KDX-I: siêu hạm tương lai của Thái Lan ở Đông Nam Á

(Kiến Thức) - Chiến hạm tương lai của Thái Lan được thiết kế tàng hình, trang bị tên lửa chống tàu tầm xa, tên lửa phòng không tầm trung, vũ khí chống ngầm mạnh mẽ.

KDX-I: siêu hạm tương lai của Thái Lan ở Đông Nam Á
Ngày 30/07/2013, chính phủ Thái Lan đã quyết định phê duyệt kinh phí cho hợp đồng mua 2 tàu khu trục đa năng do tập đoàn Daewoo Shipbuilding and Marine Engineering (DSME) của Hàn Quốc sản xuất. Chi phí mua 2 tàu khu trục này trị giá 14,6 tỷ Baht (466 triệu USD) và được phân bổ theo từng đợt trong vòng 5 năm kể từ năm 2013.
Hợp đồng đấu thầu có sự tham gia của 4 đối tác đến từ Tây Ban Nha, Italy, Hàn Quốc và Trung Quốc. Tuy nhiên, tháng 4/2013, Thái Lan đã thông báo chọn DSME là người chiến thắng cuối cùng cho hợp đồng mua 2 tàu khu trục nhỏ mới. Tàu khu trục mới của bán cho Thái Lan là một biến thể sửa đổi từ tàu khu trục nhỏ KDX-I của Hải quân Hàn Quốc.
Phác họa tàu khu trục tàng hình KDX-I dành cho Hải quân Hoàng gia Thái Lan.
 Phác họa tàu khu trục tàng hình KDX-I dành cho Hải quân Hoàng gia Thái Lan.
KDX-I là loại tàu khu trục đa năng được chế tạo bởi tập đoàn DSME của Hàn Quốc. KDX-I là một phần trong kế hoạch hiện đại hóa Hải quân Hàn Quốc bao gồm KDX-I, KDX-II và KDX-III để đưa nước này thành lực lượng hải quân “nước xanh”.
KDX là một chương trình vừa phát triển vừa đánh giá thử nghiệm để cải tiến cho các chương trình tiếp theo. Chiếc đầu tiên trong chương trình KDX-I được khởi đóng vào năm 1989, con tàu mất 7 năm để phát triển và được đưa vào sử dụng trong Hải quân Hàn Quốc từ năm 1998.
KDX-I thuộc loại tàu khu trục nhỏ đa năng có thể thực hiện một loạt các nhiệm vụ cùng lúc như: Tuần tra, chiến tranh chống tàu mặt nước, chiến tranh chống ngầm, tác chiến đối không. Tàu được thiết kế để hoạt động trong môi trường nhiều mối đe dọa cao, tàu có thể tác chiến độc lập tác chiến hiệp đồng biên đội tàu.
Bốn khu vực quan trọng nơi có các hệ thống huyết mạch của tàu được thiết kế với khả năng bảo vệ thủy thủ đoàn trước tác nhân sinh hóa học NBC. Tàu có chiều dài 135,5m, rộng 14,2m, mớn nước 4,2m, lượng giãn nước toàn tải 3.900 tấn, thủy thủ đoàn 286 người.
Hệ thống điện tử hiện đại
Tàu khu trục KDX-I được trang bị các hệ thống điện tử hiện đại nhập khẩu từ châu Âu và Mỹ. Cảm biến chính của tàu là radar quét mạng pha 2 chiều AN/SPS-49, đây là một loại radar tìm kiếm mục tiêu tầm xa với phạm vi phát hiện mục tiêu lên đến 474km, độ cao phát hiện mục tiêu tới 42km. Radar này được sử dụng để phát hiện các mục tiêu đường không.
Cảm biến chính thứ 2 của tàu là radar tìm kiếm mục tiêu mặt nước Signaal MW 08 do tập đoàn Thales của Pháp chế tạo. Đây là loại radar 3 tọa độ có độ nhạy cao, nó có thể phát hiện một mục tiêu trên mặt nước có diện tích phản hồi radar 2m2 ở cự ly tới 32km.
