Iran phô diễn sức mạnh S-300, gửi thông điệp đanh thép tới Israel

Iran phô diễn sức mạnh S-300, gửi thông điệp đanh thép tới Israel

Quân đội Iran trình diễn hệ thống phòng không S-300 của Nga và Bavar-373 tự sản xuất trong nước trong cuộc tập trận Eqtedar, nhằm phô diễn sức mạnh trước các đối thủ.

Xem toàn bộ ảnh
Ngày 5/2, hàng loạt hình ảnh về hệ thống phòng không S-300 do Nga sản xuất và Bavar-373 sản xuất trong nước đã được Iran phát sóng trên truyền hình, trong một cuộc tập trận Eqtedar. Ảnh Bulgarian Military
Ngày 5/2, hàng loạt hình ảnh về hệ thống phòng không S-300 do Nga sản xuất và Bavar-373 sản xuất trong nước đã được Iran phát sóng trên truyền hình, trong một cuộc tập trận Eqtedar. Ảnh Bulgarian Military
Động thái này được xem như một thông điệp gửi tới Israel, khẳng định rằng Tehran vẫn sẵn sàng đáp trả mọi mối đe dọa từ bên ngoài, dù trước đó vào tháng 10/2024, các cuộc không kích của Israel đã gây thiệt hại đáng kể cho hạ tầng phòng thủ Iran. Ảnh Bulgarian Military
Động thái này được xem như một thông điệp gửi tới Israel, khẳng định rằng Tehran vẫn sẵn sàng đáp trả mọi mối đe dọa từ bên ngoài, dù trước đó vào tháng 10/2024, các cuộc không kích của Israel đã gây thiệt hại đáng kể cho hạ tầng phòng thủ Iran. Ảnh Bulgarian Military
Thời điểm diễn ra cuộc tập trận chỉ sau một ngày, khi Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump để thảo luận về các vấn đề trong khu vực bao gồm tham vọng phát triển hạt nhân của Iran. Cả hai nhà lãnh đạo đều tuyên bố lập trường cứng rắn là không cho phép Iran phát triển vũ khí hạt nhân. Ảnh Bulgarian Military
Thời điểm diễn ra cuộc tập trận chỉ sau một ngày, khi Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump để thảo luận về các vấn đề trong khu vực bao gồm tham vọng phát triển hạt nhân của Iran. Cả hai nhà lãnh đạo đều tuyên bố lập trường cứng rắn là không cho phép Iran phát triển vũ khí hạt nhân. Ảnh Bulgarian Military
Ngày 26/10/2024, Israel đã phát động các cuộc không kích nhằm vào những nhà máy sản xuất tên lửa và mục tiêu quân sự sâu trong lãnh thổ Iran, tạo ra các vụ nổ gần thủ đô Tehran. Cuộc tấn công này được xem như hành động đáp trả sau khi Iran phát động gần 200 tên lửa đạn đạo vào Israel trước đó ngày 1/10/2024. Ảnh X
Ngày 26/10/2024, Israel đã phát động các cuộc không kích nhằm vào những nhà máy sản xuất tên lửa và mục tiêu quân sự sâu trong lãnh thổ Iran, tạo ra các vụ nổ gần thủ đô Tehran. Cuộc tấn công này được xem như hành động đáp trả sau khi Iran phát động gần 200 tên lửa đạn đạo vào Israel trước đó ngày 1/10/2024. Ảnh X
Trước những tuyên bố của Israel về việc làm suy yếu nghiêm trọng hệ thống phòng không Iran, truyền thông Iran ngay lập tức đáp trả bằng cách phát sóng những hình ảnh một cuộc diễn tập quân sự. Trong đoạn video, mô tả cảnh phóng đồng thời các tên lửa đánh chặn từ cả S-300 của Nga và hệ thống Bavar-373 bản địa, để vô hiệu hóa mục tiêu giả định của kẻ thù. Ảnh The War Zone
Trước những tuyên bố của Israel về việc làm suy yếu nghiêm trọng hệ thống phòng không Iran, truyền thông Iran ngay lập tức đáp trả bằng cách phát sóng những hình ảnh một cuộc diễn tập quân sự. Trong đoạn video, mô tả cảnh phóng đồng thời các tên lửa đánh chặn từ cả S-300 của Nga và hệ thống Bavar-373 bản địa, để vô hiệu hóa mục tiêu giả định của kẻ thù. Ảnh The War Zone
S-300 là hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa của Nga do công ty NPO Almaz phát triển, với phiên bản đầu tiên là S-300P đi vào hoạt động từ năm 1979. Hệ thống này được thiết kế để chống lại máy bay, tên lửa hành trình và cả tên lửa đạn đạo, khiến nó được đánh giá là một công cụ phòng không đa năng.
S-300 là hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa của Nga do công ty NPO Almaz phát triển, với phiên bản đầu tiên là S-300P đi vào hoạt động từ năm 1979. Hệ thống này được thiết kế để chống lại máy bay, tên lửa hành trình và cả tên lửa đạn đạo, khiến nó được đánh giá là một công cụ phòng không đa năng.
