Khai thấp giá chuyển nhượng bất động sản là phạm tội trốn thuế

Đối với một tài sản nhưng các bên ký nhiều hợp đồng với số tiền khác nhau, sau đó sử dụng hợp đồng giá thấp để khai thuế, thì trường hợp này được xem là tài liệu không hợp pháp.

Lách thuế chuyển nhượng bất động sản xảy ra khá phổ biến, thậm chí nhiều luật sư cũng vi phạm. Để hiểu rõ về rủi ro khi khai giá thấp trong hợp đồng chuyển nhượng bất động sản (BĐS), chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Nam Bình, Phó cục trưởng, người phát ngôn của Cục Thuế TPHCM.

Khai thap gia chuyen nhuong bat dong san la pham toi tron thue

Người dân giao dịch tại Phòng Công chứng số 4 tỉnh Đồng Nai. Ảnh: THÀNH TRÍ

Hợp đồng không đúng giá trị thật là không hợp pháp

* PHÓNG VIÊN: Thưa ông, khi các bên mua bán BĐS bắt tay ký hợp đồng giảm giá để khai thuế thấp, nếu sau đó cơ quan nhà nước phát hiện hai bên lập nhiều hợp đồng khác nhau, giá mua bán cao hơn giá khai thuế thì có phải là hành vi trốn thuế không?

* Ông NGUYỄN NAM BÌNH: Khoản 5 Điều 108 Luật Quản lý thuế quy định hành vi trốn thuế là “Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn”.

Như vậy, đối với một tài sản nhưng các bên ký nhiều hợp đồng (hợp đồng đặt cọc, hợp đồng chuyển nhượng, văn bản thỏa thuận…) với số tiền khác nhau, sau đó sử dụng hợp đồng giá thấp để khai thuế, mà cơ quan nhà nước có chứng cứ xác định hợp đồng đó không trung thực thì trường hợp này được xem là tài liệu không hợp pháp.

* Không ít luật sư cho rằng Nhà nước đã ban hành khung giá đất thì người dân có quyền khai giá chuyển nhượng bao nhiêu cũng được, nếu khai thấp thì cơ quan thuế có quyền áp theo khung giá nhà nước chứ không được xử lý người dân về hành vi trốn thuế. Lập luận này có đúng không, thưa ông?

* Không có chuyện người dân được quyền khai sai. Về nguyên tắc, nếu hợp đồng chuyển nhượng không ghi giá hoặc giá trên hợp đồng (giá bán thực - PV) thấp hơn giá đất do UBND cấp tỉnh quy định thì giá chuyển nhượng được xác định theo khung giá đất của UBND cấp tỉnh tại thời điểm chuyển nhượng. 

Luật cũng quy định người nộp thuế phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của các giao dịch do mình thực hiện - không chỉ chịu trách nhiệm với cơ quan thuế, mà giao dịch đó liên quan đến pháp luật khác thì vẫn phải bị chi phối. Như cơ quan công an chẳng hạn, khi công an điều tra có chứng cứ chứng minh giá trị hợp đồng không đúng, các bên cố tình khai gian thì xử lý theo pháp luật.

Vì Nhà nước đã trao quyền tự khai, tự tính, tự nộp thuế cho doanh nghiệp thì cá nhân cũng được quyền tự khai và tự chịu trách nhiệm.

* Thưa ông, vậy quy định nào trong luật thuế buộc người dân phải khai đúng?

* Theo quy định của Luật Quản lý thuế thì người nộp thuế có nghĩa vụ:  Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế; cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế…

Do vậy, khi cơ quan nhà nước có cơ sở xác định hợp đồng mà người nộp thuế kê khai sai giá chuyển nhượng thực thì hợp đồng đó là không hợp pháp.

Công chứng phải liên đới chịu trách nhiệm

* Như bài báo phản ánh, ở các đơn vị công chứng, công chứng viên công chứng cùng lúc cho một thửa đất bằng nhiều hợp đồng khác nhau nhằm giảm số tiền nộp thuế. Thậm chí, chính trong giới luật sư, nhiều người khi mua bán BĐS cũng ký nhiều hợp đồng với giá thấp hơn để né thuế - đương nhiên hành vi khai không trung thực đó sẽ được xử lý như ông nói ở trên. Nếu công chứng viên, luật sư biết rõ, hoặc tư vấn cho khách hàng trốn thuế thì có sai phạm không?

* Nếu công chứng viên biết khách hàng kê khai không đúng giá trị mua bán mà vẫn công chứng hợp đồng mua bán là sai, phải liên đới chịu trách nhiệm.

