Indonesia sợ núi lửa Anak Krakatoa đổ sụp, gây thêm sóng thần

Giới khoa học cảnh báo tình hình mưa lớn những ngày qua có thể gây ra hiện tượng sạt lở, khiến một phần núi lửa Anak Krakatoa đổ sụp xuống biển và tạo ra một đợt sóng thần mới.
 

Tình hình thời tiết cực đoan tại khu vực núi lửa Anak Krakatoa, nằm trên eo biển Sunda của Indonesia, có thể dẫn đến một đợt sóng thần mới với sức tàn phá lớn, theo Kyodo.
Những hoạt động địa chất của núi lửa Anak Krakatoa cuối tuần qua, kết hợp với hiện tượng nước biển dâng cao do trăng tròn, được cho là nguyên nhân gây nên đợt sóng thần tối 22/12, tàn phá nhiều bờ biển hai đảo Java và Sumatra.
Ít nhất 429 nạn nhân được xác nhận thiệt mạng, 154 trường hợp trong diện mất tích và hơn 1.400 người bị thương sau thảm họa.
Indonesia so nui lua Anak Krakatoa do sup, gay them song than
Núi lửa Anak Krakatoa đã hoạt động trở lại từ tháng 6/2018 với nhiều đợt phun trào. Ảnh: AP. 
Sườn núi lửa Anak Krakatoa có nguy cơ sụp đổ
"Chúng tôi tiếp tục giám sát những cơn địa chấn được ghi nhận tại núi lửa Anak Krakatoa, xem xét tình hình khí hậu cực đoan và những đợt sóng cao thời gian qua", bà Dwikorita Karnawati, lãnh đạo Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa vật lý Indonesia (BMKG), trả lời họp báo khuya 25/12.
"Các yếu tố này có thể đánh sụp sườn núi, giải phóng khối lượng đất đá xuống biển và kích hoạt một đợt sóng thần mới", bà cảnh báo.
Mưa lớn tại eo biển Sunda và khu vực núi lửa Anak Krakatoa kéo dài đến trưa 26/12. Bà Karnawati lo lắng hiện tượng xói mòn do mưa lớn sẽ gây ra sạt lở bất ngờ và những hậu họa khôn lường.
"Vách miệng núi lửa đã bị bào mòn và có nguy cơ vỡ, đặc biệt với lượng mưa đổ xuống những ngày qua", bà cho biết.
Giới chức Indonesia kêu gọi người dân trong khu vực đề cao cảnh giác. Bà Karnawati cho rằng người dân cần "tránh xa khu vực bờ biển từ 500 m đến 1 km".
"Chúng tôi đã phát triển một hệ thống giám sát tập trung vào các chấn động tại núi lửa Anak Krakatoa để hỗ trợ cảnh báo sóng thần", lãnh đạo BMKG cho biết, nhấn mạnh đã thiết lập một vùng cấm với bán kính 2 km quanh miệng núi lửa, theo Reuters.
Indonesia so nui lua Anak Krakatoa do sup, gay them song than-Hinh-2
Ít nhất 429 nạn nhân được xác nhận thiệt mạng trong thảm họa sóng thần tại eo biển Sunda, Indonesia. Ảnh: AP. 
Sóng thần cao 5 m "san bằng" Pandeglang