Tàu được trang bị hệ thống chiến đấu tiên tiến SSCS Mk 7.
 Tàu được trang bị hệ thống chiến đấu tiên tiến SSCS Mk 7.
Radar hàng hải SPS-95k do tập đoàn Deawoo sản xuất, 2 radar điều khiển hỏa lực Signaal STIR 180 do Thales chế tạo. Hệ thống định vị thủy âm gắn ở thân tàu ATLAS DSQS-21BZ. Hệ thống mồi bẫy ngư lôi kéo theo SLQ-25 cùng hệ thống chiến tranh điện tử toàn diện.
“Trái tim” của tàu là hệ thống dữ liệu chiến đấu SSCS Mk 7 do BAE Systems của Anh chế tạo. Hệ thống này bao gồm 10 bảng điều khiển đa chức năng để nhận thông tin từ các hệ thống cảm biến trên tàu. Hệ thống này có khả năng đáng giá các mối đe dọa khác nhau, nhận biết mục tiêu nguy hiểm nhất, triển khai và giám sát vũ khí cho đến khi mục tiêu bị tiêu diệt.
Hệ thống vũ khí cực mạnh
KDX-I được trang bị một pháo hạm OTO Melara 127mm, pháo có tầm bắn 30km, nếu sử dụng đạn pháo có điều khiển Volcano tầm bắn có thể lên đến 100km. Hai bệ phóng (4 tên lửa/bệ) với 8 đạn tên lửa chống tàu cậm âm RGM-84 Harpoon có tầm bắn khoảng 124km trang bị đầu đạn nặng 224kg. Ngoài nhiệm vụ chống tàu mặt nước, tên lửa này còn có khả năng tấn công các mục tiêu ven biển.
Tàu được trang bị 16 ống phóng thẳng đứng Mk48 sử dụng tên lửa hải đối không tầm trung RIM-7P Sea Sparrow cho nhiệm vụ tác chiến chống máy bay (tầm bắn xa 19km) và 2 hệ thống phòng không tầm cực gần Goalkeeper CIWS 30 mm do Thales chế tạo.
Trong tác chiến tàu ngầm, KDX-I được trang bị 2 cụm phóng ngư lôi hạng nhẹ 324mm (3 ống phóng/cụm) sử dụng ngư lôi hạng nhẹ Mk46, đuôi tàu có sàn đáp và nhà chứa cho 2 trực thăng chống ngầm Super Lynx.
Tàu có thể vẫn dùng tên lửa chống tàu Harpoon truyền thống mà hiện tại rất nhiều tàu chiến Thái Lan đang dùng.
 Tàu có thể vẫn dùng tên lửa chống tàu Harpoon truyền thống mà hiện tại rất nhiều tàu chiến Thái Lan đang dùng.
Tất nhiên đây đều là cấu hình cũ của KDX-I, Hải quân Thái Lan hoàn toàn có thể yêu cầu DSME tùy biến trang bị vũ khí ví dụ như thay thế pháo Goalkeeper bằng Phalanx của Mỹ, hay thay thế RIM-7 bằng tên lửa ESSM hiện đại hơn mà Thái Lan đã đặt mua từ Mỹ.
Hệ thống đẩy trên tàu sử dụng động cơ kết hợp tuabin khí-diesel trong đó có 2 động cơ tuabin khí LM2500 do Genaral Electric của Mỹ sản xuất, công suất 33.600 mã lực/chiếc, 2 động cơ diesel Sangyong 20V 956 TB 82 do Hàn Quốc sản xuất. Hệ thống động lực này giúp tàu đạt tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ, phạm vi hoạt động của tàu khoảng 8.300km.
KDX-I được đánh giá là một tàu khu trục nhỏ hiện đại với khả năng tác chiến rất mạnh mẽ. Biến thể cải tiến cho Thái Lan có thể được thiết kế với khả năng tàng hình trên mặt nước càng làm tăng thêm sức mạnh của lớp tàu ngày.
Sự có mặt của 2 tàu khu trục nhỏ KDX-I trong biên chế Hải quân Hoàng gia Thái Lan sẽ giúp nước này nâng cao đáng kể sức mạnh chiến đấu.