Những người khác cũng vậy, nếu tư vấn trốn thuế mà cơ quan chức năng phát hiện, có căn cứ rõ ràng thì tùy theo mức độ, người đó cũng sẽ bị xử lý.

* Không chỉ cá nhân lách thuế mà ngay cả các doanh nghiệp kinh doanh BĐS cũng trốn thuế. Không ít trường hợp, chủ dự án bán căn hộ cho doanh nghiệp khác, ví dụ với giá 2 tỷ đồng, doanh nghiệp mua lại bán cho khách hàng 3 tỷ đồng, nhưng sau khi ký hợp đồng cọc 3 bên thì bên bán không ký hợp đồng chính thức mà buộc khách hàng ký “văn bản thỏa thuận chuyển nhượng”, với nội dung khách thừa nhận hợp đồng mà 2 công ty đã bán với nhau trước đây với giá thấp hơn giá khách thực trả. Như vậy, với văn bản xác nhận việc chuyển nhượng đó (không phải hợp đồng mua bán) thì có được khai thuế, tính thuế đúng giá không?

* Trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng mua BĐS từ chủ đầu tư, sau đó có văn bản thỏa thuận chuyển nhượng hợp đồng nêu trên cho tổ chức, cá nhân khác thì giao dịch này vẫn xem là giao dịch chuyển nhượng BĐS và phải kê khai nộp thuế theo quy định.

Trong tình huống cụ thể nêu trên thì doanh nghiệp xác định giá bán là 3 tỷ đồng và giá mua là 2 tỷ đồng, để xác định thuế.

 

PGS-TS DƯƠNG ANH SƠN, Trưởng khoa Luật kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Luật:

Kiểm soát được thu nhập sẽ hạn chế lách thuế

Quan trọng nhất trong việc hạn chế trốn thuế chuyển nhượng BĐS là làm sao để người dân tự nguyện thực hiện và giám sát lẫn nhau. Để làm được điều đó thì thuế thu nhập phải đánh trên thu nhập thực tế, không nên đánh trên doanh thu cào bằng như hiện nay.

Khi tính thuế trên thu nhập thì người dân phải tự chứng minh, tự khai thuế và tự chịu trách nhiệm khi kê khai. Khi đó, bên bán muốn ký hợp đồng giảm giá để “nhẹ” thuế thì bên mua sẽ không chấp nhận, vì bên mua muốn ký đúng giá để chứng minh “giá vốn” cho mình, nhằm mục đích sau này sẽ chứng minh giá được trừ khi tính thuế sang nhượng lại.

Như vậy, các bên sẽ tự ý thức kiểm soát thu nhập của mình, điều đó cũng có nghĩa Nhà nước sẽ kiểm soát được thu nhập người dân. Ngoài ra, nếu bên bán đề nghị ký hợp đồng với giá thấp, bên mua còn phải cân nhắc cả về rủi ro sẽ có nguy cơ phạm tội trốn thuế.

Bên cạnh đó, muốn ngăn ngừa trốn thuế trong lĩnh vực BĐS nói chung thì Nhà nước phải kiểm soát được tài sản của cá nhân, tổ chức và như vậy đòi hỏi phải có luật thuế tài sản. Hiện nay, Nhà nước quản lý dựa trên khung giá đất mà khung giá đất thì theo tôi là thiếu cơ sở khoa học. Việc khung giá đất thường xuyên thay đổi, thậm chí rất khác xa so với thị trường, càng khiến thị trường thiếu tính ổn định.

Thậm chí nhiều người đặt vấn đề, tại sao trong cơ chế thị trường mà Nhà nước lại ban hành khung giá đất, khung giá đất đó để làm gì? Việc của thị trường nên để thị trường điều tiết, Nhà nước phải ban hành khung pháp lý để người dân tự kiểm soát thu nhập của mình, hiểu rõ rủi ro, khi đó pháp luật sẽ được người dân tuân thủ một cách tự nguyện.

Luật sư - Thạc sĩ  PHAN HỒNG VIỆT:

Đánh thuế trên thu nhập, các bên sẽ khai đúng

Để hạn chế việc trốn thuế trong hoạt động chuyển nhượng BĐS, trước hết phải giải quyết những bất cập về giá đất hiện nay. Vẫn chưa công bằng khi dùng khung giá đất do Nhà nước ban hành để áp dụng trong một số dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng, nhưng khi tính thuế thì lại tính theo giá thị trường.

