Khắc phục những bất cập của Luật Lưu trữ (sửa đổi)

Nhiều ý kiến đóng góp đã được đưa ra tại Hội thảo “Góp ý dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi)” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức.

Ngày 29/12, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức hội thảo “Góp ý dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi)”.
Khac phuc nhung bat cap cua Luat Luu tru (sua doi)
 Ông Nguyễn Quyết Chiến, Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Ảnh: Mai Loan.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Quyết Chiến, Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nêu rõ: Tài liệu lưu trữ chính là nguồn sử liệu hết sức quý giá, đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu, hoạch định chính sách, xây dựng chiến lược, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước, của mỗi cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp...
Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm đến công tác lưu trữ. Năm 2011, Quốc hội đã ban hành Luật Lưu trữ (thay thế Pháp lệnh lưu trữ quốc gia năm 2001). Tuy nhiên, qua hơn 10 năm thực hiện, Luật Lưu trữ đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình thực tiễn, nhất là với các chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử để tăng cường hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước.
Do vậy, Chính phủ đã đề nghị và Quốc hội đã đồng ý đưa dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 và 2024. Tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV (tháng 10 vừa qua), Quốc hội đã xem xét cho ý kiến lần đầu và dự kiến sẽ xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 7 (vào tháng 5/2024).
Khac phuc nhung bat cap cua Luat Luu tru (sua doi)-Hinh-2
 Bà  Nguyễn Thị Chinh, thành viên thường trực Tổ biên tập dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi), Cục Văn Thư lưu trữ (Bộ Nội vụ). Ảnh: Mai Loan.
Góp ý tại Hội thảo, bà  Nguyễn Thị Chinh, thành viên thường trực Tổ biên tập dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi), Cục Văn Thư lưu trữ (Bộ Nội vụ) cho biết, Dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi) gồm 9 chương, 68 điều (tăng 2 chương, 26 điều so với Luật Lưu trữ năm 2011). Trên cơ sở kế thừa các nội dung còn phù hợp của Luật Lưu trữ năm 2011, dự thảo Luật có các nội dung sửa đổi, bổ sung tập trung vào 4 chính sách lớn, gồm: Quy định về thẩm quyền quản lý tài liệu lưu trữ; Quy định về lưu trữ tài liệu điện tử và tài liệu số; Quy định về hoạt động lưu trữ tư; Quy định về quản lý hoạt động dịch vụ lưu trữ.
Ông Đinh Thế Vinh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Lưu trữ Việt Nam góp ý  điểm a và b khoản 1 điều 56 quy định: “Bộ Nội vụ hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc quản lý hoạt động dịch vụ lưu trữ trong phạm vi toàn quốc. UBND cấp tỉnh, cấp huyện hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra quản lý hoạt động dịch vụ lưu trữ theo thẩm quyền quản lý”. Như vậy, một dự án, một hoạt động dịch vụ lưu trữ có đến ba cấp quản lý có thể thanh tra, kiểm tra từ Bộ Nội vụ, UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện.
Ông Vinh cho rằng, cần tách bạch giữa hướng dẫn và thanh tra, kiểm tra quản lý hoạt động dịch vụ lưu trữ vì nếu quy định không cẩn thận sẽ dẫn đến sự chồng chéo trong việc thanh tra, kiểm tra giữa các cơ quan quản lý nhà nước, tạo áp lực cho cá nhân tổ chức tham gia hoạt động dịch vụ lưu trữ, dễ phát sinh tiêu cực.
Khac phuc nhung bat cap cua Luat Luu tru (sua doi)-Hinh-3
 Tiến sĩ Phạm Văn Tân, nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Ảnh: Mai Loan.

TS Phạm Văn Tân, nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cho hay, tại khoản 1 Điều 57 quy định về chứng chỉ hành nghề lưu trữ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Tại khoản 6 quy định Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chi tiết cấp, cấp lại, thu hồi Chứng chỉ hành nghề lưu trữ.

