Huyền tích dòng sông chỉ “thích ăn thịt đàn ông” ở Tây Nguyên

Bãi đá giữa sông Đăk Bla gắn liền với lời nguyền đầy thù hận của một chuyện tình đau khổ, bắt nguồn cho tên gọi “dòng sông ăn thịt người”.

Huyền tích dòng sông chỉ “thích ăn thịt đàn ông” ở Tây Nguyên
Lời đồn về “dòng sông ăn thịt người”
Sông Đăk Bla bao đời nay là biểu tượng, niềm tự hào của tỉnh Kon Tum. Dòng chảy tĩnh lặng, hiền hòa với nhiều khúc quanh uốn lượn như mê cung, làm thổn thức bất cứ vị khách nào ghé qua thành phố.
Nhưng vào mùa mưa, khi những cơn mưa kéo dài trên mảnh đất Tây Nguyên cũng là thời điểm sông Đăk Bla mất đi sự hiền hòa vốn có. Địa hình phức tạp, nhiều đoạn cua gấp khúc, lòng sông lại rộng nên lượng nước từ thượng nguồn đổ về rất lớn. Dòng nước bỗng dưng trở nên hung tợn, nó cuốn phăng bất cứ thứ gì gặp trên đường đi.
Có lẽ từ thực tế đó mà từ xưa người Bahnar đã gọi dòng sông này là Đăk Krông Bla, có nghĩa là dòng sông nước lớn. Theo tiếng Bahnar, Đăk có nghĩa là sông nước, Bla nghĩa là cuồng nộ, hung dữ.
Năm nào, nước lũ từ sông Đăk Bla cũng nhấn chìm nhiều thứ, trong đó là vô số người, đặc biệt là đàn ông, bỏ mạng trện dòng sông này. Dần dần, người dân địa phương ở Kon Tum sợ hãi đặt cho nó cái tên “dòng sông ăn thịt người” như minh chứng cho sự hung bạo, đáng sợ của con sông đặc biệt.
Nhà văn Tạ Văn Sỹ, người được mệnh danh là “từ điển sống” của vùng đất Kon Tum chia sẻ: “Việc sông này năm nào cũng có người chết đuối, đặc biệt là đàn ông thì có thật. Vì vậy, mỗi lần lũ dâng mạnh trên sông, người dân Kon Tum lại hỏi nhau: Năm nay chưa có người chết hay sao mà nước cứ dâng lên vậy?”.
Huyen tich dong song chi “thich an thit dan ong” o Tay Nguyen
Bãi đá Rơ Wang ngày nay. 
Cũng theo ông, tất cả những tâm thức đáng sợ về “dòng sông ăn thịt người” được gắn liền vào một bãi đá mang tên Rơ Wang giữa dòng Đăk Bla. Qua hàng ngàn năm, bãi đá ấy vẫn nhô lên, sừng sững bên dòng nước cuồn cuộn chảy. Nó là minh chứng cho những mất mát, đau thương của người dân ven bờ sông phải chịu.
Không một ghi chép nào lý giải vì sao bãi đá ấy lại có tên là Rơ Wang, nhưng trong một tư liệu do ông Sỹ tiếp cận được của người Pháp, bãi đá ấy gắn liền với lời nguyền đầy thù hận của một chuyện tình đau khổ, bắt nguồn cho tên gọi “dòng sông ăn thịt người”.
“Người Tây nguyên là thế, mỗi tên đất, tên làng đều gắn với một huyền thoại nào đấy mà người xưa không giải thích được, bãi đá Rơ Wang cũng không ngoại lệ”, ông Sỹ chia sẻ thêm.
Lời nguyền mùa nước lũ
Chuyện xưa kể rằng, tại ngôi làng Bahnar ven sông Đăk Bla, có một đôi thanh mai trúc mã nọ yêu nhau say đắm. Họ được sự ủng hộ, chúc phúc của gia đình và làng bản. Rồi ngày cưới đến, cả làng mang rượu, mang heo đến mừng đôi trẻ.
