Kênh đào Suez nơi tàu Ever Given bị mắc kẹt có gì đặc biệt?

Kênh đào Suez nơi tàu Ever Given bị mắc kẹt có gì đặc biệt?

(Kiến Thức) - Sự cố siêu tàu chở hàng Ever Given mắc kẹt và chắn ngang kênh đào Suez suốt gần một tuần qua đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Dưới đây là một số sự thật bất ngờ về con kênh đặc biệt này.

Xem toàn bộ ảnh
 Kênh đào Suez là kênh giao thông nhân tạo nằm trên lãnh thổ Ai Cập, đi ngang qua eo Suez tại phía đông bắc Ai Cập. Con kênh nối biển Địa Trung Hải với Biển Đỏ thuộc Ấn Độ Dương. Ảnh: ET.
Kênh đào Suez là kênh giao thông nhân tạo nằm trên lãnh thổ Ai Cập, đi ngang qua eo Suez tại phía đông bắc Ai Cập. Con kênh nối biển Địa Trung Hải với Biển Đỏ thuộc Ấn Độ Dương. Ảnh: ET.
Kênh đào Suez ban đầu thuộc sở hữu của các nhà đầu tư Pháp. Việc khởi công xây dựng kênh đào bắt đầu ở thành phố Port Said (Ai Cập) vào năm 1859. Ảnh: Tranh vẽ các công nhân đào kênh Suez hồi thế kỷ 19. Ảnh: ET.
Kênh đào Suez ban đầu thuộc sở hữu của các nhà đầu tư Pháp. Việc khởi công xây dựng kênh đào bắt đầu ở thành phố Port Said (Ai Cập) vào năm 1859. Ảnh: Tranh vẽ các công nhân đào kênh Suez hồi thế kỷ 19. Ảnh: ET.
Theo New York Times, công trình này mất 10 năm để hoàn thành. Ảnh: ET.
Theo New York Times, công trình này mất 10 năm để hoàn thành. Ảnh: ET.
Được biết, khoảng 1,5 triệu công nhân đã tham gia vào quá trình xây dựng kênh đào Suez. Ảnh: Getty.
Được biết, khoảng 1,5 triệu công nhân đã tham gia vào quá trình xây dựng kênh đào Suez. Ảnh: Getty.
Khi lần đầu tiên đi vào hoạt động năm 1869, kênh đào Suez dài 164 km và sâu 8 m, có thể đón các tàu có trọng tải khoảng 4.500 tấn ở độ sâu 6,7 m. Ảnh: ET.
Khi lần đầu tiên đi vào hoạt động năm 1869, kênh đào Suez dài 164 km và sâu 8 m, có thể đón các tàu có trọng tải khoảng 4.500 tấn ở độ sâu 6,7 m. Ảnh: ET.
Anh từng là quốc gia quản lý kênh đào Suez. Đến năm 1956, sau nhiều năm đàm phán với Ai Cập, Anh đã chính thức trao lại quyền điều hành con kênh cho chính phủ của Tổng thống Ai Cập khi đó là ông Gamal Abdel Nasser (ảnh). Ảnh: MEM.
Anh từng là quốc gia quản lý kênh đào Suez. Đến năm 1956, sau nhiều năm đàm phán với Ai Cập, Anh đã chính thức trao lại quyền điều hành con kênh cho chính phủ của Tổng thống Ai Cập khi đó là ông Gamal Abdel Nasser (ảnh). Ảnh: MEM.
Năm 1956, sau khi người Anh rời đi, Tổng thống Ai Cập Gamal Abdel Nasser quốc hữu hóa kênh đào. Thời điểm đó, kênh Suez có chiều dài 175 km và sâu 14 m, có thể để tàu chở dầu tải trọng khoảng 27.000 tấn ở độ sâu 10,7 m đi qua. Ảnh: ET.
Năm 1956, sau khi người Anh rời đi, Tổng thống Ai Cập Gamal Abdel Nasser quốc hữu hóa kênh đào. Thời điểm đó, kênh Suez có chiều dài 175 km và sâu 14 m, có thể để tàu chở dầu tải trọng khoảng 27.000 tấn ở độ sâu 10,7 m đi qua. Ảnh: ET.
Ai Cập đã đóng cửa kênh đào trong gần một thập kỷ (từ 1967 đến 1975) sau cuộc chiến tranh Arab-Israel năm 1967. Ảnh: Reuters.
Ai Cập đã đóng cửa kênh đào trong gần một thập kỷ (từ 1967 đến 1975) sau cuộc chiến tranh Arab-Israel năm 1967. Ảnh: Reuters.
Kênh đào sau đó cũng vài lần phải đóng cửa do tàu mắc cạn. Vào năm 2004, một tàu chở dầu của Nga mắc cạn khiến kênh đào ngừng hoạt động trong 3 ngày. Ảnh: Siêu tàu chở hàng Ever Given nằm chắn ngang lòng kênh đào Suez những ngày qua. Ảnh: AP.
Kênh đào sau đó cũng vài lần phải đóng cửa do tàu mắc cạn. Vào năm 2004, một tàu chở dầu của Nga mắc cạn khiến kênh đào ngừng hoạt động trong 3 ngày. Ảnh: Siêu tàu chở hàng Ever Given nằm chắn ngang lòng kênh đào Suez những ngày qua. Ảnh: AP.
Năm 2015, kênh đào tiếp tục được mở rộng, nâng chiều dài lên 193,3 km và độ sâu là 24 m, cho phép các tàu có trọng tải khoảng 220.000 tấn đi qua. Ảnh: Wikipedia.
Năm 2015, kênh đào tiếp tục được mở rộng, nâng chiều dài lên 193,3 km và độ sâu là 24 m, cho phép các tàu có trọng tải khoảng 220.000 tấn đi qua. Ảnh: Wikipedia.
Kênh đào Suez là tuyến đường biển vô cùng quan trọng, giúp lưu thông hàng hóa trực tiếp giữa châu Âu và châu Á mà không phải vòng qua mũi phía nam châu Phi, rút ngắn được 6.000 km. Ảnh: Wikimedia Commons.
Kênh đào Suez là tuyến đường biển vô cùng quan trọng, giúp lưu thông hàng hóa trực tiếp giữa châu Âu và châu Á mà không phải vòng qua mũi phía nam châu Phi, rút ngắn được 6.000 km. Ảnh: Wikimedia Commons.
Theo Cơ quan quản lý Kênh đào Suez (SCA), khoảng 12% giao thương toàn cầu đi qua kênh đào Suez, với tổng số 18.829 tàu chở 1,17 tỷ tấn hàng hóa trong năm 2020. Ảnh: Tàu Ever Given chắn ngang kênh đào Suez nhìn từ trên cao. Ảnh: Reuters.
Theo Cơ quan quản lý Kênh đào Suez (SCA), khoảng 12% giao thương toàn cầu đi qua kênh đào Suez, với tổng số 18.829 tàu chở 1,17 tỷ tấn hàng hóa trong năm 2020. Ảnh: Tàu Ever Given chắn ngang kênh đào Suez nhìn từ trên cao. Ảnh: Reuters.
Mời độc giả xem thêm video: Nỗ lực giải cứu tàu mắc kẹt ở kênh đào Suez (Nguồn video: VTV)

GALLERY MỚI NHẤT