Khai quật bộ xương 2.000 năm tuổi, hé lộ sự thật chết chóc

Bộ xương của một người đàn ông thiệt mạng do vụ phun trào núi lửa tại núi Vesuvius gần 2.000 năm trước đã được khai quật từ một bãi biển cổ ở Herculaneum.

Người đàn ông đã bị chết chỉ cách biển vài bước chân ở thị trấn La Mã cổ đại giống như Pompeii, thị trấn bị phá hủy bởi vụ phun trào khổng lồ của núi Vesuvius vào năm 79 sau Công nguyên.
Khai quat bo xuong 2.000 nam tuoi, he lo su that chet choc
Mặt của người đàn ông bị chết vì thảm họa phun trào núi lửa hướng về đất liền. 
Các nhà khảo cổ cho rằng, người đàn ông này đang chạy từ bãi chứa thuyền trong thị trấn (thực ra là những mái vòm bằng đá dùng để chứa lưới và thiết bị đánh cá) khi anh ta bị đám mây "pyroclastic" cực nóng vượt qua từ vụ phun trào nhấn chìm Herculaneum với tốc độ hơn hơn 100 km/h.
Francesco Sirano, giám đốc Công viên Khảo cổ Herculaneum, cho biết: “Khi đám mây pyroclastic đến, nhiệt độ lên tới trên 500 độ C- 930 độ C. Thời tiết nóng đến nỗi mọi thứ đều bốc hơi ngay lập tức, giống như người đàn ông này".
Tất cả những gì còn lại bây giờ là bộ xương của người đàn ông, cho thấy anh ta hướng về đất liền khi anh ta ngã ngửa - có lẽ là vì anh ta đã quay mặt về phía đám mây khí nóng và các mảnh vụn núi lửa. Người ta cho rằng, đám mây pyroclastic sau đó đã đưa thi thể người đàn ông này đến mép nước dọc theo bãi biển cổ đại.
Hầu hết những người chết được tìm thấy tại thị trấn Herculaneum (hơn 300 người) đã thiệt mạng trong các vòm đá cách đất liền khoảng 30m, nơi người ta cho rằng họ đã trú ẩn để chờ giải cứu.
Tác giả người La Mã Pliny the Younger đã viết sau thảm họa này rằng, người chú của ông là Pliny the Elder, một triết gia đồng thời là đô đốc La Mã của vùng, đã ra lệnh cho các thuyền hải quân đến Herculaneum để giải cứu người dân ở đó khỏi sự phun trào của núi Vesuvius. Tuy nhiên, nhiệm vụ đã không thành công và vụ phun trào đã giết chết Pliny the Elder tại thị trấn có tên là Stabiae, cách Pompeii vài dặm về phía nam.
Đầu năm nay, các nhà khảo cổ cũng xác định được bộ xương của một người đàn ông khác được phát hiện tại Herculaneum có thể là một sĩ quan quân đội La Mã đã được Pliny cử đến đó cùng với đội cứu hộ. Tuy nhiên, qua phân tích bộ xương, các nhà nghiên cứu cho rằng, người đàn ông này là một công dân La Mã của thị trấn, chứ không phải là thành viên của đội giải cứu.
Bộ xương vừa được tìm thấy này rất có ý nghĩa trong việc giúp các nhà khảo cổ thêm hiểu biết về thảm kịch phun trào núi lửa và cuộc sống hàng ngày ở thị trấn cổ.

Phát hiện bất ngờ về bộ xương người cổ nhất châu Mỹ

(Kiến Thức) - Các chuyên gia mới cho hay đã ở phát hiện một bộ xương người cổ nhất châu Mỹ có niên đại 12.000 năm tuổi ở nghĩa địa “Hố đen” của Mexico.

Phat hien bat ngo ve bo xuong nguoi co nhat chau My
 Các thợ lặn đã phát hiện một bộ xương người cổ nhất châu Mỹ có niên đại 12.000 năm tuổi ở hang Hoyo Negro hay còn gọi là “Hố đen” thuộc bán đảo Yacatán ở độ sâu 55m dưới nước.

Giải mã bộ xương người ngoài hành tinh khiến TG sửng sốt

(Kiến Thức) - Dư luận thế giới từng xôn xao trước phát hiện bộ xương nghi người ngoài hành tinh tí hon Ata được tìm thấy ở sa mạc Atacama, Chile vào năm 2003. Trong suốt nhiều năm, tính thật giả của bộ hài cốt lạ này gây tranh cãi lớn.

Giai ma bo xuong nguoi ngoai hanh tinh khien TG sung sot
Vào năm 2003, các chuyên gia công bố phát hiện đáng chú ý về một bộ xương nghi người ngoài hành tinh Ata có chiều dài chỉ 15 cm. 

Tin mới