Xem toàn bộ ảnh
Tây Tạng nằm ở khu vực biên giới phía tây nam của Trung Quốc, trên cao nguyên Thanh Hải. Vì nằm ở độ cao hơn 4.000m so với mực nước biển nên Tây Tạng được ví như "nóc nhà thế giới". (Ảnh: Staffan Widstrand) |
Tây Tạng cũng là nơi nguồn nước của nhiều dòng sông lớn châu Á, bởi thế nó còn được mệnh danh là "cực thứ ba của Trái Đất" vì chứa trữ lượng nước ngọt lớn nhất bên ngoài Bắc Cực và Nam Cực. (Ảnh: Spanish People Daily) |
Nhắc đến Tây Tạng phải kể đến vùng đất Hy Nhĩ hay còn gọi là Khả Khả Tây Lý (tiếng Mông Cổ: Aqênganggyai có nghĩa là Chúa tể của Mười nghìn núi) là một khu vực bị cô lập ở phía Tây bắc Thanh Hải - Thanh Tạng (cao nguyên cao nhất và lớn nhất thế giới). (Ảnh: Natural World Heritage Sites). |
Đây là khu vực có dân số ít nhất Trung Quốc và ít thứ ba trên thế giới. Khả Khả Tây Lý hay còn gọi là khu vực không người. Nằm ở trong lòng cao nguyên Thanh Tạng, là khu vực có nhiệt độ lạnh nhất của cao nguyên. (Ảnh: CGTN) |
Con người không thể sinh tồn ở nơi đây, chỉ có thể nhìn thấy lơ thơ vài loài động thực vật có thể sinh tồn ở nơi có nhiệt độ lạnh khắc nghiệt này. Nước tan chảy từ các sông băng tại Hy Nhĩ tạo thành một hệ thống đất ngập nước khổng lồ với nhiều sông, hồ. (Ảnh: Pinterest). |
Nói đến vùng cao nguyên Khả Khả Tây Lý phải nói đến 1 loại động vật vô cùng quý hiếm, đó chính là Linh Dương Tây Tạng. |
Đã có những thời kỳ 1 bộ da loại động vật đặc biệt của vùng đất cao nguyên này giá trị tương đương cân nặng của vàng. (Ảnh: People's Daily) |
Để thích nghi với điều kiện khắc nghiệt của cao nguyên Tây Tạng có lúc xuống tới -40 độ C chúng có thể tự giữ nhiệt nhờ lớp lông ấm rất đặc biệt gồm những sợi lông bảo vệ dài với một lớp lông tơ nhỏ hơn và mềm mượt phía trong. |
Chuyến tàu từ Lhasa về Tây Ninh qua khu bảo tồn Khả Khả Tây Lý, du khách sẽ có nhiều cơ hội chụp những tấm ảnh thực từ loài động vật đặc biệt của thảo nguyên Thanh Tạng này. (Ảnh: Natural World Heritage Sites). |