Khách mời nhí ngủ gục khi nghe TT Trump đọc Thông điệp Liên bang

Hình ảnh Joshua Trump, 11 tuổi, ngủ gục ngay giữa bài phát biểu Thông điệp Liên bang của ông Donald Trump hôm 5/2 được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội.
 

Khách mời nhí ngủ gục khi nghe TT Trump đọc Thông điệp Liên bang
Tổng thống Mỹ Donald Trump được biết đến với việc chỉ cần ngủ bốn tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên, vị khách đặc biệt được mời tới nghe Thông điệp Liên bang (State of the Union) có vẻ cần nhiều hơn thế. Bằng chứng là cậu bé Joshua Trump, 11 tuổi, đã ngủ gật ngay giữa bài phát biểu hôm 5/2, theo AFP.
Joshua Trump không có liên hệ họ hàng với ông Donald Trump nhưng cậu bé 11 tuổi bị bạn bè bắt nạt ở trường chỉ vì có họ giống với tổng thống Mỹ. Như một phần của chiến dịch chống nạn bắt nạt ở trường học, Đệ nhất phu nhân Melania đã mời Joshua Trump từ tiểu bang Delaware, miền Trung nước này, tới nghe bài phát biểu Thông điệp Liên bang của tổng thống Mỹ.
Trong trang phục sơ mi trắng và cà vạt tối màu, cậu bé Joshua vẫn dõi theo ông Trump vào đầu buổi lễ. Tuy nhiên, cậu sớm ngủ gục khi ngồi ngay gần Đệ nhất phu nhân Melania.
Khach moi nhi ngu guc khi nghe TT Trump doc Thong diep Lien bang
Cậu bé Joshua Trump ngủ gục khi Tổng thống Donald Trump đọc Thông điệp Liên bang hôm 5/2. Ảnh: AFP. 
Hình ảnh cậu bé 11 tuổi cùng họ với ông Trump ngủ gục nhanh chóng được lan truyền trên mạng xã hội Twitter.
Một tài khoản còn bình luận: "Joshua Trump nói hộ cho tất cả người Mỹ". "Joshua Trump là người mang họ Trump mà tôi có thể trông cậy. Không phải anh hùng nào cũng mặc áo choàng", một tài khoản khác viết.
Sau nhiều tháng bị bắt nạt ở trường vì cùng họ với tổng tống, cậu bé Joshua đã bỏ học và nói với mẹ rằng mình đã mất ý chí sống. Cậu bé cũng cho rằng chưa bao giờ có mục đích trở nên nổi tiếng khắp đất nước và chỉ muốn hòa nhập với mọi người.
"Họ hỏi cháu có họ hàng gì với ông Donald Trump không, và cháu trả lời 'nếu có thì tôi có ở đây không?'", Joshua nói với tờ Inside Edition hồi tháng 12/2018. Nhà trường nơi Joshua theo học đã phải yêu cầu các giáo viên không sử dụng họ Trump của cậu bé và kỷ luật năm học sinh bắt nạt Joshua, yêu cầu xin lỗi cậu bé.

Tổng thống Mỹ sẽ nói gì trong Thông điệp Liên bang?

Tối 30/1 (giờ Mỹ), Tổng thống Donald Trump sẽ đọc Thông điệp Liên bang đầu tiên trước Quốc hội và người dân. Sự kiện này có gì đặc biệt mà đang gây chú ý trên truyền thông Mỹ?

Tổng thống Mỹ sẽ nói gì trong Thông điệp Liên bang?
Lịch sử

“Người sống sót” làm gì khi Tổng thống Mỹ đọc Thông điệp Liên bang?

(Kiến Thức) - "Người sống sót được chỉ định" trong khi Tổng thống Mỹ đọc Thông điệp Liên bang thường được đưa đến địa điểm bí mật để đề phòng một sự cố xảy ra có thể vô hiệu hóa toàn bộ ban lãnh đạo của nước Mỹ.

