Khách sạn Kim Liên trên 'đất vàng' ra sao sau 2 năm về tay bầu Thụy?

Làm ăn khả quan trong 2 năm 2016-2017, khách sạn Kim Liên của bầu Thụy vẫn chưa thoát lỗ lũy kế. Cổ đông lớn thứ 2 cũng mới quyết định thoái vốn, giá khởi điểm gấp 10 lần năm 2015.

Cuối năm 2015, thông tin Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sẽ thoái toàn bộ 52,4% vốn cổ phần tại Công ty cổ phần Du lịch Kim Liên, đơn vị sở hữu khách sạn Kim Liên, thu hút chú ý của hàng loạt đại gia bất động sản trong nước.
Danh sách đơn vị ngỏ ý muốn thâu tóm khách sạn nằm trên khu đất vàng tại mặt đường Đào Duy Anh (quận Đống Đa) này bao gồm Tập đoàn Xây dựng miền Trung, Tập đoàn Trường Thịnh, Bảo hiểm Bưu điện, Văn Phú Invest, Phú Mỹ, Cơ điện lạnh REE hay Thaigroup...
Khach san Kim Lien tren 'dat vang' ra sao sau 2 nam ve tay bau Thuy?
Khách sạn Kim Liên nằm trên khu "đất vàng" mặt phố Đào Duy Anh, quận Đống Đa. Ảnh: Lê Hiếu. 
Với mức giá lên tới 274.200 đồng/cổ phiếu, cao gấp gần 10 lần giá khởi điểm, Thaigroup của ông bầu Nguyễn Đức Thụy đã trở thành ông chủ mới của khách sạn Kim Liên với tổng số tiền chi ra hơn 1.000 tỷ đồng. Bầu Thụy cũng trở thành Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Du lịch Kim Liên từ đó.
2 năm khởi sắc vẫn chưa hết lỗ
Hai năm sau ngày về tay bầu Thụy, khách sạn Kim Liên báo lãi dương liên tục. Tuy nhiên, khách sạn này vẫn chưa thể thoát lỗ lũy kế.
Cụ thể, theo báo cáo tài chính mới nhất mà Kim Liên công bố, năm 2017, khách sạn thu về gần 143 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 12% so với năm trước đó.
Chi phí quản lý cùng hàng loạt chi phí khác giảm mạnh giúp khách sạn tránh kết quả lợi nhuận âm như năm 2015. Kết quả, cả năm 2017, khách sạn Kim Liên thu về 8,9 tỷ đồng lãi ròng sau thuế, tăng 19% so với năm 2016.
Khach san Kim Lien tren 'dat vang' ra sao sau 2 nam ve tay bau Thuy?-Hinh-2
 
Trong cơ cấu doanh thu của khách sạn Kim Liên, phần từ cho thuê phòng nghỉ ngày càng giảm những năm gần đây, thay vào đó là từ dịch vụ ăn uống và nhà hàng.
Cụ thể, năm vừa qua, dịch vụ ăn uống và nhà hàng mang về cho khách sạn Kim Liên tổng cộng gần 60 tỷ đồng, chiếm 42% tổng doanh thu. Tiếp đến là doanh thu phòng nghỉ đạt 54 tỷ đồng, chiếm 38%; hoạt động cho thuê văn phòng địa điểm cũng mang về gần 18 tỷ đồng và các dịch vụ trông xe, điện nước và lữ hành… mang về hơn 8 tỷ đồng.
Tổng cộng, sau 2 năm về tay bầu Thụy, lợi nhuận ròng mà khách sạn Kim Liên thu được vào khoảng 16,4 tỷ đồng. Khoản này vẫn chưa thể bù đắp hết khoản lỗ lũy kế cộng dồn từ năm 2015 đến nay.
Khach san Kim Lien tren 'dat vang' ra sao sau 2 nam ve tay bau Thuy?-Hinh-3
 
Tính đến hết năm 2017, khách sạn Kim Liên còn khoản lỗ lũy kế hơn 17,3 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu khách sạn là 57,5 tỷ đồng, tăng gần 10 tỷ so với năm trước nhưng vẫn nhỏ hơn vốn góp của chủ sở hữu là 69,6 tỷ đồng. Ngoài ra, khách sạn còn gần 5,3 tỷ đồng quỹ đầu tư phát triển.
Cổ đông lớn thứ 2 muốn bán toàn bộ vốn
Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cho hay sau 2 năm ngày SCIC bán toàn bộ vốn tại khách sạn Kim Liên, thêm một cổ đông nữa muốn bán toàn bộ vốn nắm giữ tại đây. Cái tên lần này là Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Dầu khí toàn cầu (GPBank).
Cụ thể, GPBank sẽ mang toàn bộ 1,87 triệu cổ phần, tương đương 26,9% vốn nắm giữ tại khách sạn Kim Liên ra đấu giá vào ngày 27/4 tới đây.
Khác với 2 năm trước, mức giá khởi điểm lần này cho mỗi cổ phần tại khách sạn Kim Liên là 305.053 đồng (gấp 10 lần giá khởi điểm mà SCIC đưa ra năm 2015).
Khach san Kim Lien tren 'dat vang' ra sao sau 2 nam ve tay bau Thuy?-Hinh-4
 
Số cổ phần sẽ được đấu giá công khai. Nếu không thành công, số cổ phần sẽ được chào bán cạnh tranh thông qua hình thức đấu giá bán cổ phần theo lô. Trường hợp bán đầu giá cổ phần theo lô cũng không thành công số cổ phần này sẽ được bán thỏa thuận trực tiếp giữa cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn với nhà đầu tư.
Với giá khởi điểm cao gấp 10 lần giá 2 năm trước, GPBank muốn thu về ít nhất không dưới 570 tỷ đồng từ số cổ phần nắm giữ tại khách sạn nằm trên "đất vàng" số 5-7 Đào Duy Anh này.
Công ty Cổ phần Du lịch Kim Liên hiện có vốn điều lệ hơn 69,57 tỷ đồng, trong đó, Tập đoàn Thaigroup của bầu Thụy nắm giữ 52,4% vốn điều lệ, tiếp đến là PGBank với 26,9% vốn; Công ty Tài chính Bưu điện và Công ty cổ phần Đầu tư dầu khí Toàn cầu (GP Invest) mỗi bên cũng nắm giữ khoảng 6,7% vốn tại đây còn lại là các cổ đông khác.