Kẻ khổng lồ sa cơ ROS sáp nhập GAB: Con đường duy nhất để ông Trịnh Văn Quyết không tuyên bố phá sản?

(Vietnamdaily) - Giá cổ phiếu GAB đang tăng phi mã sẽ như thế nào nếu ROS (thị giá dưới 5.000 đồng/cổ phiếu) sáp nhập?

Trong ngày 8/4, Hội đồng cổ đông CTCP Đầu tư khai khoáng & Quản lý tài sản FLC (HoSE: GAB) đã thông qua quyết định trình Đại hội đồng cổ đông phê duyệt chủ trương nhận sáp nhập CTCP Xây dựng FLC Faros (HoSE: ROS) vào GAB tại kỳ họp thường niên 2020 vào cuối tháng 4 tới đây.

GAB cho rằng việc nhận sáp nhập FLC Faros vào GAB "sẽ giúp công ty nâng cao và phát huy tối đa hiệu quả kinh doanh sản xuất".

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, cuộc sáp nhập với GAB, một đơn vị có cổ phiếu tăng giá phi mã trong thời gian gần đây, sẽ mang lại nhiều lợi ích cho ROS, chí ít là xét theo góc nhìn trên thị trường chứng khoán.

Điểm chung duy nhất của ROS và GAB có lẽ là đều có liên quan chặt chẽ với Tập đoàn FLC. Bởi ông Trịnh Văn Quyết, người đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị và là cổ đông lớn nhất của Tập đoàn FLC cũng là cổ đông lớn nhất của ROS với tỷ lệ nắm giữ 51,31%, đồng thời sở hữu 7,97% vốn GAB. Ngoài ra, FLC cũng nắm giữ 8,99% vốn GAB.

Kẻ khổng lồ ROS muốn sáp nhập vào tí hon GAB

ROS đăng ký hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng và là nhà thầu chính của nhiều dự án lớn do Tập đoàn FLC làm chủ đầu tư. ROS có quy mô vốn điều lệ ở mức 5.676 tỷ đồng.

Tại ngày cuối năm 2019, ROS ghi nhận tổng tài sản đạt 10.649 tỷ đồng, xấp xỉ so hồi đầu năm. Khoản phải thu ngắn hạn của Công ty lên tới 5.147 tỷ đồng, chiến gần 50% tổng tài sản. Khoản mục lớn tiếp theo trong cơ cấu tài sản của ROS là hàng tồn kho với 2.565 tỷ đồng, chiếm 24% tổng tài sản.

Nợ phải trả của Công ty ghi nhận 4.608 tỷ đồng, giảm nhẹ so hồi đầu năm, trong đó khoản vay nợ thuê tài chính ngắn hạn tăng 42%, chiếm 1.468 tỷ đồng, khoản vay nợ tài chính dài hạn gấp 7 lần so đầu năm lên hơn 191 tỷ đồng.

GAB tiền thân là CTCP Gạch Tuynel FLC, quy mô vốn ban đầu là 50 tỷ đồng (FLC góp 80% vốn), chuyên sản xuất và kinh doanh gạch. Sau khi niêm yết trên sàn chứng khoán, GAB liên tục có những chuyển biến đáng chú ý.

Ke khong lo sa co ROS sap nhap GAB: Con duong duy nhat de ong Trinh Van Quyet khong tuyen bo pha san
 

Tại phiên họp Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2020 được tổ chức vào đầu tháng 2, các cổ đông của GAB đã thông qua việc chào bán hơn 55,2 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Nếu thực hiện chào bán thành công, quy mô vốn điều lệ của GAB dự kiến sẽ tăng mạnh từ mức 138 tỷ đồng lên 690 tỷ đồng.

Tại thời điểm cuối năm 2019, tổng tài sản của GAB đạt gần 196 tỷ đồng, tăng hơn 6% so với đầu năm. Trong đó, phần tài sản có nguồn từ nợ phải trả chiếm khoảng 17,5%, chủ yếu là các khoản ngắn hạn. 

Đáng chú ý, Công ty ghi nhận các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng lên tới hơn 35,4 tỷ đồng. Khoản phải thu đối với ROS chiếm tỷ trọng lớn nhất trong phải thu ngắn hạn, chiếm hơn 23 tỷ đồng, tăng hơn 43% so với đầu năm.

Nợ phải trả của GAB ghi nhận gần 35 tỷ đồng, trong đó hơn 25 tỷ đồng là nợ ngắn hạn.