Họ sống hạnh phúc với nhau. Cô gái thì đảm đang, tháo vát còn chàng trai lại giỏi giang, thương vợ. Thế nhưng, dù đã rất nhiều năm mà người vợ vẫn không có dấu hiệu mang thai. Mặc dù không biết bao lần cả 2 vợ chồng thành tâm mang lễ vật đi cúng thần linh khẩn cầu xin con.
Quá sốt ruột với ham muốn có một đứa con cho vui cửa vui nhà, người chồng lén lút ngoại tình với người đàn bà khác mà không biết đó là khởi đầu cho một kết cục bi thảm về sau. Dần dần, mối quan hệ ngoài luồng của chồng cũng bị đồn thổi đến tai người vợ.
Quá đau đớn, tuyệt vọng vì bị người mình yêu thương phản bội, người vợ mang rượu ra uống. Trong cơn say, nỗi căm hận kéo về dữ dội như dòng nước lũ giữa dòng Đăk Bla. Nàng trang điểm, ăn mặc thật đẹp rồi hướng ra bờ sông khi nước đang dâng cao.
Huyen tich dong song chi “thich an thit dan ong” o Tay Nguyen-Hinh-2
Mỗi mùa nước lũ trên sông Đăk Bla đều có người chết đuối như tiếp nối cho lời nguyền oan nghiệt. 
Sau đó, người vợ chèo thuyền ra giữa dòng rồi nhìn trăng cầu khấn: “Trăng ơi! Tao hận thằng chồng tao, hận lũ đàn ông trên đời. Sau khi tao chết, trăng cứ bảo nước cuốn xác tao đi. Rồi từ nay trở về sau, mỗi khi nước lũ chảy về ngang qua đây, phải có một thằng đàn ông chết trên sông để rửa mỗi hận trong lòng tao”.
Khấn xong, người vợ gieo mình xuống dòng sông tự vẫn, xác nàng bị cuốn đi đâu không ai biết. Nhưng từ đó, nơi nàng gieo mình có một bãi đá nhô lên đầy kỳ lạ.
Người chồng sau khi say sưa với nhân tình về nhà, không thấy vợ đâu mới chạy đi tìm. Biết vợ đã gieo mình xuống sông tự tử, người chồng ùa lên cảm giác hối hận. Hắn khóc vợ đến nỗi máu rỉ ra từ khóe mắt, hòa quyện lấy nước sông thành một màu đỏ thẫm.
Thời gian trôi đi, người chồng sống trong nỗi ân hận, dằn vặt bên dòng sông Đăk Bla. Vào mùa lũ tròn một năm vợ mất, cũng trong đêm sáng trăng, khi người chồng đang thả lưới thì bất chợt thấy hình ảnh vợ dưới lòng sông.
Nhưng mỗi lần người chồng vớt tay xuống nước là hình bóng vợ lại xa dần. Hắn vội vã chèo thuyền theo, nhưng dù đã dùng hết sức mình chèo mà hình bóng vợ vẫn cứ xa dần, không tài nào đuổi kịp.
Cuối cùng, thuyền va vào mội bãi đá giữa sông, thuyền vỡ tan và người chồng chết đuối. Sống không trọn vẹn, nhưng cùng nhau chết trên một dòng sông, lời nguyền của người vợ thành hiện thực, người chồng là người đàn ông đầu tiên trả nợ lời nguyền. Bây giờ, tảng đá ấy vẫn còn, dân làng gọi là bãi đá Rơ Wang.
Từ đó, cứ mỗi năm lại có một người chết đuối trên sông như sự tiếp nối cho lời nguyền tàn nhẫn năm xưa của người vợ. Đến nay, chưa ai giải thích được điều này. Tuy nhiên, nó cũng chỉ là một câu chuyện không có căn cứ. Theo ông Sỹ, cách giải thích đơn giản nhất là do mỗi mùa lũ, trên sông Đăk Bla có cá, củi và gỗ trôi về đây rất nhiều, đàn ông hay ra vớt, bị dòng nước cuốn mạnh mà chết đuối.

