Iran nêu điều kiện đàm phán, Mỹ thẳng thừng từ chối?

Trong phát biểu được phát trực tiếp trên truyền hình, ông Rouhani khẳng định Iran luôn sẵn sàng đối thoại, nhưng trước hết Mỹ nên dỡ bỏ toàn bộ lệnh trừng phạt “trái phép và bất công” đối với Iran.

Ngày 27/8, Tổng thống Iran Hassan Rouhani tuyên bố chính quyền nước này sẽ không đàm phán với Mỹ cho đến khi mọi biện pháp trừng phạt nhằm vào nhà nước Cộng hòa Hồi giáo này được dỡ bỏ.
Trong phát biểu được phát trực tiếp trên truyền hình, ông Rouhani khẳng định Iran luôn sẵn sàng đối thoại, nhưng trước hết Mỹ nên dỡ bỏ toàn bộ lệnh trừng phạt “trái phép và bất công” đối với Iran.
Iran neu dieu kien dam phan, My thang thung tu choi?
Tổng thống Iran Hassan Rouhani.
Ông Rouhani cũng tuyên bố Tehran sẽ tiếp tục giảm những cam kết của mình theo thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015 giữa Iran và các cường quốc nếu các lợi ích của nước này không được bảo đảm.
Nhà lãnh đạo Iran nhấn mạnh: “Tehran chưa bao giờ muốn sở hữu vũ khí hạt nhân.”
Phát biểu trên được đưa ra một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẵn sàng gặp nhà lãnh đạo Iran Rouhani trong một "hoàn cảnh thích hợp” nhằm chấm dứt căng thẳng giữa hai nước liên quan đến thỏa thuận hạt nhân.
Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) diễn ra từ ngày từ 24-26/8 tại Biarritz (Pháp), ông Trump cũng loại trừ khả năng dỡ bỏ các lệnh trừng phạt chống Iran.
Hôm 26/8, hãng thông tấn IRNA của Iran dẫn lời Tổng thống Rouhani cho biết ông sẵn sàng gặp bất cứ ai nếu điều đó đáp ứng các lợi ích quốc gia của Iran.
Các nước châu Âu tham gia ký thỏa thuận hạt nhân đang nỗ lực giảm căng thẳng giữa Iran và Mỹ sau khi Tổng thống Trump năm ngoái tuyên bố rút Washington khỏi thỏa thuận lịch sử và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào kinh tế Iran.
Đáp lại, quốc gia Trung Đông này tuyên bố giảm một số cam kết trong thỏa thuận, đồng thời tăng giới hạn làm giàu urani vượt mức 3,67% và lượng urani làm giàu thấp vượt ngưỡng 300 kg.
*) Title do Kiến Thức biên tập lại

Mời độc giả xem thêm video: Tổng thống Iran khẳng định sẽ tiếp tục thử tên lửa nếu cần thiết (Nguồn: VTC14)

Nhìn lại mối quan hệ đầy "sóng gió" giữa Mỹ và Iran

(Kiến Thức) - Mối quan hệ Mỹ-Iran từng trải qua nhiều "sóng gió" trong suốt hàng thập kỷ qua nhưng ở thời điểm hiện tại nó không còn là những cơn sống ngầm khi Tổng thống Trump đơn phương rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran 2015.

Mối quan hệ Mỹ-Iran liên tục rơi vào trạng thái căng thẳng trong suốt hàng thập kỷ qua, đặc biệt là sau vụ khủng hoảng con tin gần 40 năm trước. 
Khủng hoảng chính trị Mỹ-Iran năm 1979

Nguy cơ xung đột quân sự Mỹ-Iran: Hậu quả chết chóc và hủy diệt

(Kiến Thức) - Mối quan hệ Mỹ-Iran căng thẳng trở lại từ tháng 5/2018 và gia tăng trong những ngày gần đây. Giới chuyên gia lo ngại rằng, một cuộc chiến giữa Mỹ và Iran sẽ dẫn đến hậu quả chết chóc và sự hủy diệt không đo lường được.

Thời gian quan, những động thái gia tăng căng thẳng của hai bên càng khiến dư luận lo ngại về nguy cơ một cuộc xung đột quân sự Mỹ-Iran bùng phát.
Được biết, mối quan hệ giữa Mỹ và Iran căng thẳng trở lại từ tháng 5/2018 khi Tổng thống Donald Trump bất ngờ tuyên bố rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 hay còn gọi là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) và áp dụng hàng loạt biện pháp trừng phạt cứng rắn nhất từ trước đến nay nhằm vào Tehran.

Tin mới