Chỉ một phép so sánh nhỏ, quy mô vốn của ROS gấp 41 lần GAB, quy mô tài sản gấp 54 lần, quy mô nợ phải trả cũng gấp đến 132 lần. Giả dụ, Hội đồng quản trị của ROS và GAB thống nhất với nhau phương án sáp nhập hoàn toàn ROS vào GAB thì công ty mới cũng chỉ xấp xỉ quy mô của ROS hiện tại.

Có một điều khá khó hiểu ở đây là việc tại sao GAB không sáp nhập vào ROS mà ROS – một công ty có quy mô khổng lồ, thời gian trên thị trường lâu hơn lại được sáp nhập vào GAB – một công ty non trẻ quy mô nhỏ so với ROS?

Sáp nhập để cứu cánh cho tuyên bố phá sản của ông Trịnh Văn Quyết?

Xét trên thị trường, ROS là một trong những cổ phiếu thường dẫn đầu thanh khoản, tuy nhiên, sau khi niêm yết trên sàn HoSE từ tháng 9/2016 và xác lập mức đỉnh tại 177.800 đồng/cp vào tháng 3/2017, cổ phiếu ROS đã liên tục lao dốc. Hiện ROS đang được giao dịch quanh mức giá 4.200 đồng/cp.

Trong khi đó, GAB “sinh sau đẻ muộn” hơn ROS khi chính thức chào sàn HoSE vào tháng 9/2019. Hiện tại, thị giá GAB đứng tại mức giá 144.200 đồng/cp, gấp hơn 12 lần so với thời điểm lên sàn (giá tham chiếu 12.000 đồng/cp). 

Còn nhớ trước đây, ông Trịnh Văn Quyết từng tuyên bố sẽ đưa cổ phiếu ROS về mức giá "ba chữ số" trong năm 2020 nếu không chính ông sẽ tự tuyên bố phá sản.

Xét đến tình cảnh giảm giá “không phanh” của ROS trong thời gian vừa qua, sáp nhập vào GAB có lẽ chính là bước đi duy nhất để ông Quyết thực hiện lời hứa với cổ đông.

Có lẻ lý do duy nhất để người khổng lồ ROS sáp nhập vào GAB chỉ để cứu cánh cho tuyên bố phá sản của vị Chủ tịch hồi đầu năm!

Như vậy, thị giá cổ phiếu GAB sẽ như thế nào nếu chính thức ROS sáp nhập vào GAB? Liệu rằng kịch bản của FLC và ROS - tăng sâu giảm sốc - có lặp lại như với GAB?

'Hệ sinh thái' tỷ phú Trịnh Văn Quyết sẽ thu hẹp khi ROS muốn sáp nhập vào GAB?

(Vietnamdaily) - CTCP Xây dựng FLC Faros (HoSE: ROS) vừa công bố đề xuất chủ trường sáp nhập ROS và CTCP Đầu tư khai khoáng & Quản lý tài sản FLC (HoSE: GAB).
 

Theo văn bản công bố thông tin, ngày 1/4, Hội đồng quản trị ROS đã tiến hành họp bàn về các vấn đề liên quan tới thay đổi kế hoạch kinh doanh ngắn hạn và dài hạn trong giai đoạn 2020 - 2025, tái cơ cấu lại ngành, nghề kinh doanh chủ yếu và sắp xếp lại một cách toàn diện hoạt động kinh doanh của Công ty.

Hội đồng quản trị ROS nhận định, việc sáp nhập ROS vào GAB sẽ giải quyết được các vấn đề nêu trên một cách toàn diện nhất.

Tỷ phú Trịnh Văn Quyết bất ngờ rời ghế nóng tại ROS trước khi sáp nhập vào GAB

(Vietnamdaily) - Ông Trịnh Văn Quyết sẽ rời ghế Chủ tịch Hội đồng quản trị tại ROS sau thông tin ROS sẽ được sáp nhập với GAB.
 

CTCP Xây dựng FLC Faros (HoSE: ROS) vừa có thông báo miễn tư cách Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) của ông Trịnh Văn Quyết tại Công ty kể từ ngày 7/4.

Theo đó, sau khi tiếp nhận đơn đề nghị xin thôi giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT và thành viên HĐQT của ông Trịnh Văn Quyết, HĐQT của Công ty đã quyết định chấm dứt tư cách Chủ tịch HĐQT và Thành viên HĐQT của ông Quyết từ ngày 7/4. Việc miễn nhiệm chính thức sẽ được trình thông qua tại Đại hội đồng cổ đông thường niên sắp tới.

Tin mới