Thiết kế của  tên lửa S-300 có chiều dài 7,5 m, đường kính khoảng 0,51 m, nặng khoảng 1.500 kg, sử dụng động cơ tên lửa nhiên liệu rắn. Tên lửa được trang bị đầu đạn có sức nổ phân mảnh cao, được thiết kế để phát nổ khi đến gần mục tiêu.
Thiết kế của tên lửa S-300 có chiều dài 7,5 m, đường kính khoảng 0,51 m, nặng khoảng 1.500 kg, sử dụng động cơ tên lửa nhiên liệu rắn. Tên lửa được trang bị đầu đạn có sức nổ phân mảnh cao, được thiết kế để phát nổ khi đến gần mục tiêu.
S-300P, còn được NATO gọi là SA-10 Grumble, là phiên bản đầu tiên, chủ yếu được thiết kế cho Lực lượng Phòng không Nga để phòng thủ chống lại các cuộc không kích và tên lửa hành trình. Hệ thống có thiết lập phức tạp với các radar riêng biệt để tìm kiếm tầm xa, tìm kiếm ở độ cao thấp và dẫn đường tên lửa, có thể xoay 360 độ.
S-300P, còn được NATO gọi là SA-10 Grumble, là phiên bản đầu tiên, chủ yếu được thiết kế cho Lực lượng Phòng không Nga để phòng thủ chống lại các cuộc không kích và tên lửa hành trình. Hệ thống có thiết lập phức tạp với các radar riêng biệt để tìm kiếm tầm xa, tìm kiếm ở độ cao thấp và dẫn đường tên lửa, có thể xoay 360 độ.
Nhiều biến thể của S-300 đã được phát triển, như S-300PMU1, S-300PMU2 (SA-20 Gargoyle) với tầm bắn lên đến 195 km. Hiện nay, S-300 vẫn đang được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới, góp phần định hình chiến lược phòng không hiện đại.
Nhiều biến thể của S-300 đã được phát triển, như S-300PMU1, S-300PMU2 (SA-20 Gargoyle) với tầm bắn lên đến 195 km. Hiện nay, S-300 vẫn đang được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới, góp phần định hình chiến lược phòng không hiện đại.
S-300 đã được xuất khẩu rộng rãi, được sử dụng ở nhiều quốc gia như Algeria, Armenia, Azerbaijan, Belarus, Trung Quốc, Hy Lạp, Ấn Độ, Iran, Kazakhstan, Nga, Slovakia, Syria, Ukraine, Venezuela và Việt Nam. Mỗi quốc gia sẽ sử dụng loại cấu hình hoặc bản cập nhật hơi khác nhau dựa trên nhu cầu quốc phòng cụ thể của họ.
S-300 đã được xuất khẩu rộng rãi, được sử dụng ở nhiều quốc gia như Algeria, Armenia, Azerbaijan, Belarus, Trung Quốc, Hy Lạp, Ấn Độ, Iran, Kazakhstan, Nga, Slovakia, Syria, Ukraine, Venezuela và Việt Nam. Mỗi quốc gia sẽ sử dụng loại cấu hình hoặc bản cập nhật hơi khác nhau dựa trên nhu cầu quốc phòng cụ thể của họ.
Trong các kịch bản tác chiến, S-300 được đánh giá có hiệu suất tốt, với tỷ lệ thành công cao trước nhiều mục tiêu khác nhau, bao gồm cả tên lửa đạn đạo. Ngày nay, với sự phát triển của S-400, các phiên bản ban đầu như S-300PMU-3, S-300 phần lớn đã ngừng sản xuất, mặc dù nó vẫn được sử dụng với các bản nâng cấp và hiện đại hóa để theo kịp các mối đe dọa hiện đại.
Trong các kịch bản tác chiến, S-300 được đánh giá có hiệu suất tốt, với tỷ lệ thành công cao trước nhiều mục tiêu khác nhau, bao gồm cả tên lửa đạn đạo. Ngày nay, với sự phát triển của S-400, các phiên bản ban đầu như S-300PMU-3, S-300 phần lớn đã ngừng sản xuất, mặc dù nó vẫn được sử dụng với các bản nâng cấp và hiện đại hóa để theo kịp các mối đe dọa hiện đại.
Tuy nhiên, hệ thống S-300 là biểu tượng của công nghệ phòng không Nga, phát triển từ một hệ thống phòng không đơn giản thành một tài sản đa năng có khả năng giải quyết nhiều mối đe dọa trên không. Trong thời gian tới, S-300 vẫn sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến các chiến lược phòng không hiện đại trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, hệ thống S-300 là biểu tượng của công nghệ phòng không Nga, phát triển từ một hệ thống phòng không đơn giản thành một tài sản đa năng có khả năng giải quyết nhiều mối đe dọa trên không. Trong thời gian tới, S-300 vẫn sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến các chiến lược phòng không hiện đại trên toàn thế giới.

GALLERY MỚI NHẤT