Jack W. Reed: Có thể đẩy lùi siêu bão bằng bom hạt nhân

(Kiến Thức) - Nhà khí tượng học Jack W. Reed nổi tiếng thế giới với ý tưởng mới lạ, độc đáo là sử dụng bom hạt nhân để đẩy lùi siêu bão.

Trong những năm qua, nhiều nước trên thế giới hứng chịu sự tàn phá nặng nề của các siêu bão khiến hàng ngàn người thiệt mạng cũng như thiệt hại lớn về kinh tế. Cho đến nay, chúng ta không thể ngăn chặn các siêu bão mà chỉ có thể đối mặt, phòng chống bão lũ, hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất và khắc phục hậu quả do thảm họa thiên nhiên này gây ra. Trước tình hình này, vào cuối thập niên 1950, đầu thập niên 1960, nhà khí tượng học Jack W. Reed đã nảy ra ý tưởng táo bạo, độc đáo là dùng bom hạt nhân để đẩy lùi siêu bão.
Theo National Interest, ý tưởng trên được nhà khí tượng Reed đưa ra sau khi chính phủ Mỹ thực hiện dự án Plowshare nhằm cho công chúng thấy bom hạt nhân có thể sử dụng vào mục đích hòa bình.
Ông Reed bắt đầu sự nghiệp với vai trò là nhà khí tượng học của không quân Mỹ giai đoạn cuối Chiến tranh thế giới 2. Ông làm việc ở Philippines năm 1946 và từng đảm nhận 8 nhiệm vụ vượt bão với máy bay B-29. Thông qua những nhiệm vụ này, ông có cảm nhận sâu sắc về sức mạnh của những cơn bão gây ra.
Sau này, ông Reed tham gia chương trình thử nghiệm hạt nhân và nghiên cứu ảnh hưởng về thời tiết của các vụ nổ hạt nhân. Trong suốt thời gian ở đây, ông đã nảy ra ý tưởng sử dụng sức mạnh hạt nhân để đánh tan cơn bão.
Jack W. Reed: Co the day lui sieu bao bang bom hat nhan
Nhà khí tượng học Jack W. Reed gây chú ý với ý tưởng táo bạo sử dụng bom hạt nhân để đẩy lùi siêu bão.
Ban đầu, ý tưởng của nhà khí tượng Reed chỉ là sử dụng bom hạt nhân làm suy yếu và thay đổi đường đi của bão, không nhất thiết phải đẩy lùi cơn bão. Theo ông, để làm được điều này, con người cần phải cho nổ vũ khí hạt nhân giữa không trung, ngay ngoài mắt bão.
"Vụ nổ như vậy có thể ảnh hưởng lớn đến những dòng lưu chuyển ngang của cơn bão trong ít nhất 15 phút. Nếu thực hiện vụ nổ ở một bên hoặc hai vụ nổ ở hai bên đối diện thì có thể khiến sự lưu chuyển của bão mất cân đối đáng kể", nhà khí tượng Reed viết trong đơn đề xuất nộp lên hội đồng phụ trách dự án Plowshare.
>> Mời quý vị độc giả xem video "du lịch hạt nhân" sắp nở rộ ở Triều Tiên (nguồn: VTC1):
Tuy nhiên, đây mới chỉ là đề xuất ban đầu của nhà khí tượng Reed. Điều ông thực sự muốn là thả một quả bom hạt nhân vào ngay giữa tâm bão. Lý do được ông đưa ra là mắt bão ấm hơn khoảng 10 độ so với phần còn lại. Ông cũng đề xuất vận chuyển vũ khí hạt nhân để đẩy lùi siêu bão bằng tàu ngầm.
Ý tưởng đẩy lùi siêu bão bằng bom hạt nhân được nhà khí tượng Reed đề xuất năm 1956 và muốn đưa vào dự án Năm Địa Vật lý Quốc tế - dự án cộng tác khoa học giữa 67 quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, ý tưởng của ông không được ủng hộ. Sau đó, ông tiếp tục gửi ý tưởng của mình nhưng đều bị từ chối. Tuy nhiên, nhà khí tượng Reed vẫn kiên trì theo đuổi ý tưởng trên cho đến năm 2004. Ba năm sau (năm 2007), ông qua đời khi ý tưởng đẩy lùi siêu bão bằng bom hạt nhân vẫn chưa trở thành hiện thực.

Brian Cox: “Con người sẽ sớm 'tải' bộ não vào bộ nhớ máy tính“

(Kiến Thức) - Theo giáo sư Brian Cox, con người sẽ sớm đưa bộ não của mình vào bộ nhớ máy tính để trở nên bất tử.

Việc tải bộ não của mình vào bộ nhớ máy tính để trở nên bất tử nghe có vẻ khá giống kịch bản các bộ phim khoa học viễn tưởng. Tuy nhiên, giáo sư Brian Cox - chuyên gia vật lý lượng tử hàng đầu cho hay điều này có thể xảy ra sớm hơn chúng ta tưởng.

Richard H. Thaler: “Thị trường chứng khoán dường như đang nghỉ ngơi“

(Kiến Thức) - Chủ nhân giải Nobel Kinh tế 2017, giáo sư Richard H. Thaler mới đưa ra dự báo đáng chú ý về thị trường chứng khoán Mỹ.

Giáo sư Richard H. Thaler của ĐH Chicago (Mỹ) mới được trao giải Nobel Kinh tế 2017 vì những đóng góp của ông cho kinh tế học hành vi. Theo thông cáo của Ủy ban Nobel, những đóng góp của ông Thaler đã làm cầu nối giữa kinh tế học và các phân tích tâm lý học liên quan đến việc đưa ra các quyết định tài chính của mỗi cá nhân. Những phát hiện thực nghiệm và các lý thuyết của ông đã góp phần xây dựng một lĩnh vực nghiên cứu mới và ngày càng phát triển, về kinh tế học hành vi, vốn có ảnh hưởng sâu sắc lên nhiều lĩnh vực nghiên cứu kinh tế và chính sách.

Tin mới