Tiếp đến là việc ấn định mức thuế trên doanh thu cũng không đúng bản chất của thuế thu nhập cá nhân, vì thuế thu nhập cá nhân phải tính trên thu nhập. Do vậy, phải trả sắc thuế thu nhập cá nhân về đúng bản chất của nó, là tính trên thu nhập, khi đó các bên phải ghi đúng giá để được khấu trừ thuế cho mình.

Ở góc độ rộng hơn, không chỉ khuyến khích dân tự nguyện nộp thuế trong lĩnh vực BĐS, mà làm sao để nâng “ý thức công dân” đối với nghĩa vụ nộp thuế trong mọi lĩnh vực. Trong khi ai cũng nằm lòng câu “thuế là nguồn thu cơ bản của ngân sách nhà nước”, nhưng vẫn ngán ngại nộp thuế.

Trong đó có nguyên nhân đến từ “lỗi” của các cơ quan công quyền, khi để tham nhũng, lãng phí, nhiều dự án đầu tư kém hiệu quả gây thất thoát tiền thuế của dân. Khi tiền thuế mình đóng đã không được sử dụng một cách hiệu quả thì việc nộp thuế khó được ủng hộ. Do vậy, để tạo nên tâm lý nộp thuế là niềm tự hào vì đóng góp cho sự phát triển của đất nước, cần phải sử dụng hiệu quả tiền thuế, minh bạch để dân giám sát.

Vì sao Bình Thuận tuýt còi dự án Thanh Long Bay của Tập đoàn Nam Group?

(Vietnamdaily) - Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận vừa ra văn bản yêu cầu chấn chỉnh việc giao dịch, mua bán và chuyển nhượng bất động sản tại dự án Khu du lịch Hòn Lan (dự án Thanh Long Bay) của Công TNHH Trung Sơn Bắc (thuộc Tập đoàn Nam Group).

Hiện nay, dự án Khu du lịch Hòn lan (tên thương mại là dự án Thanh Long Bay) vẫn đang trong quá trình hoàn thiện pháp lý. Tuy nhiên, chủ đầu tư cùng các đơn vị môi giới như: TINLAND, Đông Tây Realty (Công Ty Cổ Phần Đông Tây Realty), DANH VIET HOLDING (Công ty Cổ phần Danh Việt Holding), NamLand (Công ty CP Đầu tư và Tư vấn Nam Land)… đẩy rủi ro đến cho khách hàng.

Tin lời chủ đầu tư uy tín, nhiều khách hàng đã xuống tiền mua căn hộ, biệt thự biển tại dự án này. Khách hàng phải đóng 20% số tiền mua căn hộ, biệt thự.

Theo tài liệu PV có được, giá một căn hộ biển 1 phòng ngủ tại đây chỉ từ 1,1 tỉ đồng và nhà phố từ 2,8 tỉ đồng. Chủ đầu tư Nam Group còn thiết kế một chính sách thanh toán nhẹ nhàng trong 48 tháng (tính ra chỉ khoảng 7 triệu đồng/tháng). Còn mỗi căn biệt thự biển có giá từ 4.5 tỷ/căn trở lên.

Việc "cầm đèn chạy trước ô tô" của chủ đầu tư đã khiến Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận vào cuộc và ra văn bản chấn chỉnh chủ đầu tư dự án Thanh Long Bay.

Vi sao Binh Thuan tuyt coi du an Thanh Long Bay cua Tap doan Nam Group?Dự án Thanh Long Bay.

Sở xây dựng tỉnh Bình Thuận khẳng định, qua theo dõi tiến độ thực hiện dự án Khu du lịch Hòn Lan tại xã Tân  Thành, huyện Hàm Thuận Nam cho thấy, hiện nay Công ty TNHH  Trung Sơn  Bắc (nay thành Công ty Cổ phần Trung Sơn Bắc) chưa hoàn chỉnh các thủ tục đầu tư liên quan đến dự án.

Tuy nhiên hiện nay có nhiều phản ánh của báo chí và trên mạng internet về việc chủ đầu tư và đơn vị phân phối thực hiện việc rao bán, chuyển nhượng bất động sản thông qua các hình thức giữ chỗ, đặt chỗ, đăng ký vị trí để thu tiền của người mua, trong khi các hình thức này không được quy định trong Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản và các quy định pháp luật có liên quan.

