Iran lắp tên lửa gốc Trung Quốc lên tiêm kích Mỹ

Iran lắp tên lửa gốc Trung Quốc lên tiêm kích Mỹ

(Kiến Thức) - Tiêm kích F-4 Phantom do Mỹ chế tạo trang bị trong Không quân Iran được nước này trang bị tên lửa diệt hạm có nguồn gốc Trung Quốc.

Xem toàn bộ ảnh
Theo nguồn tin Bộ Quốc phòng Iran, Không quân Iran gần đây đã được chuyển giao tên lửa hành trình chống tàu phóng từ trên không Nasr và Qader chế tạo trong nước.
Theo nguồn tin Bộ Quốc phòng Iran, Không quân Iran gần đây đã được chuyển giao tên lửa hành trình chống tàu phóng từ trên không Nasr và Qader chế tạo trong nước.
Đáng lưu ý, trong 2 loại này thì Qader có tầm bắn diệt tàu chiến mặt nước tới 200km. Trước khi có biến thể phóng từ trên không, Qader đã được Iran trang bị cho tàu chiến và bệ phóng trên mặt đất.
Đáng lưu ý, trong 2 loại này thì Qader có tầm bắn diệt tàu chiến mặt nước tới 200km. Trước khi có biến thể phóng từ trên không, Qader đã được Iran trang bị cho tàu chiến và bệ phóng trên mặt đất.
Tuy Iran không tiết lộ rõ chi tiết kỹ thuật của Qader, nhưng theo Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc), Qader có hình dáng bên ngoài giống với tên lửa hành trình chống tàu C-802 của Trung Quốc.
Tuy Iran không tiết lộ rõ chi tiết kỹ thuật của Qader, nhưng theo Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc), Qader có hình dáng bên ngoài giống với tên lửa hành trình chống tàu C-802 của Trung Quốc.
Trên thân Qader thiết kế bốn cánh điều khiển lớn giữa thân và 4 cánh ở đuôi cùng các khe hút không khí nằm giữa cánh chính dưới thân tên lửa. Những đặc điểm này cũng xuất hiện trên thân đạn tên lửa C-802 của Trung Quốc. Nhiều khả năng, Qader là sản phẩm sao chép hoàn toàn công nghệ C-802 của Trung Quốc.
Trên thân Qader thiết kế bốn cánh điều khiển lớn giữa thân và 4 cánh ở đuôi cùng các khe hút không khí nằm giữa cánh chính dưới thân tên lửa. Những đặc điểm này cũng xuất hiện trên thân đạn tên lửa C-802 của Trung Quốc. Nhiều khả năng, Qader là sản phẩm sao chép hoàn toàn công nghệ C-802 của Trung Quốc.
Thực tế thì từ giữa những năm 1990, Iran đã nhập khẩu thành công số lượng nhỏ (vài chục quả) tên lửa hành trình C-802. Và có lẽ trên cơ sở “mổ xẻ” C-802, Iran đã làm nhái lại theo cách mà Trung Quốc hay dùng để sao chép vũ khí Nga, phương Tây.
Thực tế thì từ giữa những năm 1990, Iran đã nhập khẩu thành công số lượng nhỏ (vài chục quả) tên lửa hành trình C-802. Và có lẽ trên cơ sở “mổ xẻ” C-802, Iran đã làm nhái lại theo cách mà Trung Quốc hay dùng để sao chép vũ khí Nga, phương Tây.
C-802 dường như là một trong những loại vũ khí mà Iran thích nhất để sao chép tạo ra nhiều loại tên lửa với hàng loạt tên gọi nhưng lại giống nhau về kiểu dáng. Trong ảnh là tên lửa hành trình chống tàu Noor phóng trên chiến hạm nổi có kiểu dáng giống với C-802 và Qader.
C-802 dường như là một trong những loại vũ khí mà Iran thích nhất để sao chép tạo ra nhiều loại tên lửa với hàng loạt tên gọi nhưng lại giống nhau về kiểu dáng. Trong ảnh là tên lửa hành trình chống tàu Noor phóng trên chiến hạm nổi có kiểu dáng giống với C-802 và Qader.
Điều đặc biệt là tên lửa có “nguồn gốc” Trung Quốc Qader được thiết kế để trang bị cho tiêm kích phản lực đa năng F-4 Phantom do Mỹ sản xuất, đang có mặt trong Không quân Iran.
Điều đặc biệt là tên lửa có “nguồn gốc” Trung Quốc Qader được thiết kế để trang bị cho tiêm kích phản lực đa năng F-4 Phantom do Mỹ sản xuất, đang có mặt trong Không quân Iran.
Dù là tên lửa “nhái” nhưng Qader vẫn là thách thức lớn đối với các chiến hạm Mỹ trong trường hợp có xung đột.
Dù là tên lửa “nhái” nhưng Qader vẫn là thách thức lớn đối với các chiến hạm Mỹ trong trường hợp có xung đột.

GALLERY MỚI NHẤT