Iran hạ thủy tàu ngầm phi hạt nhân lớn nhất

(Kiến Thức) - Công nghiệp quốc phòng Iran được cho là đã hạ thủy tàu ngầm phi hạt nhân nội địa lớn nhất nước này, dài 40,5m, lượng giãn nước cỡ 500 tấn.

Theo các hình ảnh vệ tinh, Iran vừa hạ thủy tàu ngầm nội địa mới có chiều dài khoảng 40,5m, rộng 4m. Hình ảnh chiếc tàu được phát hiện tại khu vực cầu tàu Bostanu, vịnh Hormus.
Cũng qua hình ảnh vệ tinh thì một chiếc tàu ngầm khác đang trong quá trình đóng tại căn cứ hải quân Bandar Anzali gần Biển Caspian. Con tàu này dài khoảng 48m và rộng 6m.
Trước đó, quan chức Iran cho biết nước này đang sản xuất lớp tàu ngầm 500 tấn mới có tên Fateh. Vào tháng 4/2013, Thứ trưởng bộ Quốc phòng Iran Mohammad Eslami cho biết tàu ngầm 500 tấn đầu tiên của Iran “sẽ được chuyển giao vào ngày 22/8”.
Hình ảnh vệ tinh phát hiện tàu ngầm phi hạt nhân mới của Iran, lớp Fateh.
 Hình ảnh vệ tinh phát hiện tàu ngầm phi hạt nhân mới của Iran, lớp Fateh.
Việc hạ thủy tàu ngầm lớp Fateh là bước tiến lớn trong ngành công nghiệp hàng hải của Iran. Trước đó, tàu ngầm lớp nhất được Iran sản xuất là lớp Ghadir có lượng giãn nước 120 tấn. Ghadir được cho là dựa trên thiết kế của Triền Tiên, nhưng tàu ngầm lớp Fateh lại lớn hơn nhiều so với mẫu tàu ngầm mới nhất của Triều Tiên là K-300 (Sang-O II) có lượng giãn nước 340 tấn dài khoảng 40m.
Khi được đưa vào hoạt đông, tàu ngầm mới của Iran sẽ tăng cường tác chiến trên biển của hải quân nước này. Fateh có thời gian lặn lâu hơn so với lớp Ghadirs và có khả năng mang theo ngư lôi, thủy lôi và máy lặn.
Theo một số nguồn tin, tàu Fateh có khả năng lặn sâu 200m và hoạt động độc lập 5 tuần. Tuy nhiên, hiện chưa có thông tin về vũ khí trang bị cho tàu ngầm loại này.
Trước Fateh, Iran từng đóng thành công tàu ngầm mini Ghadir.
 Trước Fateh, Iran từng đóng thành công tàu ngầm mini Ghadir.
Về phần con tàu được đóng tại Bandar Anzali sẽ là tàu ngầm đầu tiên chế tạo tại biển Caspi. Iran chưa ký thỏa thuận với các nước láng giềng về việc mở rộng sự hiện diện hải quân tại biển này trong những năm vừa qua. Trước đó, Iran cũng đóng tàu khinh hạm Mowj (Jamaran) tại Bandar Anzali, tuy nhiên tiến độ rất chậm.
Hồi tháng 3/2013, Iran từng công bố đã đưa tàu Mowj vào hoạt động nhưng hình ảnh vệ tinh cho thấy con tàu vẫn đang nằm ở xưởng chế tạo vào tháng 9/2013.
Lực lượng tàu ngầm của Iran hiện nay gồm: 3 tàu ngầm lớp Kilo Project 877EKM do Nga sản xuất; 1 tàu ngầm nhỏ lớp Nahang và khoảng 12 tàu ngầm mini lớp Ghadir.

Cận cảnh UAV “nhái” Mỹ của Iran

(Kiến Thức) - Dù tuyên bố là tự thiết kế chế tạo, nhưng máy bay không người lái mới “lộ diện” của Iran không thoát khỏi “hình bóng UAV Mỹ”.

