Khách đi máy bay nội địa không cần xét nghiệm Covid-19 nhưng vẫn khai báo y tế

Từ 22/1, hành khách bay nội địa sẽ không phải xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trước chuyến bay, trừ khách đi từ vùng 4 (vùng đỏ), vùng phong toả.

Tối 21/1, Bộ GTVT đã có văn bản điều chỉnh quy định liên quan tới điều kiện khách đi nội địa áp dụng từ ngày 22/1, trên cơ sở thích ứng an toàn với dịch bệnh và tỷ lệ tiêm vắc xin COVID-19 đạt cao.

Thay đổi này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần sắp tới, và sau một số phát sinh liên quan tới yêu cầu xét nghiệm, dẫn tới những khó khăn khi trẻ em cũng phải xét nghiệm.

Theo quy định mới, khách bay nội địa chỉ phải xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 còn hiệu lực (72 giờ) nếu cư trú hoặc đi từ sân bay thuộc vùng 4, hoặc vùng phong toả (hiện cả nước không còn địa phương nào là vùng đỏ).

Riêng với trẻ em đi từ vùng đỏ, Bộ GTVT đã có văn bản đề nghị Bộ Y tế hướng dẫn.

Đồng thời, từ nay cũng bỏ yêu cầu xét nghiệm với tổ bay nội địa 7 ngày/lần.

Khach di may bay noi dia khong can xet nghiem Covid-19 nhung van khai bao y te

Bỏ quy định xét nghiệm với khách hàng không nội địa nếu ở từ vùng 3 (vùng cam) trở xuống.

Ngoài ra, khách bay nội địa vẫn phải thực hiện khai báo y tế trên ứng dụng PC-COVID trước chuyến đi, chịu trách nhiệm tính trung thực của các thông tin khai báo. Khách không được tham gia chuyến bay khi có các triệu chứng ho, sốt, khó thở, đau mỏi cơ, đau rát họng, mất vị giác...

Như vậy, tới nay về cơ bản khách đi lại nội địa đã không còn rào cản về các điều kiện phải thực hiện trước chuyến bay, gỡ khó về xét nghiệm với khách là trẻ em chưa tiêm vắc xin (dưới 12 tuổi), hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xin (từ 12 tới dưới 18 tuổi).

Tuy nhiên, rào cản với người dân đi lại hiện nằm ở các quy định của địa phương với khách từ tỉnh thành khác tới, đặc biệt là quy định cách ly khiến nhiều người ngần ngại.

Điểm danh ôtô điện sắp đến tay khách Việt năm 2022

Thị trường ôtô điện Việt Nam năm 2022 sẽ sôi động với sự góp mặt của rất nhiều mẫu xe mới đến từ các thương hiệu như VinFast, Kia, Mercedes...

Diem danh oto dien sap den tay khach Viet nam 2022

Xe ôtô điện dường như đang dần trở thành xu thế tất yếu trong ngành công nghiệp, nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang lên kế hoạch cấm bán xe mới chạy xăng và diesel để chuyển sang xe xanh. Thị trường Việt Nam sau nhiều năm “ngó lơ” với ôtô điện, thì năm 2022 hứa hẹn sẽ là một năm rất sôi động.

Diem danh oto dien sap den tay khach Viet nam 2022-Hinh-2
 Minh chứng là nhà sản xuất ôtô Việt Nam – VinFast đã liên tiếp “nổ những phát súng” vào thị trường xe điện vốn trầm lắng tại nước nhà với màn ra mắt của một loạt mẫu xe điện như VFe34, VF8, VF9,… Bên cạnh đó, những nhà sản xuất khác cũng không chịu “ngồi yên” khi đã lên kế hoạch trình làng nhiều mẫu xe xanh trong năm nay.

Nhà đầu tư nhỏ lẻ ngày càng thông minh đáng kinh ngạc

VinaCapital đánh giá thị trường chứng khoán của Việt Nam tăng 37.3% (tính theo USD) trong năm 2021, chủ yếu nhờ vào mức tăng trưởng lợi nhuận dự kiến trên 30%, trong báo cáo “Hướng về tương lai năm 2022”.
 
 

VinaCapital kỳ vọng lợi nhuận của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tăng khoảng 24% trong năm 2022, theo đó thúc đẩy thị trường chứng khoán đạt được nhiều mốc cao hơn.

Thêm vào đó, nhà đầu tư nhỏ lẻ ở Việt Nam cũng ngày càng thông minh hơn một cách đáng kinh ngạc khi họ bắt đầu tập trung vào các yếu tố tăng trưởng kinh tế, môi trường vĩ mô thế giới (bao gồm cả việc Fed cắt giảm chương trình nới lỏng định lượng,...), và các tiến triển mới của các ngành cụ thể.

