Khai phá dữ liệu gây bất ngờ về một vụ nổ sao

(Kiến Thức) - Một nhóm các nhà nghiên cứu phát hiện ra nguồn gốc của vụ nổ sao lần đầu tiên, được ghi lại bởi nhà thiên văn học Hàn Quốc cách đây gần 600 năm.

Theo đó, vụ nổ sao được ghi lại là về sao Nova Scorpii 1437, đã từng có một đợt phát nổ tàn khốc trong vũ trụ, cụ thể là phần không gian trong phần đuôi chòm sao Scorpius.
Toàn bộ vụ nổ sao Nova Scorpii 1437 đã được ghi lại trong Sejong Sillok - bản ghi thực của vua Sejong, người trị vì của Hàn Quốc từ năm 1418 đến 1464.
Được biết, vụ nổ Nova Scorpii 1437 kéo dài tận 14 ngày, tạo ra các dòng chảy năng lượng đốt nóng vật liệu bao quanh các sao neutron trắng ở phía trung tâm ngôi sao từ một lớp sao dày, khổng lồ chỉ còn lõi nhỏ, mong manh và trong trạng thái hấp hối.
Khai pha du lieu gay bat ngo ve mot vu no sao
Nguồn ảnh: latimes.com.
Vụ nổ còn tạo ra áp suất nhiệt hạch, nhiệt độ công phá, kích hoạt các vụ nổ ngoài bìa và đẩy nhiều ngôi sao khác bay ra khỏi khu vực. Tác giả chính Michael Shara, người quản lý bảo tàng của Viện Vật lý thiên văn Hoa Kỳ cho biết trong một tuyên bố.
Ngoài ra, nhiều tấm ảnh chụp lại một hệ sao nhị phân lùn trắng phát hiện vào hai năm 1930, 1930 có thể là nạn nhân bỏ chạy trong vụ nổ sao này.
Hiện giới khoa học đang ước lượng xem có bao nhiêu ngôi sao đã phải rời đi khi vụ nổ sao Nova Scorpii 1437 diễn ra.

Xem thêm video:Ngôi sao lớn nhất vũ trụ - Nguồn video: Khoa học vũ trụ và khám phá

Hình ảnh ngôi sao kỳ lạ sáng gấp 300 lần Mặt trời

(Kiến Thức) - Các hình ảnh mô phỏng lại sự hình thành của ngôi sao kỳ lạ W75N(B)-VLA2, sáng gấp 300 lần và lớn gấp 8 lần so với Mặt trời.

Hinh anh ngoi sao ky la sang gap 300 lan Mat troi
Các nhà thiên văn học vô cùng kinh ngạc khi nhìn thấy luồng ánh sáng cực mạnh phát ra từ sự hình thành của một ngôi sao trong vũ trụ. Ánh sáng từ ngôi sao đi qua quãng đường dài 4.200 năm ánh sáng đến Trái đất. 
Hinh anh ngoi sao ky la sang gap 300 lan Mat troi-Hinh-2
Ngôi sao kỳ lạ có tên là W75N(B)-VLA2, sáng gấp 300 lần và lớn gấp 8 lần so với Mặt trời. Từ trước đến nay, các nhà nghiên cứu chưa bao giờ thấy một luồng ánh sáng mạnh như vậy phát ra từ sự hình thành của một ngôi sao trong vũ trụ.  
Hinh anh ngoi sao ky la sang gap 300 lan Mat troi-Hinh-3
Hình ảnh chụp vào năm 1996, là lần đầu tiên các nhà thiên văn học quan sát được ánh sáng phát ra từ ngôi sao W75N(B)-VLA2
Hinh anh ngoi sao ky la sang gap 300 lan Mat troi-Hinh-4
Hình ảnh quan sát và chụp ảnh lại vào năm 2015 thì có thể thấy sự khác biệt rất rõ rệt trong sự hình thành của ngôi sao W75N(B)-VLA2. 
Hinh anh ngoi sao ky la sang gap 300 lan Mat troi-Hinh-5
Tuy ngôi sao đang bị che phủ bởi các đám mây đen của bụi vũ trụ, vùng năng lượng siêu nóng bên trong vẫn phát ra những luồng bức xạ tím cực mạnh do quá trình hình thành ngôi sao tạo ra. Hình ảnh chụp bằng cảm biến bức xạ ghi nhận được từ ngôi sao này, cho thấy sự phát triển rất nhanh của nó trong giai đoạn đầu, được chụp vào năm 1996. 
Hinh anh ngoi sao ky la sang gap 300 lan Mat troi-Hinh-6
Đây là hình ảnh cảm biến bức xạ chụp năm 2015, cho thấy sự phát triển kích thước của vùng khí nóng bên trong vành đai bụi vũ trụ. Đây cũng là lần đầu tiên mà các nhà khoa học theo dõi được đầy đủ và chi tiết nhất về sự hình thành của một ngôi sao mới. 
Hinh anh ngoi sao ky la sang gap 300 lan Mat troi-Hinh-7
Hình ảnh mô phỏng sự phát triển của W75N (B) -VLA-2. Các vùng khí nóng từ ngôi sao trẻ mở rộng theo chiều ngang, ảnh chụp năm 1996. 
Hinh anh ngoi sao ky la sang gap 300 lan Mat troi-Hinh-8
Trong quá trình hình thành của ngôi sao, vành đai bụi vũ trụ sẽ ức chế sự phát triển của vùng khí nóng, ép về phía hai cực, là giai đoạn đầu tiên trong sự hình thành của một ngôi sao mới. Bức ảnh chụp năm 2014 cho thấy rõ quá trình.

Phát hiện ngôi sao lai 2 lớp hóa học kỳ lạ HR8844

(Kiến Thức) - Với kiểu cấu tạo phân chia thành 2 lớp hóa học đặc biệt, HR8844 được đánh giá là những ngôi sao biệt nhất trong vũ trụ hiện nay.

Theo đó, các nhà thiên văn học hoạt động tại Đài thiên văn Paris tại Meudon, Pháp và Đại học Notre Dame - Louaize ở Zouk Mosbeh, Lebanon vừa công bố rằng họ vừa phát hiện ra một ngôi sao mới có tên khoa học là sao HR8844.

Tin mới