Kết cục bi thảm của 5 nhà độc tài khét tiếng Châu Phi

Kết cục bi thảm của 5 nhà độc tài khét tiếng Châu Phi

(Kiến Thức) - Có lẽ châu Phi là lục địa xuất hiện nhiều nhà độc tài nhất trên thế giới nhưng mỉa mai thay cuộc đời của họ luôn kết thúc đầy bi thảm.

Xem toàn bộ ảnh
1. Tổng thống Robert Mugabe là người cầm quyền kỷ lục ở Zimbabwe. Ông từng được nhiều người dân Châu Phi ca ngợi là anh hùng đấu tranh, giải phóng dân tộc. Tuy nhiên, Robert Mugabe lại bị phương Tây coi là nhà độc tài sẵn sàng dùng bạo lực để củng cố và duy trì quyền lực. Ảnh: History.
1. Tổng thống Robert Mugabe là người cầm quyền kỷ lục ở Zimbabwe. Ông từng được nhiều người dân Châu Phi ca ngợi là anh hùng đấu tranh, giải phóng dân tộc. Tuy nhiên, Robert Mugabe lại bị phương Tây coi là nhà độc tài sẵn sàng dùng bạo lực để củng cố và duy trì quyền lực. Ảnh: History.
Được biết, trong thời gian ông làm lãnh đạo, Zimbabwe là một trong những nước nghèo nhất thế giới với tỷ lệ lạm phát cao kỷ lục lên đến 500% vào năm 2008, tỷ lệ mắc bệnh AIDS vào loại cao nhất châu Phi còn tuổi thọ thì vào hàng thấp nhất thế giới. Ảnh: CNN.
Được biết, trong thời gian ông làm lãnh đạo, Zimbabwe là một trong những nước nghèo nhất thế giới với tỷ lệ lạm phát cao kỷ lục lên đến 500% vào năm 2008, tỷ lệ mắc bệnh AIDS vào loại cao nhất châu Phi còn tuổi thọ thì vào hàng thấp nhất thế giới. Ảnh: CNN.
Ngày 14/11/2017 vừa qua, Quân đội Zimbabwe đã chiếm quyền kiểm soát thủ đô Harare và giam lỏng Tổng thống Mugabe. Nhà lãnh đạo 93 tuổi đứng trước nguy cơ từ chức, kết thúc thời gian cầm quyền dài kỷ lục 37 năm. Ảnh: Getty Images.
Ngày 14/11/2017 vừa qua, Quân đội Zimbabwe đã chiếm quyền kiểm soát thủ đô Harare và giam lỏng Tổng thống Mugabe. Nhà lãnh đạo 93 tuổi đứng trước nguy cơ từ chức, kết thúc thời gian cầm quyền dài kỷ lục 37 năm. Ảnh: Getty Images.
2. Đại tá Muammar al-Gaddafi nắm quyền kiểm soát chính phủ Libya vào năm 1969 sau một cuộc “đảo chính không đổ máu” và cai trị nước này như một  nhà độc tài Châu Phi trong suốt 42 năm cầm quyền. Ảnh: Zimbio.
2. Đại tá Muammar al-Gaddafi nắm quyền kiểm soát chính phủ Libya vào năm 1969 sau một cuộc “đảo chính không đổ máu” và cai trị nước này như một nhà độc tài Châu Phi trong suốt 42 năm cầm quyền. Ảnh: Zimbio.
Trong những năm tháng cầm quyền, nhà lãnh đạo Muammar al-Gaddafi lên án các mối quan hệ quốc tế với phương Tây và phá vỡ quan hệ ngoại giao với nhiều nước. Đại tá Gaddfi đã biến Libya thành một “thiên đường” cho những người chống phương Tây cực đoan. Ảnh: Twitter.
Trong những năm tháng cầm quyền, nhà lãnh đạo Muammar al-Gaddafi lên án các mối quan hệ quốc tế với phương Tây và phá vỡ quan hệ ngoại giao với nhiều nước. Đại tá Gaddfi đã biến Libya thành một “thiên đường” cho những người chống phương Tây cực đoan. Ảnh: Twitter.
Ông chính thức bị lật đổ vào tháng 8/2011 sau một cuộc nổi dậy và chết một cách thê thảm khi đang trên đường chạy trốn gần thành phố Sirte. Ảnh: The Telegraph.
Ông chính thức bị lật đổ vào tháng 8/2011 sau một cuộc nổi dậy và chết một cách thê thảm khi đang trên đường chạy trốn gần thành phố Sirte. Ảnh: The Telegraph.