Lạ kỳ chuyện hơn 600 người ký tên đòi “nắn” lại... sông

Hơn 600 người dân thôn Cửu Yên, xã Ngũ Thái (Bắc Ninh) đã ký đơn gửi cơ quan chức năng đề nghị "nắn" lại như cũ dòng sông Bắc Hưng Hải lịch sử.

Lạ kỳ chuyện hơn 600 người ký tên đòi “nắn” lại... sông
La ky chuyen hon 600 nguoi ky ten doi nan lai... song
Ngã ba sông Bắc Hưng Hải đoạn chảy qua thôn Cửu Yên đã bị nắn theo hướng khác, đoạn sông cũ đã được lấp trồng cây. ảnh: T.G 
Kiến nghị nắn lại dòng sông
Ngày 16/11 tới, Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Ninh và cơ quan chức năng huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh phải triệu tập cuộc họp để giải quyết đơn kiến nghị “đòi sông” của hàng trăm hộ dân thôn Cửu Yên, xã Ngũ Thái (Thuận Thành). Theo phản ánh của người dân thôn Cửu Yên, hệ thống sông thuỷ lợi Bắc Hưng Hải được hình thành vào năm 1958. Đây là công trình đại thuỷ lợi của khu vực miền Bắc lúc bấy giờ. Đoạn chảy qua thôn Cửu Yên, sông Bắc Hưng Hải hay còn gọi là sông Dâu bám sát tỉnh lộ 283. Dòng sông này gắn bó với hàng ngàn người dân trong xã từ nhiều năm nay. Hình ảnh “sông bám đường” tạo ra cảnh quan rất đẹp. Tuy nhiên, từ năm 2007 đến nay, dòng sông này đã được nắn theo hướng khác và hiện nay người dân ở đây đồng loạt ký tên, gửi đơn đòi nắn lại dòng sông như cũ.
Ông Nguyễn Thế Trai, Chi hội trưởng Chi hội Người cao tuổi thôn Cửu Yên khi nói về quá trình nắn sông của xã Ngũ Thái đã cho rằng quy trình này dân không được họp bàn và thông qua. Ông Trai cho biết, sông Bắc Hưng Hải nằm ở giữa tỉnh lộ 283 và cánh đồng Tranh của làng. Đây là cánh đồng màu mỡ phì nhiêu. Năm 2001, do cánh đồng có cốt nền cao nên các hộ dân thống nhất với xã hạ cốt nền, lấy đất bán cho lò gạch thủ công. Thoả thuận giữa dân và chủ lò là chỉ hạ cốt khoảng 80cm để thuận tiện việc tưới tiêu. Tuy nhiên, sau đó cốt đồng bị hạ xuống sâu trên dưới 1,5m khiến cả khu đồng Tranh biến thành ao sâu mùa nước về. Từ đó, các hộ dân không thể canh tác được và bỏ hoang 11 năm nay. Khi cốt đồng hạ xuống gần bằng mặt sông thì năm 2007, các cấp chính quyền tỉnh Bắc Ninh đã ra văn bản để nắn dòng sông Bắc Hưng Hải vốn chạy quanh cánh đồng Tranh. Phương án mà Công ty khai thác công trình thủy lợi Nam Đuống, đơn vị quản lý dòng sông này đưa ra và được phê duyệt là dời dòng sông đang ở vị trí nằm giữa tỉnh lộ 283 và cánh đồng Tranh sang phía đối diện của cánh đồng, xoá ngăn cách giữa tỉnh lộ 283 và cánh đồng Tranh.
Theo phản ánh của người dân thôn Cửu Yên, khi thực hiện dời sông, họ đã không nhận được văn bản thu hồi, đền bù, giải phóng mặt bằng nào liên quan đến dự án. Mới đây, ngày 2/8, 608 người dân thôn này đã ký văn bản gửi chính quyền địa phương để yêu cầu nắn lại dòng sông như cũ.
Tỉnh phê duyệt thì sẽ “nắn sông”
La ky chuyen hon 600 nguoi ky ten doi nan lai... song-Hinh-2
Người dân thôn Cửu Yên trong buổi làm việc với PV. Ảnh: M.L 
Ông Nguyễn Tiến Thuyết, Bí thư Đảng uỷ xã Ngũ Thái cho biết, nguyện vọng đòi nắn lại dòng sông theo hướng cũ là của phần đa người dân thôn Cửu Yên. Về thủ tục, trình tự, chính quyền làm đủ nhưng chưa được thực hiện đúng quy trình nên người dân bất bình. Theo đó, ngày 29/10/2004, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh ra văn bản số 1489/NN-CT gửi các đơn vị liên quan về việc đồng ý chuyển ngã ba sông Dâu – Đình Dù – Lang Tài từ vị trí K4+650 (bám tỉnh lộ 283 và bờ hữu cánh đồng Tranh) sang vị trí K4+970 (sang bờ tả cánh đồng Tranh). “UBND xã Ngũ Thái có trách nhiệm đảm bảo việc đền bù, giải phóng mặt bằng đoạn sông đào mới thay thế đoạn cũ” – văn bản này yêu cầu.

