởng, mặc dù lượng sử dụng không hề tăng so với tháng trước |
Nguyên nhân được đưa ra cho rằng EVN âm thầm tăng giá điện khi chưa thông qua phê duyệt, kèm theo đó là việc ghi cộng dồn điện tháng trước để áp mức giá vượt khung. |
Trong khi đợi trả lời cụ thể từ đại diện ngành điện, người dân nên tự trang bị kiến thức và kỹ năng kiểm tra công tơ điện để tránh mất tiền oan. |
Để đảm bảo sự chính xác và đúng đắn cho kết quả kiểm tra, người dùng cần hiểu rõ về nguyên tắc hoạt động và các thông số hiển thị trên công tơ điện. Cụ thể như đơn vị điện năng và số vòng quay công tơ điện. |
Ở nước ta hiện nay, đơn vị tính điện năng là kWh. Đơn vị này được tính dựa trên công thức A = P x t. Trong đó, A là điện năng tiêu thụ, P là công suất của thiết bị (tính bằng kW) và t là thời gian (tính bằng giờ – h). Hàng tháng, dựa vào hóa đơn tiền điện, người dùng có thể biết được gia đình mình sử dụng hết bao nhiêu kWh (số điện) cho tháng đó. |
Người dùng cần nhìn vào thông số vòng quay trên thân đồng hồ. Đồng hồ của Việt Nam thường ghi 450 vòng/kWh. Nếu ghi băng tiếng Anh sẽ là 450rev/kWh. Các đồng hồ khác nhau về chỉ số này sẽ có tốc độ chạy khác nhau khi sử dụng 1 tải. Và số vòng quay của đồng hồ không phải là yếu tố để đánh giá xem đồng hồ có chạy đúng với mức độ tiêu thụ hay không. |
Người dùng không nên chỉ dùng cảm quan để phán đoán đồng hồ điện chạy sai hay gian lận. Sau đây là hướng dẫn cách xem công tơ điện giúp bạn có thể đánh giá chính xác xem đồng hồ điện của nhà mình có hoạt động chính xác hay không: |
Tắt tất cả các thiết bị điện và CB của đồng hồ, kết quả mong muốn là đồng hồ không quay hoặc khoảng 5 – 10 phút mới quay được 1 vòng. Nếu đồng hồ nhúc nhích chút ít thì hầu như cũng không ảnh hưởng tới lượng điện năng tiêu thụ hàng tháng. |
Đóng CB của công tơ điện nhưng vẫn tắt tất cả thiết bị. Quan sát nếu đồng hồ không quay thì hệ thống điện của bạn tốt, không có hiện tượng rò điện. Còn nếu đồng hồ quay thì bạn nên đếm thử trong 1 phút đồng hồ quay bao nhiêu vòng, ghi lại nhân ra số vòng quay trong 1 ngày, một tháng để biết hệ thống điện bị rò bao nhiêu. Ở bước này bạn cần tính 1 giờ đồng hồ quay được bao nhiêu và ghi lại (số s2). Nếu số lượng khá lớn thì bạn phải tìm ra vị trí rò điện để khắc phục, giúp tiết kiệm điện hiệu quả. |
Sử dụng một bóng đèn tròn 100W, cắm cho thiết bị sáng lên và đếm số vòng quay. Bạn nên đếm số vòng quay của thiết bị trong vòng 1 giờ và ghi lại (số s3). |
Con số ghi lại từ bước trên tương đương với số vòng của 0,1kWh điện. S4 = (s3-s2)x10. Nếu s4 bằng số vòng/kWh trên đồng hồ thì đồng hồ chạy đúng. Nếu lớn hơn thì đồng hồ chạy nhanh. |
Bạn cần lưu ý là phép đo này chỉ mang tính chất tương đối vì sai số sẽ là sai số của công suất bóng đèn cộng với sai số của đồng hồ điện. Nếu kết quả sai lệch trên 30% thì bạn có thể đề nghị kiểm tra công tơ điện. Đây là cách kiểm tra công tơ điện khá đơn giản và chính xác để biết nó chạy đúng hay sai so với điện năng tiêu thụ thực tế của gia đình. |
Tiền điện tăng bất thường và trả lời của EVN