Iran biến tàu hàng thành tàu sân bay - Nga có nên học theo Iran?
Iran đã chính thức đưa vào hoạt động tàu sân bay đầu tiên chỉ mang theo UAV, tuy nhiên nó được cải tạo từ một tàu container thương mại.
Dương Ngân
Xem toàn bộ ảnh
Iran là quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai tàu sân bay UAV chạy bằng động cơ diesel mang tên "Shahid Bahman Bagheri". Tàu này đã gia nhập lực lượng hải quân của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), mang theo nhiều phi đội UAV, trực thăng, tên lửa hành trình và hệ thống tác chiến điện tử.Tàu có đường băng dài 180m để cất và hạ cánh UAV, tầm hoạt động lên đến 22.000 hải lý mà không cần tiếp nhiên liệu. Trong buổi lễ ra mắt, Tư lệnh IRGC, Thiếu tướng Hossein Salami tuyên bố con tàu có thể hoạt động độc lập trong một năm. Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Israel và khả năng đối đầu với Mỹ dưới thời Donald Trump, Iran đang thể hiện sức mạnh quân sự mới của mình. Theo ông Salami, "Iran không những không suy yếu mà còn mạnh hơn trước rất nhiều".Chỉ huy hải quân IRGC, Đô đốc Alireza Tangsiri, tiết lộ rằng việc cải tạo tàu mất hơn hai năm. Chuyên gia quân sự Mehdi Bakhtiari nhận xét với Tehran Times rằng việc chuyển đổi tàu thương mại thành tàu quân sự là một phương án vừa thực tiễn vừa hiệu quả, giúp Iran mở rộng khả năng hoạt động tại Ấn Độ Dương và Biển Đỏ.Theo chuyên gia UAV Denis Fedutinov, tàu "Shahid Bahman Bagheri" là tàu sân bay UAV đầy đủ tính năng đầu tiên của IRGC. Tàu mang theo UAV Mohajer-6 với trọng lượng cất cánh tối đa 670 kg, có thể thực hiện nhiệm vụ trinh sát hoặc mang theo vũ khí, bao gồm bốn tên lửa chống tăng Almas với tổng trọng lượng 100 kg. Loại UAV này được nhiều quốc gia ở Trung Đông, Nam Mỹ sử dụng.Video từ truyền thông Iran còn cho thấy UAV Ababil-3 cất cánh từ boong tàu có trang bị bệ phóng. Đây là UAV chiến thuật có kích thước tương đương loại Shadow của Mỹ.Trên boong tàu cũng xuất hiện các UAV có hình dáng tương tự mẫu chiến đấu cơ tàng hình Qaher 313 của Iran, nhưng với kích thước nhỏ hơn. Theo truyền thông Iran, Qaher 313 đã được phát triển từ năm 2023 và thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2024. Tuy nhiên, chưa rõ các UAV trên tàu có phải là phiên bản không người lái của Qaher 313 hay chỉ là mô hình trưng bày.Ngoài UAV, tàu còn có thể triển khai các thiết bị không người lái hoạt động trên mặt nước, bao gồm tàu tấn công tự sát và tàu ngầm không người lái. Về vũ khí, tàu được trang bị hệ thống pháo tự động, bệ phóng tên lửa container và hệ thống phòng không tầm ngắn và trung.Theo Fedutinov, mục đích chính của tàu là mở rộng tầm hoạt động của UAV vượt ra ngoài vùng Vịnh Ba Tư, giúp Iran gia tăng sức mạnh quân sự theo cách phi đối xứng, tránh cuộc đua vũ trang truyền thống. Việc sử dụng tàu thương mại để vận chuyển UAV giúp tăng khả năng che giấu và tạo yếu tố bất ngờ.Các chuyên gia cho rằng loại tàu sân bay này có cả ưu điểm lẫn nhược điểm đáng kể. Liệu Nga có cần những con tàu như vậy?Theo chuyên gia quân sự Alexei Leonkov cho rằng việc chế tạo tàu sân bay UAV là một ý tưởng gây tranh cãi. Ông nhấn mạnh rằng máy bay có người lái vẫn có nhiều lợi thế hơn UAV, đặc biệt khi đối phó với hệ thống phòng không của đối phương. Leonkov nhận định rằng Nga cần một giải pháp kết hợp giữa UAV và máy bay có người lái. Trên chiến trường hàng hải, UAV có thể đóng vai trò tiên phong, trong khi các máy bay chiến đấu có người lái sẽ hỗ trợ tấn công.Hiện tại, Nga đã có UAV trinh sát-tấn công hạng nặng S-70 "Okhotnik", có thể phát hiện và cung cấp tọa độ mục tiêu cho tên lửa chống hạm. Sự phát triển của UAV trong hải quân Nga sẽ giúp tăng cường khả năng trinh sát, tấn công mục tiêu trên mặt nước và đất liền.Ngoài ra, sự hiện diện của tàu sân bay UAV trong một biên đội tàu chiến có thể tăng khả năng sống sót của cả nhóm từ 20% lên 40-45%. Nếu có hai tàu sân bay, tỷ lệ này tăng lên 80%, và ba tàu có thể đảm bảo gần như 100% khả năng sống sót trước các cuộc tấn công bằng tên lửa và không quân của đối phương.