“Mổ xẻ” tiêm kích đa năng hàng đầu ĐNA của Thái Lan

“Mổ xẻ” tiêm kích đa năng hàng đầu ĐNA của Thái Lan
JAS-39 Gripen là một loại tiêm kích đa năng hạng nhẹ do công ty hàng không Saab (Thụy Điển) nghiên cứu phát triển từ cuối những năm 1980. Năm 2008, với mục đích hiện đại hóa không quân và thay thế dần các tiêm kích F-5 lỗi thời, Thái Lan đã ký hợp đồng với Saab mua 6 tiêm kích JAS-39 Gripen C/D. Tiếp đó, tháng 11/2010, nước này mua tiếp 6 chiếc JAS-39 Gripen C.
JAS-39 Gripen là một loại tiêm kích đa năng hạng nhẹ do công ty hàng không Saab (Thụy Điển) nghiên cứu phát triển từ cuối những năm 1980. Năm 2008, với mục đích hiện đại hóa không quân và thay thế dần các tiêm kích F-5 lỗi thời, Thái Lan đã ký hợp đồng với Saab mua 6 tiêm kích JAS-39 Gripen C/D. Tiếp đó, tháng 11/2010, nước này mua tiếp 6 chiếc JAS-39 Gripen C.

Cho tới thời điểm hiện tại, Không quân Hoàng gia Thái Lan đã nhận được tổng cộng 9 chiếc JAS-39. Dự kiến, tới cuối năm 2013 nước này sẽ nhận đủ toàn bộ các máy bay loại này.
Cho tới thời điểm hiện tại, Không quân Hoàng gia Thái Lan đã nhận được tổng cộng 9 chiếc JAS-39. Dự kiến, tới cuối năm 2013 nước này sẽ nhận đủ toàn bộ các máy bay loại này.

Tiêm kích đa năng hạng nhẹ JAS-39 Gripen dài 14,1m, cao 4,5m, sải cánh 8,4m, trọng lượng cất cánh tối đa 14 tấn. JAS-39 được thiết kế với cánh mũi đem lại khả năng cơ động, linh hoạt cao. Kết hợp cánh chính kiểu tam giác với cánh mũi cho phép JAS-39 có đặc tính bay và khả năng cất hạ cánh tốt hơn.
Tiêm kích đa năng hạng nhẹ JAS-39 Gripen dài 14,1m, cao 4,5m, sải cánh 8,4m, trọng lượng cất cánh tối đa 14 tấn. JAS-39 được thiết kế với cánh mũi đem lại khả năng cơ động, linh hoạt cao. Kết hợp cánh chính kiểu tam giác với cánh mũi cho phép JAS-39 có đặc tính bay và khả năng cất hạ cánh tốt hơn.

Thái Lan nhận chuyển giao 2 biến thể chính với điểm khác biệt lớn nhất là buồng lái do 1 hay 2 người điều khiển. Trong ảnh là biến thể JAS-39 Gripen C với buồng lái một người.
Thái Lan nhận chuyển giao 2 biến thể chính với điểm khác biệt lớn nhất là buồng lái do 1 hay 2 người điều khiển. Trong ảnh là biến thể JAS-39 Gripen C với buồng lái một người.

Trong ảnh là biến thể JAS-39 Gripen D với buồng lái 2 người điều khiển của Thái Lan. Loại này có thể đóng vai trò huấn luyện phi công lái JAS-39 khi cần.
Trong ảnh là biến thể JAS-39 Gripen D với buồng lái 2 người điều khiển của Thái Lan. Loại này có thể đóng vai trò huấn luyện phi công lái JAS-39 khi cần.

“Nội thất tiện nghi” của buồng lái JAS-39 Gripen chỉ gồm bảng điều khiển với màn hình tinh thể lỏng đa năng giúp phi công dễ dàng nắm rõ tình trạng vũ khí, thông số bay….
“Nội thất tiện nghi” của buồng lái JAS-39 Gripen chỉ gồm bảng điều khiển với màn hình tinh thể lỏng đa năng giúp phi công dễ dàng nắm rõ tình trạng vũ khí, thông số bay….

JAS-39 được trang bị một pháo cỡ 27mm để không chiến tầm cực gần (chỉ có trên biến thể Gripen C) và 8 giá treo (6 trên cánh, 2 dưới thân) mang các loại tên lửa và bom.
JAS-39 được trang bị một pháo cỡ 27mm để không chiến tầm cực gần (chỉ có trên biến thể Gripen C) và 8 giá treo (6 trên cánh, 2 dưới thân) mang các loại tên lửa và bom.

Tiêm kích JAS-39 Gripen C/D của Thái Lan mang được các loại vũ khí gồm: tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9P/IRIS-T, tầm trung AIM-120C; tên lửa chống tàu RBs.15F và bom. Trong ảnh là các loại tên lửa trang bị trên JAS-39 trong triển lãm nhỏ ở Thái Lan.
Tiêm kích JAS-39 Gripen C/D của Thái Lan mang được các loại vũ khí gồm: tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9P/IRIS-T, tầm trung AIM-120C; tên lửa chống tàu RBs.15F và bom. Trong ảnh là các loại tên lửa trang bị trên JAS-39 trong triển lãm nhỏ ở Thái Lan.