Người phát ngôn Ủy ban Phòng chống Thiên tai Quốc gia Indonesia (BNPB), ông Sutopo Purwo Nugroho, ngày 25/12 cho biết các nỗ lực tìm kiếm nạn nhân và người sống sót sau thảm họa sóng thần Sunda đang được mở rộng đến những vùng bị cô lập.
"Số thương vong có khả năng tiếp tục tăng. Vẫn còn nhiều vùng lực lượng cứu hộ chưa thể tiếp cận vì cầu đường bị hư hại nghiêm trọng", ông cho biết.
Theo thống kê của BNPB, hơn 16.000 người rơi vào cảnh màn trời chiếu đất. Hàng nghìn ngôi nhà bị phá hủy.
Ông Sutopo cũng cập nhật lời kể của các nhân chứng thảm họa và phân tích chuyên sâu về đợt sóng thần đêm 22/12. Theo đó, những cơn sóng đánh vào bờ biển các vùng Pandeglang và Serang, thuộc tỉnh Banten phía tây đảo Java, có chiều cao 2-5 m. Thông tin ban đầu cho biết sóng thần chỉ cao trung bình 1 m, theo AFP.
"Điều này lý giải vì sao phần lớn khách sạn và nhà cửa (tại vùng Pandeglang) bị sóng đánh sập. Nếu sóng chỉ cao 1-3 m, vùng này sẽ không bị san bằng như chúng ta đã thấy", ông Sutopo trả lời họp báo, bổ sung rằng có thể còn nhiều nạn nhân bị chôn vùi dưới những đống đổ nát.
"Chúng tôi cần thêm máy móc hạng nặng để tìm kiếm nạn nhân sóng thần", ông nhấn mạnh.
Tại những khu vực máy móc hạng nặng chưa được chuyển đến do đường sá bị phá hủy, lực lượng cứu hộ phải tận dụng mọi công cụ, thậm chí dùng tay không, để dọn dẹp các đống đổ nát dưới trời mưa nặng hạt.
"Nước đêm qua lại dâng cao. Một số nạn nhân có thể đã bị cuốn trôi ngược ra biển vào sáng nay. Chúng tôi cũng có thể bị cuốn ra biển nếu không đề cao cảnh giác và làm việc cẩn trọng", Prayoga, một tình nguyện viên 21 tuổi đang tham gia chiến dịch cứu hộ vùng Serang, cho biết.
Theo thống kê của BNPB, các phòng khách sạn ở vùng duyên hải từ Serang đến Pandegland đã được đặt kín vào ngày sóng thần ập đến. Thời điểm này là mùa du lịch tại Indonesia nhân dịp lễ Giáng sinh và đón năm mới 2019.
Đây là đợt sóng thần có số người tử vong cao thứ hai tại Indonesia trong năm 2018. Thảm họa kép động đất - sóng thần vào tháng 9 tại đảo Sulawesi khiến ít nhất 832 người thiệt mạng, đa số nạn nhân sống tại thành phố Palu.
Indonesia so nui lua Anak Krakatoa do sup, gay them song than-Hinh-3
Sóng thần ập vào tỉnh Banten, phía tây đảo Java, được ước tính cao từ 2 - 5 m. Ảnh: Reuters. 
Bất ngờ trước hiện tượng sóng thần do núi lửa