“Người sống sót” làm gì khi Tổng thống Mỹ đọc Thông điệp Liên bang?
"Người sống sót được chỉ định" thường đưa đến một địa điểm bí mật cách xa nơi Tổng thống Mỹ đọc Thông điệp Liên bang trước Quốc hội. Ảnh: Cựu Bộ trưởng Nhà ở và Phát triển Đô thị Mỹ Samuel R. Pierce Jr. là “người được chọn” trong ngày Tổng thống Ronald Reagan đọc Thông điệp Liên bang vào tháng 1/1984.
 "Người sống sót được chỉ định" thường đưa đến một địa điểm bí mật cách xa nơi Tổng thống Mỹ đọc Thông điệp Liên bang trước Quốc hội. Ảnh: Cựu Bộ trưởng Nhà ở và Phát triển Đô thị Mỹ Samuel R. Pierce Jr. là “người được chọn” trong ngày Tổng thống Ronald Reagan đọc Thông điệp Liên bang vào tháng 1/1984.
Truyền thống này được cho là bắt đầu từ thập niên 1960. Năm 1986, “người sống sót” là Bộ trưởng Nông nghiệp John Block (phải) đã ở nhà người bạn của ông trên bờ biển Vịnh Montego, Jamaica.
Truyền thống này được cho là bắt đầu từ thập niên 1960. Năm 1986, “người sống sót” là Bộ trưởng Nông nghiệp John Block (phải) đã ở nhà người bạn của ông trên bờ biển Vịnh Montego, Jamaica. 
Trong ngày Tổng thống đọc Thông điệp Liên bang năm 1990, Bộ trưởng Bộ Cựu chiến binh khi đó Ed Derwinski đã ăn bánh pizza ngay gần nhà mình trong sự bảo vệ của lực lượng an ninh.
Trong ngày Tổng thống đọc Thông điệp Liên bang năm 1990, Bộ trưởng Bộ Cựu chiến binh khi đó Ed Derwinski đã ăn bánh pizza ngay gần nhà mình trong sự bảo vệ của lực lượng an ninh. 
Năm 1996, “người sống sót được chỉ định” Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân đạo Mỹ Donna Shalala đã ở trong Nhà Trắng.
 Năm 1996, “người sống sót được chỉ định” Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân đạo Mỹ Donna Shalala đã ở trong Nhà Trắng.
Năm 1997, Bộ trưởng Nông nghiệp Dan Glickman đã đến thăm con gái ở Manhattan.
Năm 1997, Bộ trưởng Nông nghiệp Dan Glickman đã đến thăm con gái ở Manhattan. 
Trong ngày Tổng thống Mỹ đọc Thông điệp Liên bang năm 1999, Bộ trưởng Nhà ở và Phát triển Đô thị Mỹ khi đó là Andrew Cuomo chỉ ở nhà và dành thời gian bên các con.
 Trong ngày Tổng thống Mỹ đọc Thông điệp Liên bang năm 1999, Bộ trưởng Nhà ở và Phát triển Đô thị Mỹ khi đó là Andrew Cuomo chỉ ở nhà và dành thời gian bên các con.
Năm 2000, Bộ trưởng Năng lượng Bill Richardson đã dành thời gian cùng gia đình đi nghỉ mát trên bãi biển ở Maryland. Họ ăn tối và uống bia dưới sự bảo vệ của các nhân viên Mật vụ Mỹ.
 Năm 2000, Bộ trưởng Năng lượng Bill Richardson đã dành thời gian cùng gia đình đi nghỉ mát trên bãi biển ở Maryland. Họ ăn tối và uống bia dưới sự bảo vệ của các nhân viên Mật vụ Mỹ.
Tuy nhiên, từ sau vụ khủng bố 11/9/2001, những người sống sót được chỉ định này sẽ được đưa tới một địa điểm bí mật và họ sẽ không được phép tiết lộ cho phóng viên về trải nghiệm trong ngày đó.
Tuy nhiên, từ sau vụ khủng bố 11/9/2001, những người sống sót được chỉ định này sẽ được đưa tới một địa điểm bí mật và họ sẽ không được phép tiết lộ cho phóng viên về trải nghiệm trong ngày đó. 
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ken Salazar là “người được chọn” vào năm 2011.
 Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ken Salazar là “người được chọn” vào năm 2011.
Năm 2006, Bộ trưởng Bộ Cựu chiến binh Jim Nicholson đã được đưa tới một địa điểm bí mật bằng trực thăng.
 Năm 2006, Bộ trưởng Bộ Cựu chiến binh Jim Nicholson đã được đưa tới một địa điểm bí mật bằng trực thăng.
Năm 2010, đã có hai "người sống sót được chỉ định" trong ngày Tổng thống Obama đọc Thông điệp Liên bang, đó là Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Bộ trưởng Nhà ở và Phát triển Đô thị Shaun Donovan.
 Năm 2010, đã có hai "người sống sót được chỉ định" trong ngày Tổng thống Obama đọc Thông điệp Liên bang, đó là Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Bộ trưởng Nhà ở và Phát triển Đô thị Shaun Donovan.
Người sống sót được chỉ định năm nay trong khi Tổng thống Mỹ Trump đọc Thông điệp Liên bang tại Điện Capitol được thông báo là Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Sonny Perdue.
Người sống sót được chỉ định năm nay trong khi Tổng thống Mỹ Trump đọc Thông điệp Liên bang tại Điện Capitol được thông báo là Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Sonny Perdue. 