Sài Gòn muốn có chợ nổi trên sông

Làm dự án chợ nổi trên sông Sài Gòn, khai thác taxi đường sông, xây dựng bến du thuyền là những chủ trương mới nhằm phát triển du lịch đường sông tại TP.HCM.

Sài Gòn muốn có chợ nổi trên sông
Chiều 22/11, tại Hội thảo Du lịch đường sông với chủ đề: "Hướng phát triển du lịch đặc sắc TP.HCM" do báo Tuổi Trẻ tổ chức, giám đốc Sở Du lịch thành phố Bùi Tá Hoàng Vũ cho biết sở đang tập trung, đẩy mạnh kêu gọi đầu tư các dự án du lịch đường sông.

Cảnh đáng sợ rau muống mọc trên dòng sông đỏ quạch ở Hà Nội

Cả nhánh sông dài ở Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội bị ô nhiễm, đổi màu đỏ quạch. Các luống rau muống trôi lềnh bềnh trên sông.

Cảnh đáng sợ rau muống mọc trên dòng sông đỏ quạch ở Hà Nội
Nhánh sông chảy qua cầu La Khê, thuộc thôn Ý La, Dương Nội từ lâu đã trở thành điểm nóng về ô nhiễm môi trường. Theo phản ánh của một số hộ dân, đều đặn mỗi ngày các xí nghiệp dệt, xưởng in quanh khu vực xả ra một lượng lớn nước thải có màu đỏ thẫm, bốc mùi hôi nồng nặc nhuộm đỏ một nhánh sông dài. Anh Nam, một người sống tại đây cho biết: “Cạnh khu vực xả thải có một số nhà máy dệt, nhuộm đang hoạt động, hằng ngày thải nước có màu tím, đỏ làm biến màu cả một khúc sông, những hôm thời tiết nắng nóng, trên bề mặt sông nổi lên chi chít những váng bọt nhìn rất đáng sợ”.
Nhánh sông chảy qua cầu La Khê, thuộc thôn Ý La, Dương Nội từ lâu đã trở thành điểm nóng về ô nhiễm môi trường. Theo phản ánh của một số hộ dân, đều đặn mỗi ngày các xí nghiệp dệt, xưởng in quanh khu vực xả ra một lượng lớn nước thải có màu đỏ thẫm, bốc mùi hôi nồng nặc nhuộm đỏ một nhánh sông dài. Anh Nam, một người sống tại đây cho biết: “Cạnh khu vực xả thải có một số nhà máy dệt, nhuộm đang hoạt động, hằng ngày thải nước có màu tím, đỏ làm biến màu cả một khúc sông, những hôm thời tiết nắng nóng, trên bề mặt sông nổi lên chi chít những váng bọt nhìn rất đáng sợ”. 

Tin mới