Hy Lạp bổ nhiệm nữ Thủ tướng lâm thời trước bầu cử

(Kiến Thức) - Hy Lạp lần đầu tiên bổ nhiệm nữ Thủ tướng lâm thời làm lãnh đạo trước khi cuộc bầu cử diễn ra vào tháng 9/2015.

Ngày 27/8, Chánh án Tòa án tối cao Vassiliki Thanou đã tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng lâm thời của Hy Lạp, chấm dứt một tuần chính trị bế tắc sau khi nhà lãnh đạo cánh tả Alexis Tsipras từ chức.
“Tôi rất vui mừng vì có nữ Thủ tướng đầu tiên trong lịch sử nền dân chủ Hy Lạp. Đây là một bước tiến quan trọng”, ông Tsipras nói với bà Thanou tại buổi lễ bàn giao nhiệm vụ tại dinh Thủ tướng.
Hy Lap bo nhiem nu Thu tuong lam thoi truoc bau cu
Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đệ đơn từ chức ngày 20/8.
Việc bổ nhiệm Thủ tướng tạm quyền đã kết thúc một tuần đàm phán vô ích trong bối cảnh các nhà lãnh đạo đảng đối lập muốn thành lập một chính phủ mới.
“Nhiệm vụ chủ yếu của chính phủ lâm thời là tổ chức các cuộc bầu cử một cách công bằng và thuận lợi. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh này, tôi cho rằng chúng ta cần giải quyết các vấn đề quan trọng như vấn đề nhập cư,…”, bà Thanou phát biểu trong buổi lễ nhậm chức ngày 27/8.
Các bộ trưởng của nội các Thủ tướng lâm thời Thanou sẽ chính thức được công bố vào ngày 28/8.
Trước đó, ngày 20/8, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đã đệ đơn từ chức và kêu gọi một cuộc bầu cử sớm, sau 7 tháng đảm nhiệm vai trò đứng đầu chính phủ.
Theo các quan chức chính phủ, cuộc bầu cử dự kiến diễn ra vào ngày 20/9.

Hy Lạp: Khối Euro sẽ sụp đổ nếu Hy Lạp ra đi

(Kiến Thức) - Bộ trưởng tài chính Hy Lạp khẳng định khối Euro sẽ sụp đổ nếu Hy Lạp ra đi.

Nếu Hy Lạp bị buộc phải rời khỏi khối các nước sử dụng đồng Euro thì các nước khác chắc chắn sẽ nối bước và khối tiền tệ này sẽ sụp đổ, Bộ trưởng tài chính Hy Lạp Yanis Varoufakis phát biểu vào chủ nhật (8/2).
Chính quyền mới đắc cử của Hy Lạp đang cố gắng đàm phán lại các khoản nợ và bắt đầu thi hành chính sách thắt lưng buộc bụng đã thống nhất với các chủ nợ quốc tế. Trong 1 bài phỏng vấn với kênh truyền hình nhà nước Italia RAI, ông Varoufakis cho biết vấn đề nợ của Hy Lạp phải được giải quyết như 1 sự chấm dứt các chính sách thắt lưng buộc bụng chung cho khối Euro. Ông kêu gọi 1 chương trình đầu tư “với các điều khoản mới” từ Ngân hàng Đầu tư Châu Âu.

Hy Lạp vỡ nợ phải rời khỏi cả Eurozone lẫn EU?

Hy Lạp vỡ nợ có thể phải ra khỏi Eurozone và thậm chí là cả EU nếu không đạt được thỏa thuận tài chính với các chủ nợ quốc tế.

Ngày 17/6, Ngân hàng Trung ương Hy Lạp cảnh báo: "Việc không đạt được một thỏa thuận sẽ... đánh dấu sự bắt đầu của một chuỗi gian nan, ban đầu dẫn tới việc Hy Lạp vỡ nợ và cuối cùng là ra khỏi Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) cũng như nhiều khả năng là cả Liên minh Châu Âu (EU)”.
Hy Lap vo no phai roi khoi ca Eurozone lan EU?
Hy Lạp có nguy cơ sẽ phải rời khỏi cả Eurozone lẫn EU. 
Trong báo cáo thường niên, Ngân hàng Trung ương Hy Lạp cũng cho rằng việc Hy Lạp rời Eurozone sẽ dẫn tới tình trạng suy thoái sâu sắc, thu nhập giảm nghiêm trọng và tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh.

Tin mới