Mỹ-Anh nói gì về Thông điệp liên bang 2018 của Tổng thống Nga?

Ngay sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đọc Thông điệp liên bang 2018 ngày 1/3, dư luận thế giới đã có những phản ứng về thông điệp liên bang cuối cùng trong nhiệm kỳ tổng thống thứ 3 của nhà lãnh đạo Nga.

Mỹ-Anh nói gì về Thông điệp liên bang 2018 của Tổng thống Nga?
Từ Washington, Mỹ ngày 1/3 đã cáo buộc Nga công khai vi phạm các hiệp ước ký từ thời Chiến tranh lạnh bằng cách phát triển vũ khí mới mà Tổng thống Putin gọi là "bất khả chiến bại". Bộ Ngoại giao Mỹ đã cáo buộc việc Nga phát triển các loại vũ khí hạt nhân gây bất ổn là vi phạm các nghĩa vụ trong Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert. 
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert, những phát biểu trong Thông điệp liên bang của ông Putin đã cho thấy Nga vi phạm những nghĩa vụ trong khuôn khổ INF mà Moskva đã ký năm 1987. Trong khi đó, Lầu Năm Góc phản ứng một cách thận trọng hơn. Một phát ngôn viên Lầu Năm Góc nhấn mạnh quân đội Mỹ đã chuẩn bị đầy đủ để phản ứng lại "bất kỳ điều gì".
Cùng ngày 1/3, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson cũng cho biết ông coi việc Moskva giới thiệu các loại vũ khí mới thông qua thông điệp liên bang của Tổng thống Putin là hành động "khiêu khích". Báo Telegraph (Anh) dẫn bình luận của ông Williamson cho rằng với thông điệp của Tổng thống Putin, Nga đã lựa chọn "đường lối khiêu khích và leo thang căng thẳng".
Trong bản Thông điệp liên bang trình bày trước lưỡng viện Quốc hội Nga, Tổng thống Putin tuyên bố các nỗ lực tiếp cận biên giới Nga của lực lượng NATO đã trở nên vô ích nhờ vào các vũ khí tối tân nhất của Nga. Tổng thống Putin nhấn mạnh tất cả các nỗ lực nhằm tăng cường năng lực phòng thủ của Nga đều được thực hiện trong khuôn khổ các thỏa thuận quốc tế và Nga chưa từng vi phạm bất cứ thỏa thuận nào. Ông Putin cũng khẳng định Nga đã chế tạo được các tên lửa mà không một hệ thống phòng thủ tên lửa nào có thể ngăn chặn được.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đọc Thông điệp liên bang 2018.
 Tổng thống Nga Vladimir Putin đọc Thông điệp liên bang 2018.

Tin mới