Hy Lạp vỡ nợ phải rời khỏi cả Eurozone lẫn EU?

Hy Lạp vỡ nợ có thể phải ra khỏi Eurozone và thậm chí là cả EU nếu không đạt được thỏa thuận tài chính với các chủ nợ quốc tế.

Hy Lạp vỡ nợ phải rời khỏi cả Eurozone lẫn EU?
Ngày 17/6, Ngân hàng Trung ương Hy Lạp cảnh báo: "Việc không đạt được một thỏa thuận sẽ... đánh dấu sự bắt đầu của một chuỗi gian nan, ban đầu dẫn tới việc Hy Lạp vỡ nợ và cuối cùng là ra khỏi Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) cũng như nhiều khả năng là cả Liên minh Châu Âu (EU)”.
Hy Lap vo no phai roi khoi ca Eurozone lan EU?
Hy Lạp có nguy cơ sẽ phải rời khỏi cả Eurozone lẫn EU. 
Trong báo cáo thường niên, Ngân hàng Trung ương Hy Lạp cũng cho rằng việc Hy Lạp rời Eurozone sẽ dẫn tới tình trạng suy thoái sâu sắc, thu nhập giảm nghiêm trọng và tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh.
Các chuyên gia từ lâu đã cảnh báo rằng việc vỡ nợ sẽ châm ngòi cho một chuỗi sự kiện dẫn tới việc Hy Lạp rời khỏi Eurozone, được gọi là "Grexit," nhưng không phải là rời khỏi EU.
Cựu Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Herman van Rompuy cảnh báo rằng việc Hy Lạp rời khỏi Eurozone sẽ gây ảnh hưởng lâu dài đến nền kinh tế nước này cũng như đến dự án kinh tế chính trị tham vọng nhất của Liên minh Châu Âu (EU).
Phát biểu trước một hội nghị tại Brussels ngày 17/6, ông Herman van Rompuy nói rằng nếu rời khỏi Eurozone, nạn nhân bị tổn thương nặng nề nhất chính là người dân Hy Lạp. Cùng với đó, uy tín của Eurozone cũng bị tổn hại vì các nước sẽ hoài nghi về năng lực liên minh nếu trong tương lai, một cuộc khủng hoảng tương tự lại xảy ra ở một nước thành viên khác.
Cựu Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman van Rompuy cũng hối thúc các bên cân nhắc các ảnh hưởng chính trị và địa chính trị của viễn cảnh ảm đạm này thay vì chỉ quan tâm tới khía cạnh kinh tế-tài chính.
Trước những cảnh báo không mấy khả quan về tình hình của Hy Lạp, mọi ánh mắt đang hướng về cuộc họp của các bộ trưởng tài chính 18 quốc gia thành viên Eurozone tại Luxembourg ngày 18/6.
Các cuộc đàm phán giữa Chính phủ Hy Lạp với bộ ba chủ nợ đã liên tục rơi vào bế tắc trong suốt năm tháng qua do hai bên không thể giải quyết bất đồng liên quan đến các biện pháp "thắt lưng buộc bụng".
Mặc dù lịch thanh toán nợ dày đặc lên tới 1,5 tỷ euro trong tháng Sáu đang khiến việc giải ngân số tiền 7,2 tỷ euro trở nên cấp thiết hơn bao giờ đối với quốc gia thành viên Eurozone này, song cho đến nay, Hy Lạp vẫn phản đối những biện pháp cải cách mạnh tay mà các chủ nợ yêu cầu.
Đổ vỡ trong đàm phán cũng đồng nghĩa với việc Hy Lạp không tránh khỏi phá sản và phải ra khỏi Eurozone.

Hy Lạp: Khối Euro sẽ sụp đổ nếu Hy Lạp ra đi

(Kiến Thức) - Bộ trưởng tài chính Hy Lạp khẳng định khối Euro sẽ sụp đổ nếu Hy Lạp ra đi.

Hy Lạp: Khối Euro sẽ sụp đổ nếu Hy Lạp ra đi
Nếu Hy Lạp bị buộc phải rời khỏi khối các nước sử dụng đồng Euro thì các nước khác chắc chắn sẽ nối bước và khối tiền tệ này sẽ sụp đổ, Bộ trưởng tài chính Hy Lạp Yanis Varoufakis phát biểu vào chủ nhật (8/2).
Chính quyền mới đắc cử của Hy Lạp đang cố gắng đàm phán lại các khoản nợ và bắt đầu thi hành chính sách thắt lưng buộc bụng đã thống nhất với các chủ nợ quốc tế. Trong 1 bài phỏng vấn với kênh truyền hình nhà nước Italia RAI, ông Varoufakis cho biết vấn đề nợ của Hy Lạp phải được giải quyết như 1 sự chấm dứt các chính sách thắt lưng buộc bụng chung cho khối Euro. Ông kêu gọi 1 chương trình đầu tư “với các điều khoản mới” từ Ngân hàng Đầu tư Châu Âu.

Tổng thống Pavlopoulos bác bỏ khả năng Hy Lạp rời Eurozone

Tân Tổng thống Hy Lạp Prokopis Pavlopoulos ngày 27/4 đã bác bỏ khả năng Hy Lạp rời Eurozone, khẳng định sẽ thanh toán cho các chủ nợ "tới đồng euro cuối cùng".

Tổng thống Pavlopoulos bác bỏ khả năng Hy Lạp rời Eurozone
Tong thong Pavlopoulos bac bo kha nang Hy Lap roi Eurozone
 Tân Tổng thống Hy Lạp Prokopis Pavlopoulos.
Thông tin trên là những bình luận đầu tiên của tân Tổng thống Hy Lạp liên quan vấn đề nợ của nước này với truyền thông Đức.
Tổng thống Pavlopoulos cho rằng khả năng Hy Lạp rời Eurozone là điều "không thể tưởng tượng”, đồng thời cho biết trước tình hình khó khăn hiện nay, Chính phủ Hy Lạp đang huy động hiệu quả mọi nguồn lực từ các cơ quan nhà nước để hỗ trợ Ngân hàng Trung ương thực thi các cam kết với các nhà cho vay quốc tế.

Vì sao ưu thế quân sự Mỹ bị xói mòn?

(Kiến Thức) - Theo tạp chí The Economist, ưu thế quân sự của Mỹ bị xói mòn, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng ráo riết phát triển khí tài công nghệ cao.

Vì sao ưu thế quân sự Mỹ bị xói mòn?
Trong những năm 1950,  Mỹ đã hóa giải lợi thế về số lượng lính chính qui của Liên Xô bằng cách thúc đẩy vũ khí hạt nhân.
Từ những năm cuối thập niên 1970, sau khi Liên Xô thu hẹp khoảng cách hạt nhân, Mỹ đã bắt đầu đầu tư vào các công nghệ mới, với tên lửa tự dẫn đường có độ chính xác cao. Một phần tư thế kỷ sau đó, Mỹ vẫn ở vị thế thống lĩnh về quân sự.

Tin mới