Cả hai biến thể JAS-39 Gripen C/D được trang bị radar điều khiển hỏa lực PS-05/A cho phép phát hiện, định vị và nhận diện mục tiêu ở cự ly 120km và tự động theo dõi nhiều mục tiêu.
Cả hai biến thể JAS-39 Gripen C/D được trang bị radar điều khiển hỏa lực PS-05/A cho phép phát hiện, định vị và nhận diện mục tiêu ở cự ly 120km và tự động theo dõi nhiều mục tiêu.

JAS-39 Gripen C/D được trang bị một động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Volvo Aero RM12 cho phép đạt tốc độ tối đa 2.204km/h, bán kính chiến đấu 800km, trần bay hơn 15.000m.
JAS-39 Gripen C/D được trang bị một động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Volvo Aero RM12 cho phép đạt tốc độ tối đa 2.204km/h, bán kính chiến đấu 800km, trần bay hơn 15.000m.

Thái Lan “khoe” tàu đổ bộ lớn thứ 2 Đông Nam Á

Thái Lan “khoe” tàu đổ bộ lớn thứ 2 Đông Nam Á
Năm 2008, Thái Lan đã ký hợp đồng với hãng ST Marine (Singapore) mua một tàu đổ bộ đa năng lớp Endurance. Cuối năm 2012, nước này đã nhận chuyển giao chiếc tàu và đặt tên là HMS Angthong. Đây được xem là tàu đổ bộ lớn nhất Hải quân Hoàng gia Thái Lan và cũng là lớn thứ 2 ở khu vực Đông Nam Á sau lớp tàu Makassar của Indonesia.
Năm 2008, Thái Lan đã ký hợp đồng với hãng ST Marine (Singapore) mua một tàu đổ bộ đa năng lớp Endurance. Cuối năm 2012, nước này đã nhận chuyển giao chiếc tàu và đặt tên là HMS Angthong. Đây được xem là tàu đổ bộ lớn nhất Hải quân Hoàng gia Thái Lan và cũng là lớn thứ 2 ở khu vực Đông Nam Á sau lớp tàu Makassar của Indonesia.

Tàu đổ bộ lớp HMS Angthong có lượng giãn nước toàn tải tới 8.500 tấn, dài 141m, rộng 21m. Tàu được vận hành bởi đội thủy thủ khoảng 65 người.
Tàu đổ bộ lớp HMS Angthong có lượng giãn nước toàn tải tới 8.500 tấn, dài 141m, rộng 21m. Tàu được vận hành bởi đội thủy thủ khoảng 65 người.

Tàu được thiết kế với sân đáp và nhà chứa đáp ứng yêu cầu cất hạ cánh của 2 trực thăng hạng trung SH-60 Sea Hawk.
Tàu được thiết kế với sân đáp và nhà chứa đáp ứng yêu cầu cất hạ cánh của 2 trực thăng hạng trung SH-60 Sea Hawk.

Trong ảnh là 2 chiếc trực thăng SH-60 Sea Hawk trên boong tàu HMS Angthong trong tập trận.
Trong ảnh là 2 chiếc trực thăng SH-60 Sea Hawk trên boong tàu HMS Angthong trong tập trận.

Trực thăng SH-60 trên tàu làm nhiệm vụ chở quân đổ bộ đường không, tải thương, tìm kiếm cứu nạn.
Trực thăng SH-60 trên tàu làm nhiệm vụ chở quân đổ bộ đường không, tải thương, tìm kiếm cứu nạn.

HMS Angthong được vũ trang hệ thống vũ khí hạng nhẹ tự phòng vệ khi cần gồm: pháo hạm 76mm, pháo phòng không tự động 25mm, súng máy 12,7mm. Trong ảnh là tháp pháo 76mm nằm ở boong tàu trước.
HMS Angthong được vũ trang hệ thống vũ khí hạng nhẹ tự phòng vệ khi cần gồm: pháo hạm 76mm, pháo phòng không tự động 25mm, súng máy 12,7mm. Trong ảnh là tháp pháo 76mm nằm ở boong tàu trước.

Trong khoong tàu HMS Angthoong có khả năng chở 18 xe tăng, 20 xe bọc thép và 350-500 lính thủy đánh bộ vũ trang đầy đủ.
Trong khoong tàu HMS Angthoong có khả năng chở 18 xe tăng, 20 xe  bọc thép và 350-500 lính thủy đánh bộ vũ trang đầy đủ.

