Khác biệt của các danh 'Đế', 'Tổ', 'Tông' trong tên của hoàng đế

Cấu trúc thường thấy trong tên gọi của các vua thời Hán là "XX đế" (ví dụ như Hán Vũ đế). Thời Đường, Tống, cấu trúc trên lại đổi sang "XX Tổ" (Đường Cao Tổ, Tống Thái Tổ,...) hoặc "XX Tông" (Đường Huyền Tông,...).

Doanh Chính hay Tần Thủy Hoàng là vị Hoàng đế đầu tiên và cũng là người đặt ra danh hiệu Hoàng đế trong lịch sử Trung Hoa. "Hoàng đế" được lấy từ cụm từ tên của Hoàng Đế Hiên Viên - một trong Tam Hoàng Ngũ Đế thời thượng cổ. "XX đế" (ví dụ như Hán Vũ đế, Hán Cảnh đế, Hán Hiến đế,...; Thời Đường, Tống, cấu trúc trên lại đổi sang "XX Tổ" (Đường Cao Tổ, Tống Thái Tổ,...) hoặc "XX Tông" (Đường Huyền Tông,...). Sự khác nhau giữa "Đế", "Tổ", "Tông" có lẽ sẽ khiến nhiều người tò mò.

Khác biệt của các danh 'Đế', 'Tổ', 'Tông' trong tên của hoàng đế ảnh 1

Ảnh minh họa Tần Thủy Hoàng

Về cách đặt hiệu "XX đế", đây là cấu trúc hoàn hảo để tạo nên một cái tên mang ý nghĩa bao hàm toàn bộ cuộc đời và chiến tích mà người đó đã để lại, hợp với tư tưởng và quan điểm thời Hán. Trong khi đó, cấu trúc "XX tổ", "XX tông" lại thừng được dùng làm miến hiệu, nhằm mục đích ghi nhận công lao to lớn mà vị vua này đã đạt được trong những năm trị vì của mình. Do đó, không phải vị vua nào thời Đường, Tống cũng có được miến hiệu có chữ "Tổ", "Tông" bên trong.

Khác biệt của các danh 'Đế', 'Tổ', 'Tông' trong tên của hoàng đế ảnh 2

Đường Cao Tổ

Ngoài ra, việc sử dụng tên có cấu trúc "XX tổ", "XX tông" còn vì sau thời Ngụy Tấn, đại đa số các Hoàng đế đều có miếu hiệu chứ không như thời nhà Hán. Và, để tránh việc thụy hiệu các Hoàng đế ngày càng phức tạp thì việc dùng thụy hiệu để gọi không còn phù hợp nữa. Theo quy định của thời này thìHoàng đế khai quốc sẽ được gọi là Cao Tổ hoặc Thái Tổ, các hoàng đế sau sẽ được gọi là Tông, ví như Thái Tông, Cao Tông, Huyền Tông, Thế Tông,...

Khác biệt của các danh 'Đế', 'Tổ', 'Tông' trong tên của hoàng đế ảnh 3

Đường Cao Tông

Trên thực tế, việc gọi là "Đế", "Tổ", hay "Tông" xuất phát từ thói quen và hình thức ghi nhớ của người từng thời chứ không ảnh hưởng quá nhiều đến vị thế của Hoàng đế.

Lý do Võ Tắc Thiên đẩy Lý Thế Dân ra khỏi giường đêm động phòng

Trước khi được Lý Trị sủng ái hết mực, Võ Tắc Thiên từng bị Lý Thế Dân hắt hủi sau đêm động phòng 'hụt.

Võ Tắc Thiên trước khi trở thành Hoàng hậu được Lý Trị cực kì sủng ái thì từng là phi tần của cha Lý Trị - Lý Thế Dân. Bà nhập cung năm 14 tuổi, phải lòng Lý Thế Dân ngay từ cái nhìn đầu tiên. Trong 4 người đàn ông quan trọng trong cuộc đời Võ hậu là Lý Thế Dân, Lý Trị, Lý Khác và Lý Mục thì Lý Thế Dân được cho là người mà bà yêu nhất. Vị hoàng đế này gắn bó với những năm tháng thanh xuân đẹp nhất của Võ thị, khiến nàng khóc thương, đau lòng nhiều nhất khi ngài qua đời.

Khắc họa chân dung Càn Long, bất ngờ diện mạo thật

Họa sĩ người Ý này tên Castiglione và được chính vua Càn Long bổ nhiệm là họa sĩ chính trong cung.

Khac hoa chan dung Can Long, bat ngo dien mao that

Càn Long là vị hoàng đế nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, đồng thời ông cũng là vị hoàng đế có tuổi thọ cao nhất, dung mạo thật của ông trông như thế nào?

Ông hoàng tàn bạo khét tiếng bậc nhất, sát hại 5% dân số thế giới

Được xem là một trong những hoàng đế tàn bạo nhất lịch sử, nhà vua Tamerlane của đế quốc Timurid đã thực hiện nhiều cuộc chiến và tàn sát khoảng 5% dân số thế giới. Nhiều nạn nhân bị chém đầu, thiêu cháy, chôn sống...

Ong hoang tan bao khet tieng bac nhat, sat hai 5% dan so the gioi
Tamerlane hay còn gọi Tamerlane Đại đế (1336 - 1405) là nhà quân sự kiệt xuất nổi tiếng lịch sử thế giới. Vị hoàng đế này đã sáng lập ra đế quốc Timurid và tin rằng bản thân là hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn.