Khai thác, mua bán triệu tấn than lậu: Cty Yên Phước bị xử phạt nhiều lần

Trước khi bị điều tra, khởi tố, Công ty cổ phần Yên Phước đã nhiều lần bị bị UBND tỉnh Thái Nguyên xử phạt do vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản than tại Mỏ than Minh Tiến, xã Minh Tiến và xã Na Mao, huyện Đại Từ.

Mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với bà Châu Thị Mỹ Linh, SN 1970, Giám đốc Công ty cổ phần Yên Phước; Bùi Hữu Giang, SN 1989, trú tại tỉnh Quảng Ninh; Bùi Hữu Thanh, SN 1989, trú tại tỉnh Quảng Ninh, nguyên Giám đốc Công ty TNHH Đông Bắc Hải Dương và 9 đối tượng khác.
Các đối tượng bị khởi tố, bắt giam do có sai phạm trong vụ án “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên” xảy ra tại Công ty CP Yên Phước, Công ty TNHH Đông Bắc Hải Dương và các đơn vị có liên quan.
Khai thac, mua ban trieu tan than lau: Cty Yen Phuoc bi xu phat nhieu lan

Khai trường Mỏ than Minh Tiến (Công ty CP Yên Phước). Ảnh: Báo Thái Nguyên. 

Kết quả điều tra cho thấy, Châu Thị Mỹ Linh, Giám đốc Công ty cổ phần Yên Phước đã câu kết, bàn bạc với Bùi Hữu Thanh, Bùi Hữu Giang là người điều hành Công ty TNHH Đông Bắc Hải Dương tổ chức thực hiện khai thác, mua bán hàng triệu tấn than trái phép tại mỏ than Minh Tiến ở xã Minh Tiến và xã Na Mao, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, thu lợi bất chính hàng trăm tỷ đồng.
Đáng chú ý, trước khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an điều tra vụ án trên, Công ty cổ phần Yên Phước đã nhiều lần bị bị UBND tỉnh Thái Nguyên xử phạt do vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản than tại Mỏ than Minh Tiến, xã Minh Tiến và xã Na Mao, huyện Đại Từ.
Mới nhất, ngày 4/5/2020, UBND tỉnh Thái Nguyên có công văn 1572 giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan tham mưu thành lập Đoàn kiểm tra (hoặc thanh tra) việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với hoạt động tại mỏ than Minh Tiến của Công ty Cổ phần Yên Phước; kiến nghị xử lý các vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Sở Công Thương thành lập đoàn thanh tra liên ngành về việc chấp hành quy định trong hoạt động khai thác, chế biến, kinh doanh than của Công ty Yên Phước. Đoàn thanh tra đã phát hiện ra 5 hành vi vi phạm của Công ty Cổ phần Yên Phước. Cụ thể, khai thác không đúng thông số về chiều cao tầng của hệ thống khai thác đã xác định trong thiết kế mỏ; tổng diện tích đã khai thác vượt ra ngoài ranh giới khu vực được phép khai thác (theo bề mặt) đến dưới 0,1 ha; sử dụng 189.844 m2 đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm c, điểm d Khoản 1 Điều 57 của Luật Đất đai; không thu gom chất thải nguy hại theo quy định; để chất thải nguy hại ngoài trời gây ô nhiễm môi trường xung quanh; hộ chiếu nổ mìn lập không đầy đủ nội dung.
Xét các vi phạm trên, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Yên Phước: Phạt tiền 375.000.000 đồng và yêu cầu Công ty Cổ phần Yên Phước thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả; buộc phải khai thác đúng các thông số của hệ thống khai thác trong thiết kế mỏ; buộc cải tạo, phục hồi môi trường; thực hiện các giải pháp đưa các khu vực đã khai thác vượt ra ngoài phạm vi được phép khai thác về trạng thái an toàn. Đồng thời buộc nộp lại số tiền hơn 123 triệu đồng thu lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Trước đó, tháng 1/2019, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 321 xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Yên Phước với số tiền 200.000.000 đồng, đồng thời buộc Công ty khắc phục những hành vi vi phạm. Công ty này khi đó bị xử phạt do không kịp thời thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất khi phát hiện sự cố môi trường; không lập báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ theo quy định; khai thác khoáng sản không có Giám đốc điều hành mỏ với trường hợp khai thác khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên.
Cuối năm 2019, UBND xã Na Mao tiếp tục có phản ánh về việc xuất hiện có nhiều vết nứt đất, sạt trượt khu vực sát chân bãi đổ thải của Công ty Cổ phần Yên Phước. UBND huyện Đại Từ đã tổ chức kiểm tra và báo cáo UBND tỉnh về việc phát hiện tình trạng nứt đất, sạt trượt đất tại khu vực xóm Ao Soi, xã Na Mao, huyện Đại Từ phía dưới chân bãi đổ thải Mỏ than Minh Tiến - Na Mao.
Sau khi xem xét báo cáo của UBND huyện Đại Từ, UBND tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo UBND huyện Đại Từ chủ động phối hợp với các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, đánh giá, xác định nguyên nhân của việc nứt đất, sạt trượt đất tại khu vực xóm Ao Soi, xã Na Mao, huyện Đại Từ và đề xuất các giải pháp đảm bảo an toàn cho cuộc sống sinh hoạt của nhân dân trong khu vực.
Trong 3 năm, từ 2019 đến năm 2021, các cơ quan chức năng của tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành 5 đợt kiểm tra đối với hoạt động khai khoáng và những dấu hiệu vi phạm của Công ty Cổ phần Yên Phước.
Trao đổi với báo chí, một lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên cho biết, tỉnh từng nhiều lần vào cuộc kiểm tra, thanh tra, thậm chí có cả đoàn giám sát của HĐND tỉnh vào cuộc nhưng phía doanh nghiệp bất hợp tác, ngăn cản không cho đoàn kiểm tra tiếp cận hiện trường. Thậm chí, các đối tượng tại mỏ từng lập nhiều chốt chặn ở các lối ra vào để ngăn cản cơ quan chức năng của tỉnh.
Khai thac, mua ban trieu tan than lau: Cty Yen Phuoc bi xu phat nhieu lan-Hinh-2
Các bị can trong vụ án. 
Công ty CP Yên Phước được cấp giấy phép số 1091/GP-UBND ngày 2/06/2014, thời hạn khai thác đến ngày 28/6/2031, trữ lượng khai thác 136.256 tấn, công suất khai thác 8.500 tấn/năm. Phương thức khai thác của doanh nghiệp là hầm lò với diện tích khu vực khai thác 59ha, thuộc địa phận xã Minh Tiến và Na Mao (huyện Đại Từ, Thái Nguyên).
Kết quả điều tra cho thấy, năm 2019, Châu Thị Mỹ Linh và Hà Anh Tuấn (đại diện Công ty Đông Bắc Hải Dương), ký hợp đồng để cho Công ty Đông Bắc được khai thác, chế biến than tại mỏ than Minh Tiến; Giá thành khai thác 1 tấn than thành phẩm là 450.000 đồng; Khối lượng khai thác ít nhất 400.000 tấn/năm; Hiệu lực hợp đồng là 5 năm, kể từ ngày ký kết.
Công ty Yên Phước bán tất cả các sản phẩm than và đá đen kẹp than sau khai thác cho Công ty Đông Bắc Hải Dương, không được bán cho bất cứ đơn vị thương mại nào khác, giá bán cụ thể xác định theo từng loại than và thay đổi theo thị trường. Thực tế, khi thực hiện 2 hợp đồng trên là Bùi Hữu Thanh và Bùi Hữu Giang thực hiện việc khai thác, chế biến, tiêu thụ than và trả tiền cho Châu Thị Mỹ Linh.
Ngay từ khi thỏa thuận và ký hợp đồng, bị can Châu Thị Mỹ Linh đã để Công ty Đông Bắc Hải Dương vào khai thác gấp 47 lần công suất hàng năm (8.500 tấn), vượt cả sản lượng mỏ được cấp phép (136.000 tấn).
Từ tháng 3/2019 đến tháng 8/2021, Công ty Đông Bắc Hải Dương trực tiếp thực hiện việc khai thác dưới sự chỉ định và giám sát của nhân viên Công ty Yên Phước với sản lượng khai thác khoảng hơn 2 triệu tấn than nguyên khai. Bình quân hàng năm, lượng than công ty này khai thác lậu gấp hơn 120 lần số lượng được phép khai thác.
Đáng chú ý, việc khai thác than lậu diễn ra trong thời gian dài nhưng không bị cơ quan chức năng địa phương phát hiện kịp thời. Để qua mắt các cơ quan quản lý nhà nước, các bị can trong đường dây này đã sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi vừa tránh bị phát hiện, vừa trốn thuế, phí hàng chục tỷ đồng.
Hàng triệu tấn than khai thác vượt giấy phép được bị can Linh cùng Giang và Thanh tổ chức tiêu thụ trái phép, nhằm trốn thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài nguyên môi trường, phí bảo vệ môi trường. Kết quả điều tra ban đầu xác định, công ty của Linh đã bán cho công ty của Giang và Thanh hơn 1 triệu tấn than được khai thác lậu, thu về số tiền hơn 121 tỷ đồng. 

>>> Mời độc giả xem thêm video Phát hiện hàng chục nghìn tấn than không rõ nguồn gốc:

Nguồn: Tầm Nhìn.

Hỏi trách nhiệm Chủ tịch thị xã Kinh Môn vụ loạt bãi than "lậu"

Luật sư cho rằng, ngoài việc xem xét trách nhiệm của doanh nghiệp, cá nhân có hành vi vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật, cơ quan chức năng cũng sẽ làm rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc quản lý hành chính, quản lý doanh nghiệp trên địa bàn.

Mới đây, Tổng Cục Quản lý thị trường Bộ Công thương đã phối hợp với Cục Cảnh sát Kinh tế, Bộ Công an đồng loạt kiểm tra 21 bãi than thuộc các doanh nghiệp nằm rải rác tại thị xã Kinh Môn, Hải Dương, phát hiện các bãi than này có dấu hiệu vi phạm.
Số điểm vi phạm cộng với khối lượng sản phẩm có dấu hiệu vi phạm rất lớn

“Đại gia” lan đột biến Bùi Hữu Giang cùng 11 đối tượng bị bắt giữ

Cấu kết tổ chức đường dây khai thác than lậu, thực hiện khai thác, mua bán hàng triệu tấn than trái phép, thu lợi bất hợp pháp hàng trăm tỷ đồng, hai anh em đại gia lan var Bùi Hữu Giang và 10 đồng phạm khác vừa bị khởi tố, bắt giam.

Ngày 27/8, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã khởi tố vụ án "Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên" xảy ra tại Công ty CP Yên Phước, Công ty TNHH Đông Bắc Hải Dương và các đơn vị có liên quan.
Cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam, lệnh khám xét đối với 12 đối tượng về tội "Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên" theo điều 227 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
“Dai gia” lan dot bien Bui Huu Giang cung 11 doi tuong bi bat giu
Lực lượng công an kiểm tra bãi than ở Hải Dương. 
Các đối tượng bị khởi tố gồm Châu Thị Mỹ Linh (SN 1970, trú tại quận 12, TP HCM, Giám đốc Công ty cổ phần Yên Phước); Hai anh em Bùi Hữu Giang (SN 1989, đại gia lan đột biến) và Bùi Hữu Thanh (SN 1989) cùng trú tại phường Mạo Khê, thị xã Đông Triều, Quảng Ninh).

Những người còn lại bị khởi tố gồm: Hà Anh Tuấn; Sinh ngày: 21/4/1982; Nghề nghiệp: nguyên Giám đốc Công ty Đông Bắc Hải Dương; Nơi ở hiện nay: phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.

Bùi Mạnh Cường: Sinh ngày: 10/02/1984; Nghề nghiệp: Giám đốc Công ty TNHH Đông Bắc Hải Dương; Nơi ở hiện nay: phường Mạo Khê, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

Ngô Đăng Hải: Sinh ngày 13/7/1972; Nghề nghiệp: Phó Giám đốc Công ty TNHH Đông Bắc Hải Dương; Nơi cư trú: phường Kim Sơn, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

Ngụy Quang Thuyên: Sinh ngày: 04/5/1968; Nghề nghiệp: nhân viên Công ty CP Yên Phước; Nơi cư trú: thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên và Khu mỏ Công ty CP Yên Phước, xã Phú Cường, huyên Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Doãn Thị Định: Sinh ngày: 05/12/1987; Nghề nghiệp: nhân viên kế toán Công ty CP Yên Phước; Nơi cư trú: xã Yên Lãng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Bùi Hữu Thương: Sinh ngày: 25/11/1984; Nghề nghiệp: Quản lý bãi than tại Mỏ đá Núi Voi của Công ty TNHH Đông Bắc Hải Dương; Nơi ở hiện nay: bãi than thuộc Mỏ đá Núi Voi, phường Chùa Hang, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên của Công ty TNHH Đông Bắc Hải Dương.

Bùi Hữu Khoa: Sinh ngày: 07/02/1983; Nghề nghiệp: Quản lý khai thác than của Công ty TNHH Đông Bắc Hải Dương; Nơi ở hiện nay: xã Phú Cường, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Đỗ Thị Luyến: Sinh ngày: 05/02/1996; Nghề nghiệp: nhân viên Công ty CP Yên Phước; Nơi ở hiện nay: xã Phú Cường, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Nguyễn Tuấn Anh: Sinh ngày: 02/3/1989; Nghề nghiệp: kinh doanh vận tải; Nơi cư trú: phường Đồng Quang, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

Sau khi Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn các Quyết định và Lệnh, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thi hành các Quyết định và Lệnh nêu trên đúng quy định pháp luật.

Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, bà Châu Thị Mỹ Linh, Giám đốc Công ty cổ phần Yên Phước cùng với Bùi Hữu Thanh, Bùi Hữu Giang là người điều hành Công ty TNHH Đông Bắc Hải Dương lên kế hoạch tổ chức đường dây khai thác than lậu. Những người này đã thực hiện khai thác, mua bán hàng triệu tấn than trái phép tại mỏ than Minh Tiên ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, thu lợi bất hợp pháp hàng trăm tỷ đồng.
“Dai gia” lan dot bien Bui Huu Giang cung 11 doi tuong bi bat giu-Hinh-2
 Các bị can trong vụ án.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, quá trình điều tra vụ án, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã phối hợp với Tổng cục Quản lý thị trường tiến hành kiểm tra các kho, bãi chứa than không rõ nguồn gốc của các doanh nghiệp kinh doanh than trên địa bàn thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương để xử lý theo quy định của pháp luật.

Kiểm tra thực tế, lực lượng chức năng phát hiện phần lớn các bãi than có khối lượng chênh lệch so với hóa đơn nhập hàng. Kết quả khám xét xác định đường dây này đã khai thác khoảng hơn 2 triệu tấn than và đã tiêu thụ khoảng hơn 1 triệu tấn than.

Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tiếp tục điều tra triệt để, mở rộng vụ án và áp dụng các biện pháp theo luật định để thu hồi tài sản cho Nhà nước. 

Trước khi bị liên đới đến vụ án này, Bùi Hữu Giang được biết đến là một "đại gia" đất mỏ có thâm niên hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản than hơn chục năm nay. Trong đó, bị can này có cơ ngơi đồ sộ với căn biệt phủ hoành tráng tại phường Mạo Khê, thị xã Đông Triều (Quảng Ninh) cùng nhiều xe sang.
Bùi Hữu Giang từng nổi tiếng trên cộng đồng mạng với thương vụ giao dịch lan đột biến có giá trị lên đến 250 tỷ đồng. Số tiền 250 tiỷ đồng được cho là đã chi trả cho 2 nhánh gốc, 4 mầm của lan đột biến 5 cánh trắng "Ngọc Sơn Cước" dài 1,1 m và có tất cả 48 lá.
Giang cùng một số anh em đầu tư số tiền lớn để xây dựng vườn lan var Đất Mỏ (lan đột biến) vào đầu năm 2020 tại khu Cổ Giản, phường Kim Sơn, thị xã Đông Triều.

>>> Mời độc giả xem thêm video Lực lượng chống buôn lậu Tổng cục Hải quan bắt giữ 6 xe chở hàng lậu:

Tin mới