Ngoài ra, tàu còn có khả năng chở 2 tàu đổ bộ cỡ nhỏ dài 25mm và 4 tàu dài 13m chuyên dùng để đổ bộ phương tiện cơ giới hoặc lính thủy.
Ngoài ra, tàu còn có khả năng chở 2 tàu đổ bộ cỡ nhỏ dài 25mm và 4 tàu dài 13m chuyên dùng để đổ bộ phương tiện cơ giới hoặc lính thủy.

Trong ảnh là tàu đổ bộ nhỏ xuất phát từ tàu HMS Angthong chở trên mình chiếc xe bọc thép chở quân BTR-3E.
 Trong ảnh là tàu đổ bộ nhỏ xuất phát từ tàu HMS Angthong chở trên mình chiếc xe bọc thép chở quân BTR-3E.

Một số xe bọc thép được chở vào bờ hoặc chúng sẽ tự bơi. Trong ảnh là xe bọc thép lội nước AAV7 di chuyển trong khoong ngập nước một phần của tàu HMS Angthong (việc làm ngập nước này nhằm để tàu đổ bộ nhỏ di chuyển).
 Một số xe bọc thép được chở vào bờ hoặc chúng sẽ tự bơi. Trong ảnh là xe bọc thép lội nước AAV7 di chuyển trong khoong ngập nước một phần của tàu HMS Angthong (việc làm ngập nước này nhằm để tàu đổ bộ nhỏ di chuyển).

Những chiếc xe bọc thép lội nước AAV7 bắt đầu “nhảy” xuống biển.
Những chiếc xe bọc thép lội nước AAV7 bắt đầu “nhảy” xuống biển.

“Tay bơi” bọc thép AAV7 chở theo quân đổ bộ tiến trên biển.
“Tay bơi” bọc thép AAV7 chở theo quân đổ bộ tiến trên biển.

Đội hình xe bọc thép AAV7 sẽ đổ lính thủy lên bờ biển và làm luôn nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực.
Đội hình xe bọc thép AAV7 sẽ đổ lính thủy lên bờ biển và làm luôn nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực.

Hoàn thành nhiệm vụ những chiếc AAV7 lại chở về tàu HMS Angthong.
Hoàn thành nhiệm vụ những chiếc AAV7 lại chở về tàu HMS Angthong.

Trực thăng hải quân “độc” nhất ĐNA của Việt Nam

Trực thăng hải quân “độc” nhất ĐNA của Việt Nam
Hải quân các nước Đông Nam Á đang sử dụng khá nhiều trực thăng tuần tra săn ngầm hiện đại của Mỹ và Phương Tây (ví dụ như SH-60 Sea Hawk, Westland Lynx của Malaysia). Tuy nhiên, xét về thiết kế có “1-0-2” thì dòng trực thăng săn ngầm Kamov Ka-28 của Việt Nam có thể coi là độc đáo nhất khu vực. Ảnh minh họa
Hải quân các nước Đông Nam Á đang sử dụng khá nhiều trực thăng tuần tra săn ngầm hiện đại của Mỹ và Phương Tây (ví dụ như SH-60 Sea Hawk, Westland Lynx của Malaysia). Tuy nhiên, xét về thiết kế có “1-0-2” thì dòng trực thăng săn ngầm Kamov Ka-28 của Việt Nam có thể coi là độc đáo nhất khu vực. Ảnh minh họa

Theo dữ liệu Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockhom (SIPRI), năm 1988 Liên Xô đã đồng ý viện trợ cho Việt Nam 8 chiếc trực thăng săn ngầm Kamov Ka-28. Toàn bộ số máy bay này được chuyển giao trong giai đoạn 1989-1990. Trong ảnh là 2 trong số 8 chiếc Ka-28 (biến thể xuất khẩu của loại Ka-27PL) của Việt Nam.
Theo dữ liệu Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockhom (SIPRI), năm 1988 Liên Xô đã đồng ý viện trợ cho Việt Nam 8 chiếc trực thăng săn ngầm Kamov Ka-28. Toàn bộ số máy bay này được chuyển giao trong giai đoạn 1989-1990. Trong ảnh là 2 trong số 8 chiếc Ka-28 (biến thể xuất khẩu của loại Ka-27PL) của Việt Nam.