“Do đó, để hoạt động kinh doanh bất động sản thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, Sở Xây dựng đề nghị Công ty TNHH Trung Sơn Bắc thực hiện một số nội dung sau:

Không thực hiện hoặc ký kết hợp đồng với đơn vị môi giới bất động sản  để thực hiện các hoạt động giao dịch mua bán, chuyển nhượng hoặc vận dụng các hình thức giữ chỗ, đặt chỗ, đăng ký vị trí; đăng tải trên mạng internet các  nội  dung liên quan đến hoạt động giao dịch bất động sản tại Dự án Khu du lịch Hòn Lan tại phường Đức Long, thành phố Phan Thiết khi chưa đủ điều kiện giao dịch”, văn bản Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận nêu rõ.

Ngoài ra, phía Sở xây dựng còn đề nghị Công ty TNHH Trung Sơn Bắc sớm hoàn chỉnh các thủ tục đầu  tư để đủ điều kiện đưa bất động sản vào kinh doanh theo quy định.

Trong năm 2019, Sở Xây dựng sẽ tổ chức thanh tra, kiểm tra thực  hiện  pháp luật kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận; các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Vi sao Binh Thuan tuyt coi du an Thanh Long Bay cua Tap doan Nam Group?-Hinh-2
  Tập đoàn Nam Group đã tổ chức lễ giới thiệu dự án Thanh Long Bay và thu tiền của khách hàng.

Trước đó, tháng 6/2019, tỉnh Bình Thuận đã công bố hàng loạt dự án “cầm đèn chạy trước ô tô”. Nhiều chủ đầu tư bị Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận tuýt còi, yêu cầu dừng huy động vốn, đình chỉ xây dựng. 

Các dự án bị yêu cầu ngừng giao dịch gồm: Khu du lịch nghỉ dưỡng APEC Mandala Wyndham Mũi Né (phường Mũi Né) của Công ty Cổ phần Đầu tư IDJ Việt Nam; Khu thương mại dịch vụ và dân cư Tân Việt Phát 2 (phường Phú Hài của Công ty cổ phần Tân Việt Phát); Khu dân cư Nam Cảng Cá (phường Đức Long) của Công ty cổ phần Xây lắp thủy sản Việt Nam và dự án Sentosa Villa (phường Mũi Né) của Công ty TNHH Đầu tư Sài Gòn.

Ngoài ra các dự án Goldsand Hill Villa phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết của Công ty TNHH Lộc Tú; Dự án lấn biển, bố trí sắp xếp lại dân cư và chỉnh trang đô thị (Hamubay Phan Thiết) phường Đức Long, thành phố Phan Thiết của Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Trường Phúc Hải.

Dự án Khu liên hợp hồ điều hoà, chỉnh trang đô thị và dịch vụ - thương mại Hưng Long (Ocean Light Center), phường Hưng Long, thành phố Phan Thiết của Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Huy Hoàng; Dự án dự án Khu dân cư HTV.BT- Phan Rí Cửa - huyện Tuy Phong; dự án Khu dân cư nông thôn Hàm Thắng - Hàm Liêm (giai đoạn 2), huyện Hàm Thuận Bắc của Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại và dịch vụ VINAM. Dự án Khu dân cư nông thôn Hàm Thắng - Hàm Liêm (giai đoạn 2), huyện Hàm Thuận Bắc của Công ty trách nhiệm hữu hạn Nguyên Bình… cũng bị Sở xây dựng tuýt còi.

Theo Sở Xây dựng Bình Thuận, việc ban hành các văn bản chấn chỉnh tình trạng giao dịch mua bán và chuyển nhượng bất động sản tại dự án sẽ góp phần làm cho thị trường bất động sản của tỉnh phát triển lành mạnh, bền vững, giảm thiểu phát sinh tranh chấp, khiếu kiện.

Tập đoàn Bất động sản 5 sao bán dự án 'ma' ở Tây Ninh

(Vietnamdaily) - Sở Xây dựng tỉnh Tây Ninh cho hay, dự án Khu nhà ở xã hội An Phú, huyện Gò Dầu đang được rao bán rầm rộ trên mạng xã hội là dự án “ma”.

Sở Xây dựng tỉnh Tây Ninh cho biết, hiện nay, trên mạng xã hội (Facebook) đang xuất hiện thông tin Công ty TNHH Tập đoàn Bất động sản 5 sao rao bán dự án Khu nhà ở xã hội An Phú (mặt tiền quốc lộ 22B, xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh).

Qua kiểm tra, Sở Xây dựng tỉnh Tây Ninh phát hiện dự án này là dự án “ma”, không thuộc danh mục dự án nhà ở trên địa bàn tỉnh.