Cuối tháng 9, Lực lượng Lục quân Iran đã giới thiệu mẫu UAV nội địa thế hệ mới nhất của nước này mang tên Yasir trong buổi lễ có sự tham gia của Tư lệnh lực lượng Ahmad Reza Pourdastan (trong ảnh).
 Cuối tháng 9, Lực lượng Lục quân Iran đã giới thiệu mẫu UAV nội địa thế hệ mới nhất của nước này mang tên Yasir trong buổi lễ có sự tham gia của Tư lệnh lực lượng Ahmad Reza Pourdastan (trong ảnh).
Mặc dù tự nhận đây là UAV do Iran tự thiết kế chế tạo nhưng kiểu dáng của Yasir được chuyên gia quốc tế cho rằng “sao chép” mẫu UAV cỡ nhỏ Scan Eagle của Mỹ với nhiều đặc điểm kiểu dáng thân và bệ phóng tương tự. Đáng lưu ý, trong tháng 12/2012, Iran tuyên bố đã bắt giữa được một chiếc Scan Eagle xâm phạm không phận nước này. Và tới cuối năm 2012, Iran tiết lộ đã đưa vào sản xuất hàng loạt mẫu UAV sao chép Scan Eagle. Nhiều khả năng Yasir chính là sản phẩm như vậy.
 Mặc dù tự nhận đây là UAV do Iran tự thiết kế chế tạo nhưng kiểu dáng của Yasir được chuyên gia quốc tế cho rằng “sao chép” mẫu UAV cỡ nhỏ Scan Eagle của Mỹ với nhiều đặc điểm kiểu dáng thân và bệ phóng tương tự. Đáng lưu ý, trong tháng 12/2012, Iran tuyên bố đã bắt giữa được một chiếc Scan Eagle xâm phạm không phận nước này. Và tới cuối năm 2012, Iran tiết lộ đã đưa vào sản xuất hàng loạt mẫu UAV sao chép Scan Eagle. Nhiều khả năng Yasir chính là sản phẩm như vậy.

Thăm qua triển lãm súng ống “nhái” của Iran

(Kiến Thức) - Iran vừa tổ chức Triển lãm trang bị cảnh sát quốc tế lần thứ 12 trưng bày nhiều loại súng nhưng chủ yếu sao chép mẫu thiết kế nước khác.

Tuy các sản phẩm giới thiệu tại triển lãm đều mang cái tên của Iran nhưng nhìn chung các mẫu súng trường, súng bắn tỉa, súng tiểu liên đều mang dáng dấp thiết kế Nga, phương Tây. Trong ảnh là khẩu súng trường bắn tỉa AM-50 cỡ 12,7mm của Iran được giới thiệu tại triển lãm.
  Tuy các sản phẩm giới thiệu tại triển lãm đều mang cái tên của Iran nhưng nhìn chung các mẫu súng trường, súng bắn tỉa, súng tiểu liên đều mang dáng dấp thiết kế Nga, phương Tây. Trong ảnh là khẩu súng trường bắn tỉa AM-50 cỡ 12,7mm của Iran được giới thiệu tại triển lãm.
Khẩu súng trường tiến công Khabar dùng cỡ đạn 5,56mm theo thiết kế kiểu bullpup với toàn bộ khối khóa nòng và hộp tiếp đạn bố trí phía sau cò súng. Đây là thiết kế được sử dụng phổ biến ở một số nước phương Tây và Israel.
 Khẩu súng trường tiến công Khabar dùng cỡ đạn 5,56mm theo thiết kế kiểu bullpup với toàn bộ khối khóa nòng và hộp tiếp đạn bố trí phía sau cò súng. Đây là thiết kế được sử dụng phổ biến ở một số nước phương Tây và Israel.

Tin mới