BMKG đã xác nhận sóng thần đêm 22/12 được gây nên bởi hiện tượng lở đất dưới đáy biển, sau khi một phần núi lửa Anak Krakatoa đổ sụp vì những hoạt động địa chất từ tháng 6 đến nay.
Indonesia có vận hành hệ thống cảnh báo sớm sóng thần gây nên bởi động đất. Tuy nhiên, nước này không có hệ thống cảnh báo đối với những trường hợp sóng thần gây ra bởi phun trào núi lửa. Bên cạnh đó, mạng lưới phao cảnh báo sóng thần của nước này đã không còn hoạt động từ năm 2012 do tình trạng phá hoại trên biển và thiếu ngân sách bảo trì.
"Không ai ngờ rằng vụ phun trào núi lửa Anak Krakatoa có thể gây ra lở đất dưới đáy biển và kích hoạt sóng thần. Đây cũng không phải đợt phun trào lớn nhất của ngọn núi lửa", ông Sutopo giải thích.
Anak Krakatoa đã có hai đợt phun trào vào tháng 10 và tháng 11. Hoạt động địa chất khi đó đều mạnh hơn đợt phun trào đêm 22/12. Tần suất địa chấn do hoạt động của núi lửa cũng không lớn.
"Trong tương lai, chúng tôi cần phát triển thêm hệ thống cảnh báo sớm đối với những đợt địa chấn núi lửa. Đất nước có 127 núi lửa đang trong trạng thái hoạt động, chiếm 13% núi lửa đang hoạt động trên toàn thế giới", ông nhấn mạnh.
Junaedi, 32 tuổi, một người sống sót sau thảm họa sóng thần Sunda, chia sẻ anh không muốn quay lại vùng duyên hải để sinh sống. Junaedi nói sẽ bỏ làng đi biệt xứ.
"Đêm đó trời rất trong, trăng sáng, không giọt mưa nào. Thời tiết vô cùng lý tưởng. Rồi bỗng dưng sóng thần ập đến mà không có một tín hiệu cảnh báo", anh kể lại.
Indonesia so nui lua Anak Krakatoa do sup, gay them song than-Hinh-4
 Sutopo Purwo Nugroho, người phát ngôn Ủy ban Phòng chống Thiên tai Quốc gia Indonesia (BNPB), trả lời họp báo ngày 25/12. Ảnh: Reuters.
Với vị trí địa lý đặc biệt - nằm trên "vành đai lửa" của Thái Bình Dương, Indonesia từng hứng chịu nhiều thiên tai như động đất, núi lửa và sóng thần trong lịch sử. Anak Krakatoa là một núi lửa nhỏ hình thành cách đây gần một thế kỷ, sau đợt phun trào kinh hoàng của núi lửa "mẹ" Krakatoa vào năm 1883.
Cơ quan chức năng Indonesia ban đầu không phát cảnh báo sóng thần khi nhận thông tin về vụ việc đêm 22/12. Thay vào đó, họ chỉ khẳng định đó là hiện tượng triều cường và đề nghị người dân không hoảng loạn.
Ông Sutopo ngày 23/12 thừa nhận thông báo bị nhầm lẫn vì cơ quan địa chất không phát hiện động đất và nỗ lực xác định sớm nguy cơ sóng thần gặp nhiều khó khăn.

