Israel triển khai hệ thống phòng thủ Iron Dome sát Syria

(Kiến Thức) - Israel đã triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome tới sát biên giới phía Bắc  với Syria, để đề phòng Hezbollah trả đũa.

Tạp chí Armyrecognition đưa tin cho hay, Quân đội Israel đã phải triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome của nước này đến sát khu vực biên giới phía bắc tiếp giáp với Syria.
Việc này được thực hiện sau khi có thông tin cho rằng, các tay súng thuộc tổ chức Hồi giáo Hezbollah của Lebanon sẽ tiến hành trả đũa vụ không kích của Israel khiến một số thành viên Hezbollah và một sĩ quan cao cấp thuộc lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran thiệt mạng. Phía Iran cũng tuyên bố sẽ có hành động đáp trả lại vụ tấn công trên.
Israel trien khai he thong phong thu Iron Dome sat Syria
Hệ thống tên lửa đánh chặn Iron Dome của Israel.
Cả Hezbollah và Iran đều cáo buộc Israel đã tiến hành các cuộc không kích vào khu vực lãnh thổ của Syria vào hôm 18/1. Trong khi đó, Tel Aviv lại hoàn toàn phủ nhận và không đưa ra bất cứ bình luận nào về các vụ không kích này, còn Thủ tướng Israel - Benjamin Netanyahu trong một cuộc phỏng vấn cho biết, Israel có quyền bảo vệ nước này khỏi các mối đe dọa khủng bố đến từ bên ngoài cũng như các âm mưu đe dọa đến sự an toàn của công dân Israel.
Tham mưu trưởng lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) - Benny Gantz khẳng định, Quân đội Israel đang theo mọi hoạt động quân sự dọc biên giới nước này với Syria nhằm ngăn chặn mọi cuộc tấn công có thể diễn ra. Gantz còn cho biết, IDF đã chuẩn bị cho mọi tình huống và sẵn sàng hành động khi cần thiết.
Còn khu vực biên giới phía Bắc của Israel giáp với Syria, Quân đội Israel đã triển khai bộ binh cùng nhiều vũ khí khí tài hạng nặng, trong đó có các khẩu đội phòng thủ tên lửa Iron Dome nhằm đối phó với "mưa đạn pháo" từ bên kia biên giới.
Israel trien khai he thong phong thu Iron Dome sat Syria-Hinh-2
Nhiều khả năng  tổ chức Hồi giáo Hezbollah sẽ tiến hành tấn công trả đũa bằng tên lửa vào các khu vực lãnh thổ của Israel.

Hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome do công ty Rafael thiết kế phát triển cho nhiệm vụ đánh chặn, phá hủy các loại tên lửa, đạn pháo từ cự ly 4-70km bảo vệ khu vực đông dân cư. Đơn giá một khẩu đội khoảng 50 triệu USD với ít nhất 10 khẩu đội đã được triển khai từ năm 2011 đến nay.

Một hệ thống Iron Dome gồm 3 thành phần chính: radar phát hiện và theo dõi mục tiêu; trạm kiểm soát tác chiến và điều khiển vũ khí và cuối cùng là đơn vị phóng tên lửa (trang bị 20 quả đạn Tamir).

Vòm sắt Israel đánh chặn vũ khí nào của Syria

(Kiến Thức) - Việc Israel triển khai hệ thống Iron Dome (vòm sắt) ở Jerusalem có lẽ nhằm đối phó đạn pháo của Syria hơn là tên lửa đạn đạo.

Quân đội Israel đã quyết định triển khai hệ thống phòng không Iron Dome (vòm sắt) tại khu vực ngoại ô Jerusalem trong bối cảnh Mỹ đang vận động sự ủng hộ cả trong và ngoài nước về quyết định can thiệp quân sự vào Syria. Tuy không nói rõ việc triển khai Iron Dome ở khu vực này nhằm mục đích gì nhưng hành động của Israel được ngầm hiểu là nhằm đối phó với các cuộc tấn công từ Syria trả đũa việc Mỹ tấn công nước này.
 Quân đội Israel đã quyết định triển khai hệ thống phòng không Iron Dome (vòm sắt) tại khu vực ngoại ô Jerusalem trong bối cảnh Mỹ đang vận động sự ủng hộ cả trong và ngoài nước về quyết định can thiệp quân sự vào Syria. Tuy không nói rõ việc triển khai Iron Dome ở khu vực này nhằm mục đích gì nhưng hành động của Israel được ngầm hiểu là nhằm đối phó với các cuộc tấn công từ Syria trả đũa việc Mỹ tấn công nước này.
Iron Dome là hệ thống phòng không cơ động hiệu quả cao do Rafael Advanced Defence Systems (Israel) nghiên cứu phát triển nhằm mục đích đánh chặn đạn pháo cỡ 155mm và đạn pháo phản lực phóng loạt với tầm bắn tới 70km. Với tính năng như vậy, Iron Dome sẽ chỉ có thể đánh chặn đạn pháo Syria hơn là tên lửa đạn đạo chiến thuật – chiến dịch Scud.
  Iron Dome là hệ thống phòng không cơ động hiệu quả cao do Rafael Advanced Defence Systems (Israel) nghiên cứu phát triển nhằm mục đích đánh chặn đạn pháo cỡ 155mm và đạn pháo phản lực phóng loạt với tầm bắn tới 70km. Với tính năng như vậy, Iron Dome sẽ chỉ có thể đánh chặn đạn pháo Syria hơn là tên lửa đạn đạo chiến thuật – chiến dịch Scud.

Điểm yếu "chết người" của hệ thống phòng thủ Vòm Sắt

(Kiến Thức) - Hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome (vòm sắt) được cho là không thể bắn hạ các quả đạn rocket trong phạm vi nhỏ hơn 5 km.

Xe thiết giáp Typhoon-K Nga nhái thiết kế Nam Phi?

(Kiến Thức) - Ít ai biết rằng mẫu xe thiết giáp chở quân Typhoon-K của Quân đội Nga được phát triển dựa trên thiết kế xe Casspir do Nam Phi chế tạo.

RIR cho biết, Quân đội Nga sẽ tiếp tục chương trình phát triển các mẫu phương tiện chở quân thế hệ mới từ nay cho đến năm 2020 và việc đưa vào trang bị 30 xe thiết giáp Typhoon-K trong thời gian sắp tới là một phần trong chương trình này. Typhoon-K là mẫu xe tải thiết giáp chở quân được công ty Kamaz phát triển dựa trên đơn đặt hàng của Bộ quốc phòng Nga, nó còn được biết tới với cái tên là "Người chiến thắng Paris-Dakar Rally".
Nhưng ít ai biết rằng từ những năm 1980 trong Nội chiến Angola, các cố vấn quân sự Liên Xô lúc đó đã âm thầm tìm hiểu một mẫu xe thiết giáp của Quân đội Nam Phi mà họ tịch thu được. Không chỉ Liên Xô mà cả Quân đội Mỹ cũng đã tìm cách tiếp cận với mẫu xe bọc thép này.

Tin mới