Các quy định trên chưa chỉ ra cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp là ai, gây khó khăn trong quá trình áp dụng vào thực tiễn. Vì vậy, cần quy định rõ ràng chủ thể có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề lưu trữ ngay tại Dự thảo Luật nhằm thống nhất áp dụng.

Một nội dung nữa cũng được TS Tân nêu ý kiến, đó là tại khoản 5 Điều 57 Dự thảo Luật quy định trường hợp không được cấp chứng chỉ hành nghề lưu trữ là người đã bị kết án về một trong các tội phạm liên quan đến an ninh quốc gia; tội cố ý làm lộ bí mật công tác; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc hủy tài liệu bí mật công tác. Nhưng để đảm bảo quyền con người của người đã bị kết án, và theo quy định của Bộ luật Hình sự, nếu người bị kết án được xoá án tích thì họ không còn được coi là người có tội.

Khac phuc nhung bat cap cua Luat Luu tru (sua doi)-Hinh-4
 Các đại biểu nêu ý kiến sôi nổi tại Hội thảo. Ảnh: Mai Loan.

Do đó, ông Tân cho rằng, cần sửa quy định trên theo hướng người đã bị kết án về một trong các tội phạm liên quan đến an ninh quốc gia; tội cố ý làm lộ bí mật công tác; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc hủy tài liệu bí mật công tác mà chưa được xóa án tích thì thuộc trường hợp không được cấp chứng chỉ hành nghề lưu trữ. Còn sau khi được xóa án tích, nếu người đã bị kết án đảm bảo các điều kiện theo quy định của dự thảo luật thì vẫn thuộc trường hợp được cấp chứng chỉ hành nghề lưu trữ.

Kết thúc hội thảo, ông Nguyễn Quyết Chiến cho biết, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam sẽ tổng hợp các ý kiến tâm huyết, sâu sắc tại Hội thảo để gửi tới các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi), trình Quốc hội xem xét vào kỳ họp tới.
>>> Đại biểu Quốc hội, TSKH. Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nói về Luật Đất đai (sửa đổi):
 Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện.

Bộ trưởng Nội vụ: Hướng tới Chính phủ số, công dân số

Về vấn đề lưu trữ tài liệu số, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, đây là nội dung mới được thiết kế thành một chương riêng, nhằm mục đích hướng tới xây dựng Chính phủ số

Cần khắc phục những bất cập trong thực hiện chuyển đổi số
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, chiều 27/11, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi). Tham gia phát biểu ý kiến, đại biểu Tạ Đình Thi (đoàn Hà Nội) nhấn mạnh, lưu trữ là một trong những vấn đề hệ trọng. Chính tài liệu lưu trữ là tài sản quý, được trao truyền giữa các thế hệ, phản ánh một cách chính thống những giá trị truyền thống văn hóa lịch sử, thậm chí phản ánh trình độ phát triển, văn minh của một quốc gia, dân tộc.
Bo truong Noi vu: Huong toi Chinh phu so, cong dan so
Đại biểu Tạ Đình Thi (đoàn Hà Nội). Ảnh: QH.
Đại biểu cho rằng, chuyển đổi số trong lĩnh vực lưu trữ chính là sự thay đổi phương thức làm việc, chuyển công tác quản lý nhà nước về hoạt động lưu trữ lên môi trường số, dựa trên dữ liệu. Tuy nhiên, hiện nay việc thực hiện chuyển đổi số đang có những hạn chế về nhận thức, nhân lực, kinh phí, hạ tầng, khung pháp lý.

Chủ tịch Quốc hội giải thích lý do chưa thông qua Luật Đất đai

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 29/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội đã họp phiên bế mạc.

Thông qua 7 luật, 8 nghị quyết, quyết nghị nhiều nội dung quan trọng

Phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, sau 22,5 ngày làm việc nghiêm túc, khẩn trương, khoa học, dân chủ và trách nhiệm cao, hôm nay, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và tiến hành phiên bế mạc.

Chu tich Quoc hoi giai thich ly do chua thong qua Luat Dat dai
 Quốc hội làm lễ chào cờ. Ảnh: QH.

Tin mới