Điểm làm nên sự độc đáo của trực thăng Kamov là sử dụng cơ cánh quạt nâng đồng trục. Theo đó, thay vì chỉ sự một cánh quạt chính như trực thăng truyền thống, Kamov Ka-28 dùng cơ cấu 2 cánh quạt nâng quay ngược chiều nhau sẽ tạo ra 2 mô men tự quay cũng ngược chiều nhau và vì vậy chúng tự triệt tiêu lẫn nhau. Ảnh minh họa
Điểm làm nên sự độc đáo của trực thăng Kamov là sử dụng cơ cánh quạt nâng đồng trục. Theo đó, thay vì chỉ sự một cánh quạt chính như trực thăng truyền thống, Kamov Ka-28 dùng cơ cấu 2 cánh quạt nâng quay ngược chiều nhau sẽ tạo ra 2 mô men tự quay cũng ngược chiều nhau và vì vậy chúng tự triệt tiêu lẫn nhau. Ảnh minh họa

Việc dùng cơ cấu cánh này giúp loại bỏ hoàn toàn cánh quạt đuôi, qua đó giảm tiếng ồn và kích thước bề ngang máy bay. Ngoài ra, nó giúp cho trực thăng có độ cơ động và linh hoạt cao hơn. Và vì không có cánh quạt đuôi nên loại này không ngại gió thổi nang, có thể cất hạ cánh trong mọi điều kiện thời tiết. Ảnh minh họa
Việc dùng cơ cấu cánh này giúp loại bỏ hoàn toàn cánh quạt đuôi, qua đó giảm tiếng ồn và kích thước bề ngang máy bay. Ngoài ra, nó giúp cho trực thăng có độ cơ động và linh hoạt cao hơn. Và vì không có cánh quạt đuôi nên loại này không ngại gió thổi nang, có thể cất hạ cánh trong mọi điều kiện thời tiết. Ảnh minh họa

Kamov Ka-28 trang bị hệ thống radar trinh sát mặt nước, hệ thống định vị thủy âm để phát hiện tàu ngầm. Trong ảnh là buồng lái chiếc Ka-27PL – biến thể gốc của chiếc Ka-28 xuất khẩu. Ảnh minh họa
Kamov Ka-28 trang bị hệ thống radar trinh sát mặt nước, hệ thống định vị thủy âm để phát hiện tàu ngầm. Trong ảnh là buồng lái chiếc Ka-27PL – biến thể gốc của chiếc Ka-28 xuất khẩu. Ảnh minh họa

Ka-28 có khả năng mang được cái loại ngư lôi chống ngầm tầm ngắn và bom. Trong ảnh là 2 quả bom được treo ở giá bên ngoài trực thăng.
Ka-28 có khả năng mang được cái loại ngư lôi chống ngầm tầm ngắn và bom. Trong ảnh là 2 quả bom được treo ở giá bên ngoài trực thăng.

Hiện nay, 2 tàu hộ vệ tàng hình Gepard 3.9 Project 11661 của Hải quân Nhân dân Việt Nam có sân đáp đáp ứng yêu cầu cất hạ cánh của trực thăng Ka-28. Ka-28 sẽ như là “thợ săn tàu ngầm” bảo vệ tàu Gepard cũng như nhóm tàu chiến trong đội hình. Trong ảnh là sân đáp trực thăng ở đuôi tàu Gepard Việt Nam.
Hiện nay, 2 tàu hộ vệ tàng hình Gepard 3.9 Project 11661 của Hải quân Nhân dân Việt Nam có sân đáp đáp ứng yêu cầu cất hạ cánh của trực thăng Ka-28. Ka-28 sẽ như là “thợ săn tàu ngầm” bảo vệ tàu Gepard cũng như nhóm tàu chiến trong đội hình. Trong ảnh là sân đáp trực thăng ở đuôi tàu Gepard Việt Nam.

Ka-28 được trang bị 2 động cơ tuốc bin trục Isotov TV3-117V cho phép đạt tốc độ bay 270km/h, tầm bay tới 980km. Trong ảnh là chiếc Ka-27PL hạ cánh trên chiến hạm Hải quân Nga.
Ka-28 được trang bị 2 động cơ tuốc bin trục Isotov TV3-117V cho phép đạt tốc độ bay 270km/h, tầm bay tới 980km. Trong ảnh là chiếc Ka-27PL hạ cánh trên chiến hạm Hải quân Nga.

Tin mới