3. Hissène Habré, sinh năm 1942, là lãnh đạo của Chad từ năm 1982 cho đến khi ông bị lật đổ vào năm 1990. Ảnh: African Arguments.
3. Hissène Habré, sinh năm 1942, là lãnh đạo của Chad từ năm 1982 cho đến khi ông bị lật đổ vào năm 1990. Ảnh: African Arguments.
Hissenè Habré từng nắm quyền sinh, quyền sát trong tay ở Chad. Dưới thời nhà độc tài này, nhiều người đã bị tra tấn và giết hại. Đến tháng 5/2016, Hissenè Habré bị kết tội vi phạm nhân quyền, trong đó có cả cưỡng hiếp, nô lệ tình dục và ra lệnh giết chết 40.000 người. Hiện ông ta đang phải chịu án tù chung thân. Ảnh: Senego.
Hissenè Habré từng nắm quyền sinh, quyền sát trong tay ở Chad. Dưới thời nhà độc tài này, nhiều người đã bị tra tấn và giết hại. Đến tháng 5/2016, Hissenè Habré bị kết tội vi phạm nhân quyền, trong đó có cả cưỡng hiếp, nô lệ tình dục và ra lệnh giết chết 40.000 người. Hiện ông ta đang phải chịu án tù chung thân. Ảnh: Senego.
4. Idi Amin Dada là Tổng thống Uganda thứ 3 trong khoảng thời gian từ năm 1971 đến 1979. Cựu Tổng thống Idi Amin Dada bị coi là tên hung thần khát máu nhất trong lịch sử Châu Phi giai đoạn hậu thuộc địa. Ảnh: Biography.
4. Idi Amin Dada là Tổng thống Uganda thứ 3 trong khoảng thời gian từ năm 1971 đến 1979. Cựu Tổng thống Idi Amin Dada bị coi là tên hung thần khát máu nhất trong lịch sử Châu Phi giai đoạn hậu thuộc địa. Ảnh: Biography.
Trong thời gian cầm quyền, nhà lãnh đạo độc tài này đã đàn áp chính trị, lạm dụng nhân quyền và hành quyết các dân tộc khác. Theo các tổ chức nhân quyền, ước tính 100.000 đến 500.000 người đã bị giết hại dưới chế độ Amin. Ảnh: Getty Images.
Trong thời gian cầm quyền, nhà lãnh đạo độc tài này đã đàn áp chính trị, lạm dụng nhân quyền và hành quyết các dân tộc khác. Theo các tổ chức nhân quyền, ước tính 100.000 đến 500.000 người đã bị giết hại dưới chế độ Amin. Ảnh: Getty Images.
Năm 1979, Amin bị lật đổ và chết vì bệnh thận tại Jeddah, Ả Rập Xê Út, năm 2003. Ảnh: Wikimedia.
Năm 1979, Amin bị lật đổ và chết vì bệnh thận tại Jeddah, Ả Rập Xê Út, năm 2003. Ảnh: Wikimedia.
5. Cựu Tổng thống Liberia Charles Taylor nắm quyền từ năm 1997 đến năm 2003, từng bị gọi là “Gã Charles đao phủ”, bởi tiến hành các cuộc tàn sát đẫm máu. Ảnh: Wikipedia.
5. Cựu Tổng thống Liberia Charles Taylor nắm quyền từ năm 1997 đến năm 2003, từng bị gọi là “Gã Charles đao phủ”, bởi tiến hành các cuộc tàn sát đẫm máu. Ảnh: Wikipedia.
Trong nhiệm kỳ tổng thống, Taylor bị cáo buộc về tội ác chiến tranh và tội ác chống loài người do tham gia trong cuộc nội chiến Sierra Leone. Năm 2003, Charles Taylor buộc phải từ chức và sống lưu vong ở Nigeria. Charles Taylor bị tòa tuyên án có tội vào ngày 26/4/2012 với tất cả 11 tội danh. Ảnh: AP.
Trong nhiệm kỳ tổng thống, Taylor bị cáo buộc về tội ác chiến tranh và tội ác chống loài người do tham gia trong cuộc nội chiến Sierra Leone. Năm 2003, Charles Taylor buộc phải từ chức và sống lưu vong ở Nigeria. Charles Taylor bị tòa tuyên án có tội vào ngày 26/4/2012 với tất cả 11 tội danh. Ảnh: AP.

GALLERY MỚI NHẤT