Nhóm nhà đầu tư nhỏ lẻ hiện đang chiến khoảng 90% khối lượng giao dịch hằng ngày trên thị trường chứng khoán Việt Nam, do đó các nhà đầu tư chủ động với phương pháp đầu tư đúng đắn, dự đoán được dịch chuyển giữa các ngành và có thể ước đoán chính xác tăng trưởng lợi nhuận của các công ty đơn lẻ sẽ có vị thế thuận lợi để tăng vượt chỉ số VN-Index.

Chiến lược đầu tư hiện tại của VinaCapital vẫn tập trung vào việc xác định các cổ phiếu và lĩnh vực được hưởng lợi từ phục hồi kinh tế, bao gồm các cổ phiếu nhóm ngành tiêu dùng, tài chính, bất động sản, và nguyên vật liệu.

Theo đó, lợi nhuận của các ngân hàng có khả năng tăng khoảng 30% trong năm 2022, nhờ tăng trưởng tín dụng 14% và các ngân hàng của Việt Nam ít bị ảnh hưởng bởi COVID hơn vào năm 2022. Cụ thể, hai xu hướng đang diễn ra sẽ hỗ trợ lợi nhuận của các ngân hàng Việt Nam vào năm 2022, bao gồm: 1) cải thiện cơ cấu cho vay (tức là, nhiều khoản cho vay bán lẻ và doanh nghiệp vừa và nhỏ hơn), và 2) chi phí cấp vốn thấp hơn. Ngoài ra, các biện pháp xử lý nợ xấu của Chính phủ sẽ cho phép các ngân hàng bù đắp khoản lỗ cho vay do Covid trong ba năm qua, điều này sẽ hỗ trợ lợi nhuận của các ngân hàng trong năm nay.

VinaCapital dự báo tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng năm 2022 cao nhất là 25%. Nguyên nhân là Ngân hàng Nhà nước sẽ phân bổ hạn ngạch tín dụng khác nhau dựa trên chất lượng tài sản giữa các ngân hàng và tăng trưởng tín dụng dự kiến đạt từ 11 - 12% đến hơn 20% trong năm nay.

Ngoài ra, nhiều yếu tố như giao dịch bancassurance với các công ty bảo hiểm nước ngoài (thường đòi hỏi các khoản trả trước) và câu chuyện xoay quanh việc M&A/tái cấu trúc cũng có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận và giá cổ phiếu.

Đối với cổ phiếu nhóm ngành bất động sản, VinaCapial duy trì đánh giá tích cực khi đặt kỳ vọng lợi nhuận của các công ty bất động sản sẽ tăng gần 25% vào năm 2022, do doanh số bán/bán trước căn hộ mới tăng gần gấp đôi sau khi giảm hơn 50% trong năm 2021 do Covid cũng như các vấn đề pháp lý/quy định hiện đang được giải quyết.

Ngoài ra, dòng vốn đầu tư vào bất động sản sẽ tiếp tục tăng một phần nhờ lãi suất huy động thấp, điều này sẽ thúc đẩy giá bất động sản tiếp tục tăng trong năm 2022.

Với ngành bán lẻ, VinaCapital dự báo chi tiêu của người tiêu dùng Việt Nam sẽ tăng mạnh trở lại vào năm 2022, trong đó tập trung vào các sản phẩm dịch vụ cho sức khoẻ.

Fed tăng lãi suất cũng không áp lực lên Việt Nam?

Hầu hết nhà đầu tư và giới phân tích kỳ vọng Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất 3 lần trong năm 2022, gây ra tổn hại đối với giá cổ phiếu ở các thị trường chứng khoán mới nổi và cận biên, bao gồm có Việt Nam.

Tuy nhiên, Vinacapital không tin rằng Fed sẽ tuân thủ đúng theo những kế hoạch dự kiến về tăng lãi suất 3 lần mà họ thông cáo, và quan trọng hơn, Việt Nam đang ở vị thế đủ thuận lợi để giữ bình tĩnh trước những đợt tăng lãi suất quyết liệt từ Fed trong năm nay.

Bên cạnh đó, Ngân hàng dự trữ Liên bang Dallas vừa xuất bản nghiên cứu về sự kiện “taper tantrum” năm 2013, trong đó kết luận rằng các thị trường mới nổi và cận biên trước đó chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi đợt “cắt giảm chương trình nới lỏng định lượng” của Fed, thường là các quốc giá có lượng dự trữ đồng USD khiêm tốn và/ hoặc có quá nhiều nợ được định danh bằng đồng USD.Theo IMF, so sánh tác động của sự kiện “taper tantrum” lên tỷ giá hối đoái của những nền kinh tế mới nổi, giữa các quốc gia không có đủ dự trữ ngoại hối so với các quốc gia có đủ dự trữ. Tỷ giá hối đoái của các quốc gia dự trữ không đủ ngoại hối đã bị mất giá hơn 10% trong sự kiện “taper tantrum”, dẫn đến sự điều chỉnh trên thị trường chứng khoán của các quốc gia này; còn những quốc gia có đủ dự trữ ngoại hối đã đứng dậy sau sự kiện “taper tantrum” và tương đối không có tổn thương.