Iran là quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai tàu sân bay UAV chạy bằng động cơ diesel mang tên "Shahid Bahman Bagheri". Tàu này đã gia nhập lực lượng hải quân của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), mang theo nhiều phi đội UAV, trực thăng, tên lửa hành trình và hệ thống tác chiến điện tử.
Tàu có đường băng dài 180m để cất và hạ cánh UAV, tầm hoạt động lên đến 22.000 hải lý mà không cần tiếp nhiên liệu. Trong buổi lễ ra mắt, Tư lệnh IRGC, Thiếu tướng Hossein Salami tuyên bố con tàu có thể hoạt động độc lập trong một năm. Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Israel và khả năng đối đầu với Mỹ dưới thời Donald Trump, Iran đang thể hiện sức mạnh quân sự mới của mình. Theo ông Salami, "Iran không những không suy yếu mà còn mạnh hơn trước rất nhiều".
Chỉ huy hải quân IRGC, Đô đốc Alireza Tangsiri, tiết lộ rằng việc cải tạo tàu mất hơn hai năm. Chuyên gia quân sự Mehdi Bakhtiari nhận xét với Tehran Times rằng việc chuyển đổi tàu thương mại thành tàu quân sự là một phương án vừa thực tiễn vừa hiệu quả, giúp Iran mở rộng khả năng hoạt động tại Ấn Độ Dương và Biển Đỏ.
Theo chuyên gia UAV Denis Fedutinov, tàu "Shahid Bahman Bagheri" là tàu sân bay UAV đầy đủ tính năng đầu tiên của IRGC. Tàu mang theo UAV Mohajer-6 với trọng lượng cất cánh tối đa 670 kg, có thể thực hiện nhiệm vụ trinh sát hoặc mang theo vũ khí, bao gồm bốn tên lửa chống tăng Almas với tổng trọng lượng 100 kg. Loại UAV này được nhiều quốc gia ở Trung Đông, Nam Mỹ sử dụng.
Video từ truyền thông Iran còn cho thấy UAV Ababil-3 cất cánh từ boong tàu có trang bị bệ phóng. Đây là UAV chiến thuật có kích thước tương đương loại Shadow của Mỹ.
Trên boong tàu cũng xuất hiện các UAV có hình dáng tương tự mẫu chiến đấu cơ tàng hình Qaher 313 của Iran, nhưng với kích thước nhỏ hơn. Theo truyền thông Iran, Qaher 313 đã được phát triển từ năm 2023 và thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2024. Tuy nhiên, chưa rõ các UAV trên tàu có phải là phiên bản không người lái của Qaher 313 hay chỉ là mô hình trưng bày.
Ngoài UAV, tàu còn có thể triển khai các thiết bị không người lái hoạt động trên mặt nước, bao gồm tàu tấn công tự sát và tàu ngầm không người lái. Về vũ khí, tàu được trang bị hệ thống pháo tự động, bệ phóng tên lửa container và hệ thống phòng không tầm ngắn và trung.
Theo Fedutinov, mục đích chính của tàu là mở rộng tầm hoạt động của UAV vượt ra ngoài vùng Vịnh Ba Tư, giúp Iran gia tăng sức mạnh quân sự theo cách phi đối xứng, tránh cuộc đua vũ trang truyền thống. Việc sử dụng tàu thương mại để vận chuyển UAV giúp tăng khả năng che giấu và tạo yếu tố bất ngờ.
Các chuyên gia cho rằng loại tàu sân bay này có cả ưu điểm lẫn nhược điểm đáng kể. Liệu Nga có cần những con tàu như vậy?
Theo chuyên gia quân sự Alexei Leonkov cho rằng việc chế tạo tàu sân bay UAV là một ý tưởng gây tranh cãi. Ông nhấn mạnh rằng máy bay có người lái vẫn có nhiều lợi thế hơn UAV, đặc biệt khi đối phó với hệ thống phòng không của đối phương. Leonkov nhận định rằng Nga cần một giải pháp kết hợp giữa UAV và máy bay có người lái. Trên chiến trường hàng hải, UAV có thể đóng vai trò tiên phong, trong khi các máy bay chiến đấu có người lái sẽ hỗ trợ tấn công.
Hiện tại, Nga đã có UAV trinh sát-tấn công hạng nặng S-70 "Okhotnik", có thể phát hiện và cung cấp tọa độ mục tiêu cho tên lửa chống hạm. Sự phát triển của UAV trong hải quân Nga sẽ giúp tăng cường khả năng trinh sát, tấn công mục tiêu trên mặt nước và đất liền.
Ngoài ra, sự hiện diện của tàu sân bay UAV trong một biên đội tàu chiến có thể tăng khả năng sống sót của cả nhóm từ 20% lên 40-45%. Nếu có hai tàu sân bay, tỷ lệ này tăng lên 80%, và ba tàu có thể đảm bảo gần như 100% khả năng sống sót trước các cuộc tấn công bằng tên lửa và không quân của đối phương.