Khai quật mộ cổ, chuyên gia tái mặt thấy thịt bò "lạ" bên trong
Khi khai quật mộ cổ thời Chiến quốc ở tỉnh Thiểm Tây, các chuyên gia tìm thấy nhiều cổ vật giá trị. Họ đặc biệt chú ý đến những miếng thịt bò trong vạc đồng.
Thùy Liên (TH)
Xem toàn bộ ảnh
Vào năm 2010, các nhà khảo cổ Trung Quốc phát hiện một ngôi mộ cổ thời Chiến quốc ở làng Vạn Lịch, Tây An, tỉnh Thiểm Tây. Theo đó, họ tiến hành khai quật mộ cổ và có nhiều phát hiện quan trọng.
Theo các chuyên gia, ngôi mộ cổ có dấu hiệu bị mộ tặc xâm phạm khi các đồ tùy táng bên trong khá lộn xộn. Thế nhưng, may mắn là bên trong mộ vẫn còn khá nhiều đồ mai táng giá trị.
Trong số này, các chuyên gia đặc biệt chú ý đến một chiếc vạc đồng. Bên trong chiếc vạc có chứa nhiều miếng thịt bò quý hiếm.
Khi kiểm tra món "cao lương mỹ vị này", các chuyên gia vô cùng bất ngờ khi phần lớn thịt bò bị cacbon hóa do tác động của thời gian và môi trường. Tuy nhiên, một số miếng thịt bò còn khá nguyên vẹn.
Theo giới nghiên cứu, vào thời Chiến quốc, thịt bò là một trong những món ăn lâu đời nhất ở Trung Quốc.
Sau khi phát hiện số thịt bò trên, các chuyên gia ngay lập tức hạn chế tối đa người ra vào mộ cổ để tránh phá hoại các hiện vật.
Việc tìm thấy những miếng thịt bò trong mộ cổ hàng nghìn năm tuổi khiến nhiều người tò mò vì sao chúng được bảo quản tốt đến vậy.
Trước sự việc này, các chuyên gia đưa ra một số giả thuyết. Một quan điểm cho rằng, người xưa đã làm khô thịt bò trước khi đặt vào bên trong vạc đồng. Nhờ vậy, món thịt này còn tới ngày nay.
Giả thuyết khác suy đoán sau khi đặt thịt bò vào bên trong vạc đồng, ngôi mộ được bịt kín. Do không khí bên ngoài không thể lọt vào bên trong nên làm chậm quá trình phân hủy số thịt bò đó.
Một giả thuyết khác cho rằng có thể chính chiếc vạc đồng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo quản thịt bò suốt hàng nghìn năm. Đó chỉ là giả thuyết. Đến nay, các nhà khoa học cố gắng tìm kiếm những bằng chứng giúp giải mã bí ẩn về số thịt bò tồn tại trong mộ cổ.
Mời độc giả xem video: Phát hiện ngôi mộ cổ hơn 1.400 năm. Nguồn: Thời sự Hà Tĩnh.