Ấn tượng hai cuộc gặp thượng đỉnh làm thay đổi lịch sử thế giới

(Kiến Thức) - Cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều hồi tháng 4/2018 và cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều vào tháng 6/2018 được xem là hai sự kiện quan trọng nhất, thu hút sự quan tâm của toàn thế giới trong năm vừa qua.

An tuong hai cuoc gap thuong dinh lam thay doi lich su the gioi
 Vào khoảng 9h30 sáng ngày 27/4 (giờ địa phương), nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã tạo ra lịch sử khi bước qua biên giới phía Nam để gặp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cũng như tham dự hội nghị thượng đỉnh liên Triều. Ảnh: Reuters.
An tuong hai cuoc gap thuong dinh lam thay doi lich su the gioi-Hinh-2
 Ông Kim Jong-un trở thành nhà lãnh đạo Triều Tiên đầu tiên sau gần 70 năm bước qua đường phân giới ở khu phi quân sự DMZ giữa hai miền Triều Tiên để gặp Tổng thống Hàn Quốc. Ảnh: Reuters.
An tuong hai cuoc gap thuong dinh lam thay doi lich su the gioi-Hinh-3
 Cái bắt tay lịch sử giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: AP.
An tuong hai cuoc gap thuong dinh lam thay doi lich su the gioi-Hinh-4
Theo BBC, đây là một sự kiện lịch sử bởi nó chứa đựng cam kết của cả hai miền Triều Tiên. Ảnh: Reuters. 
An tuong hai cuoc gap thuong dinh lam thay doi lich su the gioi-Hinh-5
 Hai nhà lãnh đạo Hàn-Triều có cuộc hội đàm kéo dài 100 phút, với chủ đề xoay quanh cải thiện quan hệ liên Triều, phi hạt nhân hóa và hướng tới thống nhất hai miền Triều Tiên. Ảnh: Reuters.
An tuong hai cuoc gap thuong dinh lam thay doi lich su the gioi-Hinh-6
Khoảng 14h30 chiều 27/4, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un một lần nữa bước qua ranh giới liên Triều, trở lại đất Hàn Quốc để tham gia lễ trồng cây thông – mang ý nghĩa biểu tượng hòa bình cho liên Triều - cùng Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Ảnh: Reuters.
An tuong hai cuoc gap thuong dinh lam thay doi lich su the gioi-Hinh-7
Sau cuộc hội đàm thượng đỉnh liên Triều chiều 27/4, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã ký “Tuyên bố chung Bàn Môn Điếm về Hòa bình, Thịnh vượng và Thống nhất trên bán đảo Triều Tiên”, trong đó đồng ý chấm dứt tình trạng chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên ngay trong năm 2018. Ảnh: Reuters. 
An tuong hai cuoc gap thuong dinh lam thay doi lich su the gioi-Hinh-8
 Đến tháng 6/2019, thế giới tiếp tục chứng kiến một cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử nữa, đó là cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: CNN.
An tuong hai cuoc gap thuong dinh lam thay doi lich su the gioi-Hinh-9
 Theo đó, Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã có cái bắt tay lịch sử đầu tiên kéo dài 12 giây khi gặp nhau tại khách sạn Capella vào khoảng 9h04 (giờ địa phương) sáng 12/6, trước khi bước vào hội đàm Thượng đỉnh Mỹ-Triều. Ảnh: Reuters.
An tuong hai cuoc gap thuong dinh lam thay doi lich su the gioi-Hinh-10
Tổng thống Trump bắt tay ông Kim Jong-un tại cuộc hội đàm riêng ở khách sạn Capella. Ảnh: ST. 
An tuong hai cuoc gap thuong dinh lam thay doi lich su the gioi-Hinh-11
 Vào lúc 10h04, sau cuộc thảo luận riêng của hai nhà lãnh đạo, phái đoàn Mỹ-Triều dẫn đầu bởi Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim Jong-un có cuộc hội đàm song phương mở rộng để thảo luận về nhiều vấn đề quan trọng. Ảnh: Reuters.
An tuong hai cuoc gap thuong dinh lam thay doi lich su the gioi-Hinh-12
 Và sau khi kết thúc cuộc hội đàm song phương mở rộng, Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un dự buổi tiệc trưa làm việc. Ảnh: ST.
An tuong hai cuoc gap thuong dinh lam thay doi lich su the gioi-Hinh-13
 Gần 14h chiều 12/6, Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un cùng nhau ký kết thỏa thuận chung lịch sử, trong đó Mỹ và Triều Tiên cam kết thiết lập mối quan hệ mới dựa trên mong muốn của người dân hai nước với mục tiêu hòa bình và phát triển; cùng nỗ lực xây dựng một thời đại hòa bình lâu dài và ổn định trên bán đảo Triều Tiên. Ảnh: Getty.
An tuong hai cuoc gap thuong dinh lam thay doi lich su the gioi-Hinh-14
 Hồi tháng 9/2018, Thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders xác nhận rằng, Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang “trong quá trình thu xếp” một cuộc gặp tiếp sau cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Triều lịch sử ngày 12/6. Dự kiến, cuộc gặp này sẽ diễn ra vào đầu năm 2019. Ảnh: Livemint.

Indonesia vẫn đứng trước nguy cơ bị tấn công bởi sóng thần

(Kiến Thức) - Lực lượng cứu hộ Indonesia đang “chạy đua” với thời gian để tìm kiếm những người mất tích trong bối cảnh thảm họa sóng thần mới có thể tiếp tục xảy ra tại các bãi biển xung quanh eo biển Sunda thời gian tới.

