ICAO sửa bản đồ FIR Tam Á theo yêu cầu của Việt Nam

ICAO sửa bản đồ FIR Tam Á do nội dung này ảnh hưởng chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Theo Cục Hàng không dân dụng Việt Nam, trên trang web của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), bản đồ hàng không về FIR Tam Á và các thông tin liên quan đã được chỉnh sửa lại theo yêu cầu của phía Việt Nam.
Ngày 27/1, Chủ tịch Hội đồng ICAO cũng gửi thư cho Cục Hàng không dân dụng thông báo về việc ICAO sửa bản đồ FIR Tam Á.
ICAO sua ban do FIR Tam A theo yeu cau cua Viet Nam
Tàu bay Trung Quốc bay trái phép vào FIR Hồ Chí Minh để tới đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đồ họa: VTV. 
Trước đó, ngày 22/1, đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Canada đã gặp Chủ tịch Hội đồng và Tổng thư ký Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) để trao Công hàm khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Công hàm cũng phản đối việc tổ chức này đăng tải bản đồ hàng không về FIR Tam Á nói riêng và FIR trong khu vực Biển Đông nói chung với những nội dung không phù hợp và ảnh hưởng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; đồng thời đề nghị ICAO chỉnh sửa lại bản đồ hàng không về FIR Tam Á và các thông tin liên quan cho phù hợp.
Đại diện Đại sứ quán Việt Nam một lần nữa bày tỏ quan ngại việc thời gian qua Trung Quốc tiến hành các chuyến bay trái phép ra đá Chữ Thập không chỉ xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa mà còn vi phạm nghiêm trọng các quy định và chuẩn mực về an toàn bay của ICAO trong khu vực FIR Hồ Chí Minh do Việt Nam quản lý.
Trang mạng của ICAO từng đăng bản đồ hàng không về FIR Tam Á trong đó có ghi dòng chữ tiếng Trung “thành phố Tam Sa - Trung Quốc” và có biểu tượng sân bay trên bãi đá Chữ Thập với dòng chữ tiếng Anh “Sân bay Vĩnh Thử - Tam Sa”.
Ngay lập tức, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nhấn mạnh, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã có công thư gửi ICAO khẳng định rõ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Ông Bình cũng lưu ý việc Trung Quốc mở đường bay ra đá Chữ Thập đã vi phạm các quy định của ICAO về an toàn hàng không. Việt Nam quan ngại sâu sắc trước những sự việc này.
Ngày 6/1, Trung Quốc điều hai máy bay đáp xuống đường băng trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, chỉ 4 ngày sau khi có hành động tương tự. Đây là khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp.
Hôm 8/1, Cục Hàng không Việt Nam cho biết, Trung Quốc nhiều lần đi vào FIR Hồ Chí Minh mà không thông báo. Cụ thể, ngày 1-8/1, Trung Quốc đã thực hiện 46 chuyến bay vào FIR Hồ Chí Minh để tới đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Riêng sáng 8/1, có 4 chuyến bay vào và ra FIR Hồ Chí Minh. Hành động này uy hiếp an toàn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động bay trong khu vực.

Máy bay Trung Quốc uy hiếp vùng bay TP HCM

Máy bay Trung Quốc cắt ngang đường hàng không nhộn nhịp bậc nhất thế giới, uy hiếp nghiêm trọng hoạt động bay trong khu vực.

Ngày 8/1, ông Lại Xuân Thanh, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, cho biết từ ngày 1 đến sáng 8/1, máy bay Trung Quốc liên tiếp thực hiện nhiều chuyến bay qua vùng thông báo bay Hồ Chí Minh (FIR Hồ Chí Minh) để tới đảo đá Chữ Thập (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam), bỏ qua tất cả quy định, quy tắc của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) liên quan đến hoạt động bay; bay vào vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý nhưng không nộp kế hoạch bay cho cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu liên quan của Việt Nam, không thiết lập liên lạc thoại với Trung tâm Kiểm soát đường dài Hồ Chí Minh.

Việt Nam yêu cầu ICAO sửa bản đồ về đá Chữ Thập

Bộ Ngoại giao đã có công thư gửi ICAO đề nghị sửa bản đồ hàng không về FIR Tam Á trong đó có ghi "Sân bay Vĩnh Thử" và "thành phố Tam Sa – Trung Quốc".

Viet Nam yeu cau ICAO sua ban do ve da Chu Thap
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình. Ảnh: TTXVN 
Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc trang mạng chính thức của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) đăng bản đồ hàng không về FIR Tam Á trong đó có ghi dòng chữ tiếng Trung “thành phố Tam Sa – Trung Quốc" và có biểu tượng sân bay trên bãi đá Chữ Thập với dòng chữ tiếng Anh "Sân bay Vĩnh Thử - Tam Sa", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình ngày 15/1 nhấn mạnh:

Tin mới