“Kẻ khóc, người cười” sau chính biến ở Ai Cập

 

Các nhà phân tích nói rằng phản ứng khác nhau cho thấy tranh giành giữa các cường quốc khu vực vẫn tiếp diễn. Đồng thời, bất ổn ở Ai Cập sẽ gây chấn động đến tình hình khu vực nói chung.

Tổng thống Syria “thở phào nhẹ nhõm”

Ngay trong hôm Thứ Năm (4/7), Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã hoan nghênh việc lật đổ Tổng thống Mursi và  nói rằng Ai Cập đã trải qua "một bước ngoặt lịch sử".

Tổng thống Syria B. Assad.
 Tổng thống Syria  B. Assad.

Các nhà phân tích cho rằng Damascus phát tín hiệu phản đối mạnh mẽ sự can thiệp của phương Tây và khu vực vào tình hình Syria.
Chính quyền Mursi cầm đầu các quốc gia hậu thuẫn thay đổi chế độ ở Syria. Những biến động hiện nay ở Ai Cập chắc chắn sẽ làm  giảm áp lực bên ngoài đối với Syria.
Tháng trước, Tổng thống Mursi tuyên bố cắt đứt mọi quan hệ với Syria, trong đó có quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Tuy nhiên, hai bên đã đạt được thỏa  thuận về việc mở lại đại sứ quán Syria ở Ai Cập, ba ngày sau khi Tổng thống Mursi đã bị lật đổ.

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ “trông người lại nghĩ đến ta”

Sau khi Tổng thống Mursi bị lật đổ, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã tiến hành họp nội các 3 tiếng đồng hồ trong ngày 4/7 để đánh giá diễn biến ở  Ai Cập. Ông cũng nói với Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon rằng việc lật đổ một tổng thống được bầu là không thể chấp nhận.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan.
 Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ  Erdogan.

Là một đồng minh mạnh mẽ của Thủ tướng Erdogan, Mursi và tổ chức “Anh em Hồi giáo” thiết lập quan hệ chặt chẽ với chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ. Hai ông Erdogan và Mursi có quan điểm tương đồng về các vấn đề khu vực, trong đó có trung gian hòa giải cuộc xung đột Palestine-Israel năm ngoái và tìm cách lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Các chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng việc lật đổ Tổng thống Mursi sẽ khiến cho quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Ai Cập trở nên bất ổn. Quan hệ giữa hai nước sẽ bị tổn hại, nếu Ankara không công nhận chính phủ mới ở Ai Cập do quân đội hậu thuẫn.

Phong trào Hamas “mất chỗ dựa mạnh mẽ”

Phong trào Hồi giáo Hamas tự coi là một nhánh của phong trào “Anh em Hồi giáo toàn Arập” và đã được hưởng lợi từ sự bất ổn chính trị từ Tây Á đến Bắc Phi trong hai năm qua.
Kiểm soát Dải Gaza giáp giới với Ai Cập, phong trào Hamas đang bị ảnh hưởng sâu sắc bởi sự thay đổi quyền lực ở nước láng giềng.
Tổng thống Mursi đã nhiều lần tiếp đón các nhà lãnh đạo Hamas ở Cairo trong năm qua và nới lỏng nhiều hạn chế đối với khu vực biên giới giữa Ai Cập và Dải Gaza.
Nhưng vào đầu tháng này, lực lượng an ninh Ai Cập siết chặt biên giới và phá hủy 20 đường hầm buôn lậu. Quân đội Ai Cập cũng đã đóng cửa khẩu Rafah.
Các nhà phân tích cho rằng những thay đổi đang diễn ra ở Ai Cập sẽ bất lợi cho Hamas và Dải Gaza trong những ngày tới. Hamas sẽ phải lựa chọn đứng về phe nào: hoặc chính phủ Ai Cập tương lai hoặc tổ chức “Anh em Hồi giáo”.

Tin mới