Indonesia van dung truoc nguy co bi tan cong boi song than
 Theo CNN, giới chuyên gia cảnh báo, nguy cơ về các trận sóng thần mới tại eo biển Sunda vẫn ở mức cao khi núi lửa Anak Krakatoa đang trong giai đoạn "thức giấc" và có thể kéo theo các đợt sạt lở ngầm trong lòng biển. Ảnh: CNN.
Indonesia van dung truoc nguy co bi tan cong boi song than-Hinh-2
 “Các trận sóng thần vẫn có thể tiếp tục xảy ra khi núi lửa Anak Krakatoa còn hoạt động”, người phát ngôn Cơ quan Giảm nhẹ Thiên tai Indonesia, ông Sutopo Nugroho, cho hay. Ảnh: CNN.
Indonesia van dung truoc nguy co bi tan cong boi song than-Hinh-3
“Chúng tôi khuyến cáo mọi người nên cẩn thận. Các cơ quan chức năng vẫn đang phân tích nguyên nhân dẫn tới thảm hoạ sóng thần Indonesia này. Núi nửa Krakatoa tiếp tục phun trào và điều này có thể gây ra một trận sóng thần khác”, ông Sutopo nói tiếp. Ảnh: Reuters. 
Indonesia van dung truoc nguy co bi tan cong boi song than-Hinh-4
 Trong bối cảnh nguy cơ một trận sóng thần mới tiếp tục xảy ra tại eo biển Sunda, lực lượng cứu hộ Indonesia đang chạy đua với thời gian để tìm kiếm những người còn mất tích cũng như thi thể nạn nhân trong thảm hoạ sóng thần tối 22/12. Ảnh: Reuters.
Indonesia van dung truoc nguy co bi tan cong boi song than-Hinh-5
 Theo hãng thông tấn Reuters, lực lượng cứu hộ sử dụng một số máy móc hạng nặng và tay không trong quá trình tìm kiếm nạn nhân tại những toà nhà đổ nát. Ảnh: Reuters.
Indonesia van dung truoc nguy co bi tan cong boi song than-Hinh-6
Dudi Dwiriadi, một chỉ huy quân đội cho hay, các binh sĩ và tình nguyện viên đã “lùng sục” ít nhất 100 km đường bờ biển để tìm kiếm các nạn nhân sóng thần. Ảnh: Reuters.
Indonesia van dung truoc nguy co bi tan cong boi song than-Hinh-7
Theo CNN, tính đến thời điểm hiện tại, ít nhất 281 người được xác định thiệt mạng, khoảng 850 người bị thương và 28 người vẫn mất tích trong thảm hoạ sóng thần Indonesia vừa qua. Ảnh: Reuters. 
Indonesia van dung truoc nguy co bi tan cong boi song than-Hinh-8
 Một quan chức ở tỉnh Banten cho biết, hầu hết các nạn nhân là người Indonesia đang đi du lịch. Ảnh: Reuters.
Indonesia van dung truoc nguy co bi tan cong boi song than-Hinh-9
 CNN dẫn lời bác sĩ Daniel von Rege cho hay, dự kiến sẽ có thêm nhiều thi thể và những người bị thương được đưa tới các bệnh viện trên khắp khu vực này trong những ngày tới. Ảnh: CNN.
Indonesia van dung truoc nguy co bi tan cong boi song than-Hinh-10
Những toà nhà bị phá huỷ ở Carita, Indonesia, ngày 23/12 sau khi sóng thần ập tới. Ảnh: CNN. 
Indonesia van dung truoc nguy co bi tan cong boi song than-Hinh-11
 Người dân địa phương tìm kiếm các nạn nhân trong đống đổ nát tại bãi biển Carita, tỉnh Banten, ngày 23/12. Ảnh: Reuters.
Indonesia van dung truoc nguy co bi tan cong boi song than-Hinh-12
 Một bức tường đổ sập sau trận sóng thần trên bãi biển Carita, tỉnh Banten. Ảnh: Reuters.
Indonesia van dung truoc nguy co bi tan cong boi song than-Hinh-13
 Thi thể của các nạn nhân sóng thần được tập trung tại một trung tâm y tế ở Pandeglang, tỉnh Banten, ngày 23/12. Ảnh: Reuters.

Tin mới